Lại có 'sạn' trong SGK của NXB Giáo dục Việt Nam
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã chỉ ra những điểm chưa hợp lý, gây không ít khó khăn và băn khoăn trong việc chuyển tải kiến thức cho học sinh.
Giáo viên, chuyên gia phản ánh SGK có "sạn"
Tại phiên chất vấn Quốc hội vào cuối năm 2021, trả lời các Đại biểu Quốc hội liên quan đến sách giáo khoa (SGK) và Chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, sẽ thay đổi cách thức thẩm định theo hướng sát hơn, gắn trách nhiệm nhiều hơn của các thành viên hội đồng thẩm định để tránh lọt lỗi, "sạn".
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói thêm, để có được bộ sách giáo khoa thực sự chất lượng cần rất nhiều yếu tố; trong đó người soạn cực kỳ quan trọng. Tiếp đó là quy trình biên soạn, tổ chức thẩm định, dạy thực nghiệm, lấy ý kiến của các đối tượng liên quan khác nhau…
Không phải ngẫu nhiên câu chuyện sách giáo khoa có "sạn" liên tục được đề cập trên các hội thảo, diễn đàn, thậm chí là vấn đề được các ĐBQH rất quan tâm. Dù liên tục được phản ánh, nhưng gần đây nhất, sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam lại bị người dùng, chuyên gia phản ánh có "sạn". Cụ thể, cùng một bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, nhưng ở phần bài tập cuối chương 1 trong sách giáo khoa Toán 6 (tập 1) ở các nhà in Cà Mau, Sóc Trăng, Quảng Nam có nội dung khác nhau.
Cụ thể, bài 1.54 sách giáo khoa Toán 6 in tại Cà Mau có nội dung "Viết số tự nhiên a sau đây: Mười lăm tỉ hai trăm sáu mươi bảy triệu không trăm hai mươi mốt nghìn chín trăm linh tám".
Ở câu b, bài này yêu cầu "Số a có bao nhiêu triệu, chữ số hàng triệu là chữ số nào?".
Còn Bài 1.54 sách giáo khoa Toán 6 in tại Sóc Trăng đặt câu hỏi ở câu b đã không còn vế đầu.
Tương tự, Bài 1.59 sách giáo khoa Toán 6 in tại Cà Mau có nội dung khác với bài 1.59 sách giáo khoa Toán 6 in tại Sóc Trăng và Quảng Nam.
Nếu ở sách của nhà in tại Cà Mau có nội dung: "Một phòng chiếu phim có 18 hàng ghế, mỗi hàng có 18 ghế. Giá mỗi vé xem phim là 50.000 đồng.
a) Tối thứ Sáu, số tiền bán vé thu được là 10 550.000 đồng. Hỏi có bao nhiêu vé không bán được?b) Tối thứ bảy, tất cả các vé đều được bán hết. Số tiền bán vé thu được là bao nhiêu?c) Chủ Nhật còn 41 vé không bán được. Hỏi số tiền bán vé thu được là bao nhiêu?"Thì ở nhà in tại Sóc Trăng và Quảng Nam đảo thứ tự các thứ trong tuần ở các câu a, b, c.
Kiến thức lịch sử không thống nhất
Chưa dừng lại ở đó, cùng một nhóm viết sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống mà kiến thức lớp 6 và lớp 7 lại hoàn toàn trái ngược nhau.
Cụ thể, Bài 8 (Ấn Độ cổ đại) sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 6 có nội dung: "Miền Trung và miền Nam là cao nguyên Đê-can với rừng rậm và núi đá hiểm trở; chỉ có vùng cực Nam và dọc theo hai bờ ven biển là những đồng bằng nhỏ hẹp, là nơi sinh sống tương đối thuận lợi, dân cư đông đúc".
Nhưng ở Bài 5 (Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX) sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 7 lại cung cấp kiến thức cao nguyên Đê-can lại ở vùng Tây Nam.
Cụ thể trong sách ghi: “Ấn Độ là một bán đảo lớn ở Nam Á. Phía Bắc bị ngăn cách với bên ngoài bởi dãy Hy-ma-lay-a hùng vĩ, ba mặt còn lại giáp biển khiến Ấn Độ được ví như "một tiểu lục địa". Địa hình chủ yếu là đồng bằng Ấn-Hằng ở miền Bắc, cao nguyên Đê-can rộng lớn ở miền Tây Nam...".
Chia sẻ với báo chí, TS. Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, hiện là chuyên gia giáo dục độc lập cho rằng sẽ khiến học sinh không có cái nhìn tổng thể cho môn học.
“Khi cắt nhỏ kiến thức chia ra ở từng lớp các em học môn Địa lý sẽ rất là chán trong khi thực tế Địa lý là môn học cần sự tổng thể. Thay vào đó chỉ cần có một cuốn, nội dung chia thành các chương có sơ đồ tư duy sẽ cung cấp kiến thức tốt hơn cũng như tiết tích kiệm chi phí mua sách”, bà Hương cho biết.
Có góc nhìn khác, việc không thống nhất nội dung, chia nhỏ các kiến thức qua từng lớp học như vậy chia sẻ trước đó với báo chí, TS. Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, hiện là chuyên gia giáo dục độc lập cho rằng sẽ khiến học sinh không có cái nhìn tổng thể cho môn học.
“Khi cắt nhỏ kiến thức chia ra ở từng lớp các em học môn Địa lý sẽ rất là chán trong khi thực tế Địa lý là môn học cần sự tổng thể. Thay vào đó chỉ cần có một cuốn, nội dung chia thành các chương có sơ đồ tư duy sẽ cung cấp kiến thức tốt hơn cũng như tiết tích kiệm chi phí mua sách”, bà Hương cho biết.Đánh giá về những sai sót này, ông Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT cho rằng, đang có sự thiếu hụt đội ngũ biên soạn năng lực. Bản thân chương trình GDPT 2018 chưa được thử nghiệm bài bản. Rất có thể bộ SGK cũng chưa kịp thử nghiệm nghiêm chỉnh trên diện rộng để đánh giá và điều chỉnh dẫn đến nhiều sạn. Đặc biệt, phối hợp giữa phát triển chương trình giáo dục và người viết sách, nhà xuất bản cộng với hệ thống đo lường đánh giá đang “khấp khểnh”.
Như năm học 2021-2022, SGK NXB Giáo dục Việt Nam có những lỗi sai nghiêm trọng tới mức độ “nguy hiểm” (như GV đã phản ánh trên báo chí) về kiến thức gây bức xúc trong dư luận, đến nỗi NXB phải thu hồi và tiêu hủy 148.000 nghìn cuốn như cuốn Khoa học Tự nhiên lớp 6, cũng của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.
Cùng chủ đề
Vì sao Nhà xuất bản lại chi thù lao cho lãnh đạo Sở, tiền này là tiền gì?
NXB Giáo dục hướng dẫn phụ huynh mua sách giáo khoa tránh bị tốn kém
Tăng giá sách giáo khoa: Con số chênh lệch giữa báo cáo với thực tế
Tăng giá sách giáo khoa: Phụ huynh chỉ ra chi phí thực cho bộ sách
Tin Tuyển sinh 2018 (12/4): Cận thị vẫn được thi vào ngành công an
Nghệ An: Nhiều xã miền núi xuất hiện băng giá, nhiệt độ dưới 0 độ C
14/01/2025, 14:10Hà Nội chốt phương án hồi sinh sông Tô Lịch
10/01/2025, 14:05Hà Nội dự kiến đầu tư 550 tỷ làm dự án hồi sinh sông Tô Lịch
09/01/2025, 06:18Miền Bắc lại chuẩn bị đón thêm đợt không khí lạnh
08/01/2025, 10:45Thủ tướng gửi thư chúc mừng đội tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024
06/01/2025, 12:59Hôm nay (3/1) Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
03/01/2025, 10:43Tăng cường xe dự phòng, chuyến bay dịp cao điểm Tết
27/12/2024, 11:40Sân Pikleball Hoa Phượng xây dựng trái phép trên đất công viên cây xanh
25/12/2024, 21:02Thống nhất lấy tên Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi hợp nhất 2 Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT
Sau khi hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) thống nhất lấy tên mới là Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Tóm gọn kẻ dùng hung khí cướp tài sản của tài xế Xanh SM taxi ở Thái Bình sau 1 giờ gây án
Lê Đình Xuân Hiếu nảy sinh ý định cướp tài sản của tài xế Xanh SM taxi. Sau khi thực hiện trót lọt hành vi, Hiếu trở về nhà ngủ thì bị lực lượng công an bắt giữ.
Không giữ “người nhà”, bỏ “người tài”
Giảm đầu mối, tinh giản biên chế là vấn đề nóng trong lúc này. Không chỉ có các cơ quan đảng, các bộ, ngành giảm đầu mối, mà ngay các tổ chức trong toàn hệ thống chính trị cũng phải tự cơ cấu lại, giảm “biên chế bên trong”. Thế là nảy sinh nỗi lo hoàn toàn chính đáng, rồi ai sẽ ở lại, ai “đi”?
Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ hơn 1,2 nghìn tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai
Ngày 12/12, UBND tỉnh Quảng Ngãi thông tin, đã có văn bản trình lên các Bộ để xem xét, trình lên Chính phủ xin hỗ trợ 1,28 nghìn tỷ đồng để khắc phục các hậu quả do thiên tai gây sạt lở trên địa bàn tỉnh.
Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu giá đất
Thủ tướng yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm với các tổ chức, cá nhân vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong công tác đấu giá đất.
Hà Nội chính thức thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp
Sáng 12/12, tại kỳ họp thứ 20, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố.
Yên Bái: Chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2024 tăng lên 66,52%
Năm 2024, Chỉ số hạnh phúc của người dân tỉnh Yên Bái đạt 66,52%, tăng 0,90% so với năm 2023 (65,62%), qua đó, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng cao kéo theo thước đo chỉ số hạnh phúc tiếp tục được nâng lên.
Nghệ An: Phát hiện hàng chục con lợn rừng chết bất thường trong Vườn quốc gia Pù Mát
Trong quá trình tuần tra, lực lượng chức năng phát hiện 21 con lợn rừng sống hoang dã tại Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An) chết bất thường, chưa rõ nguyên nhân.
Hưng Yên: Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với mục tiêu tăng trưởng bền vững
Những năm qua, mặc dù trải qua nhiều khó khăn và thách thức nhưng nền kinh tế của tỉnh Hưng Yên vẫn tiếp tục tăng cao và ổn định với mục tiêu đảm bảo các điều kiện về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.