Lỗ hổng zero-day mới ảnh hưởng nghiêm trọng người dùng Samsung Galaxy S22
Lỗ hổng zero-day mới vừa được phát hiện có thể gây tâm lý lo ngại cho người dùng Samsung Galaxy S22 khi bị tin tặc khai thác.
Theo Zhenpeng Lin - Nhà nghiên cứu bảo mật của ĐH Northwestern (Mỹ), lỗ hổng zero-day mới trên Android có thể ảnh hưởng đến hàng loạt mẫu điện thoại cao cấp hiện tại, kể cả khi người dùng đã cài đặt bản cập nhật bảo mật mới nhất trong tháng 7 này.
Cụ thể, lỗ hổng được đề cập ảnh hưởng đến phần kernel (nhân) của Android, cho phép kẻ tấn công có đặc quyền cao nhất cho việc đọc/ghi dữ liệu tùy ý, vô hiệu hóa thiết bị và gây hại nhiều hơn cho người dùng.

Đến thời điểm hiện tại, mặc dù Lin đã thông báo về lỗ hổng đến Google, nhưng có thể bản vá mới nhất cũng phải đến tháng 9 mới được công bố và phát hành rộng rãi đến người dùng.
Để hạn chế bị tấn công, người dùng nên hạn chế cài đặt các ứng dụng từ những nguồn không đáng tin cậy, đây cũng là cách để bảo vệ thiết bị trong mối nguy hại của "chợ trời ứng dụng Android".
Trước đó, trong tháng 4, hàng loạt điện thoại Samsung đối diện lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng khi hãng bảo mật Kryptowire tiết lộ thiết bị có thể dễ bị tấn công từ xa.
Lỗ hổng này cũng có khả năng cấp các ứng dụng độc hại cho bên thứ ba và được đánh giá nằm ở mức độ đáng sợ đến người dùng sử dụng một số điện thoại hàng đầu như Galaxy S21 Ultra hay S10 Plus.
TIN LIÊN QUAN

THACO AUTO giới thiệu mẫu SUV đô thị hiện đại New Peugeot 2008
23/02/2025, 06:06
Bí quyết giúp VegGieg nhanh chóng chinh phục thị trường Việt Nam
29/08/2024, 11:21
Hà Tĩnh đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển kinh tế
13/08/2024, 11:57
Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ngày càng hoàn thiện
19/04/2024, 14:19
Cục Viễn thông đề nghị xử phạt CMC và FPT Telecom 280 triệu đồng
15/04/2024, 10:56
Việt Nam được một tổ chức trả 10 USD/tín chỉ carbon rừng
03/04/2024, 07:46
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam
30/03/2024, 10:24Deepfake và những nguy cơ với an toàn thông tin tại Việt Nam
Công nghệ trí tuệ nhân tạo giả mạo (Deepfake) hiện là một điểm đáng quan ngại về an toàn thông tin tại Việt Nam. Tính chân thực, khả năng giả mạo và tiềm năng phát triển của Deepfake là “mảnh đất” sản sinh ra loại tội phạm mạng mới liên quan tới hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lan truyền thông tin giả mạo; xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân; làm tổn hại đến uy tín, lợi ích của cá nhân và tổ chức và hệ thống chính trị.
Xem xét nới thời gian đăng kiểm xe ô tô cá nhân
Bộ Giao thông Vận tải cho biết sẽ xem xét điều chỉnh chu kỳ kiểm định vào thời điểm phù hợp, bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật cho phương tiện, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông và tạo thuận lợi cho chủ phương tiện.
Hydro tự nhiên sẽ cách mạng hóa tương lai carbon thấp?
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, quá trình tạo ra hydro trong tự nhiên vẫn chưa được hiểu đầy đủ, mặc dù trên thực tế hydro được tìm thấy trong phạm vi rộng lớn các môi trường địa chất - trong lớp vỏ đại dương và lục địa, khí núi lửa và hệ thống thủy nhiệt.
Việt Nam và Hoa Kỳ “bắt tay” thực hiện dự án chống biến đổi khí hậu tại ĐBSCL
Dự án Bảo vệ Hệ sinh thái ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ra đời với mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái ven biển, nâng cao hiệu quả quản lý ngành thủy sản, khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.
Hạ viện Mỹ cấm TikTok, thiệt hại nghiêm trọng thế nào?
Dự luật buộc ByteDance bán TikTok ở Mỹ đã được Hạ viện Mỹ thông qua, đặt ra lo ngại cho nhiều doanh nghiệp Mỹ làm ăn dựa trên nền tảng này.
Hạ viện Mỹ phê chuẩn dự luật có thể cấm TikTok, Trung Quốc cảnh báo
Hạ viện Mỹ thông qua với tỷ lệ áp đảo dự luật buộc TikTok phải thoái vốn khỏi chủ sở hữu Trung Quốc, nếu không nền tảng này sẽ bị cấm hoạt động ở Mỹ.
Công bố xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023
Bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương là tài liệu hữu ích, cung cấp các căn cứ khoa học và thực tiễn để các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trực tiếp là lãnh đạo các địa phương sử dụng trong xây dựng và thực thi các chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đến năm 2030, Việt Nam cần 135 tỷ USD đầu tư cho lưới điện và năng lượng tái tạo
Theo Dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII nhận định đến 2030, nguồn vốn để đầu tư, xây dựng dự án điện dự kiến khoảng 135 tỷ USD. Đây cũng là mức đầu tư được báo cáo triển vọng thị trường vốn của FiinRatings dự đoán đối với năng lượng tái tạo.
Nhan nhản “công nghệ” cờ bạc bịp
“Tháng Giêng là tháng ăn chơi/ Tháng Hai cờ bạc tháng Ba rượu chè…” - lợi dụng tâm lý này nhiều đối tượng đã tổ chức “gầy sòng” sát phạt.