Thứ hai, 14/10/2024, 10:26 AM
  • Click để copy

Lý do EVN tăng giá điện?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đưa ra 3 cơ sở quan trọng để lý giải cho đợt điều chỉnh giá điện lần này.

Từ ngày 11/10, giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm gần 5%.

Từ ngày 11/10, giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm gần 5%.

Ngày 11/10 vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có Quyết định số 1046 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 11 tháng 10 năm 2024. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Lý giải về lí do tăng giá điện thêm gần 5%, EVN cho biết, dựa trên 3 cơ sở quan trọng để quyết định giá điện trong đợt điều chỉnh lần này.

Cụ thể, ở định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có yêu cầu "áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng" và "xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định".

Việc điều chỉnh giá bán lẻ lần này cũng được thực hiện theo Quyết định số 05/2024 ngày 26/3 của Thủ tướng quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Về thực tiễn, EVN cho biết giá thành sản xuất điện chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố đầu vào về sản lượng điện phát, giá than, dầu, khí, tỷ giá ngoại tệ... Các yếu tố đầu vào nêu trên khi có biến động lớn sẽ tác động lớn đến giá thành khâu phát điện (chiếm 83% giá thành) cũng như giá thành điện thương phẩm.

Theo EVN, trong năm 2023, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino dẫn tới tình hình thủy văn không thuận lợi, nước về các hồ thủy điện rất thấp nên vào thời kỳ cuối mùa khô (từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6), hầu hết hồ thủy điện lớn miền Bắc đã suy giảm về mức nước chết.

Một số tổ máy nhiệt điện lớn bị sự cố kéo dài, không đảm bảo khả dụng để huy động theo nhu cầu hệ thống. Nắng nóng diễn ra trên diện rộng và kéo dài.

Trước tình hình này, EVN phải huy động tối đa các nguồn nhiệt điện, kể cả phát dầu để đảm bảo việc cung cấp điện cho đời sống người dân và hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp cả nước.

Tỷ trọng nguồn điện năm 2023 diễn biến theo chiều hướng bất lợi. Trong đó, các nguồn có giá mua rẻ là thủy điện giảm từ 38% xuống 30,5%, tỷ trọng các nguồn điện có giá mua đắt (nhiệt điện than) và giá mua rất đắt (nhiệt điện dầu) tăng từ 35,5% lên 43,8%.

Bên cạnh đó, nhu cầu phụ tải tăng cao qua các năm, trong khi không có nhiều công trình nguồn điện mới giá rẻ đi vào vận hành. Tổng sản lượng điện mua, nhập khẩu tại điểm giao nhận tăng thêm 11,8 tỷ kWh so với năm 2022, tương ứng mức tăng 4,6%.

Để đáp ứng nhu cầu điện tăng cao trong khi các nguồn điện giá rẻ hiện hữu chỉ đáp ứng được một phần, EVN phải mua điện bổ sung từ các nguồn có giá thành sản xuất cao hơn nhiều so với giá bán lẻ điện như các nguồn nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu và nhiệt điện dầu.

Tuy nhiên, giá các loại nhiên liệu than, khí năm 2023 mặc dù giảm so với năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao so với năm 2020 và 2021.

Ngoài ra, giá than pha trộn của TKV và TCT Đông Bắc cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện vẫn duy trì ở mức cao hơn 29-35% so với năm 2021 và có sự điều chỉnh việc sử dụng than pha trộn của các nhà máy nhiệt điện từ than rẻ hơn sang than có giá cao hơn.

Mặt khác, tỷ giá ngoại tệ tăng mạnh trong năm 2023 so với năm 2022 đã làm tăng chi phí mua điện từ các nguồn điện có giá mua theo hợp đồng bằng ngoại tệ (USD) hoặc giá mua nhiên liệu bằng ngoại tệ (USD).

 Nguồn: EVN.

 Nguồn: EVN.

EVN đang lỗ lớn?

Theo Bộ Công Thương, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN lỗ 34.244,96 tỷ đồng. Song do có thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2023 là 12.423,40 tỷ đồng nên năm trước EVN ghi nhận mức lỗ 21.821,56 tỷ đồng.

Đây là năm thứ hai liên tiếp tập đoàn này lỗ sản xuất kinh doanh điện. Trước đó, năm 2022 "ông lớn" ngành điện cũng lỗ gần 36.300 tỷ đồng từ hoạt động này.

Tuy nhiên, khoản lỗ của EVN chưa gồm 18.032 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá của hợp đồng mua bán điện treo từ 2019 đến 2023.

Đầu năm nay, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc EVN cho biết 2024 tiếp tục là năm khó khăn về tài chính, cung ứng điện với tập đoàn này nếu không có thay đổi về chính sách, giá.

Năm ngoái, sau hai lần được tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 7,5%, ông Tuấn cho biết doanh nghiệp này vẫn không đủ bù đắp chi phí sản xuất do các thông số đầu vào duy trì ở mức cao. Tổng giám đốc EVN cho biết số lỗ của tập đoàn này chủ yếu do giá bán ra vẫn thấp hơn giá thành.

Tại phiên chất vấn tháng 8, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết có thời điểm chênh lệch chi phí đầu vào và giá bán ra của EVN khoảng 208-216 đồng một kWh.

Hiện EVN và các Tổng công ty phát điện (các Genco) chiếm khoảng 37,5% nguồn điện; 62,5% còn lại phụ thuộc vào PVN, TKV và nhà đầu tư bên ngoài (BOT, tư nhân). Như vậy, tỷ trọng mua điện của EVN hiện chiếm 82% chi phí giá thành mua điện - cao gấp đôi các nước. Doanh nghiệp này còn khoảng 17% để điều tiết các khâu còn lại như truyền tải, phân phối, nên khó khăn trong tối ưu tài chính.

Theo quyết định thay thế Quyết định 24 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, có hiệu lực từ 15/5, thời gian điều chỉnh giá điện được rút ngắn từ 6 xuống 3 tháng. Tức là, mỗi năm sẽ có 4 đợt thay đổi giá. Trong khi đó, cơ cấu biểu giá điện đang được Bộ Công Thương rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh phù hợp để tăng cạnh tranh trong ngành điện.

Tái sinh vỏ hộp sữa, Vinamilk khuyến khích Gen Z, Alpha hành động vì môi trường

Tái sinh vỏ hộp sữa, Vinamilk khuyến khích Gen Z, Alpha hành động vì môi trường

08/10/2024 14:09

Biến những chiếc vỏ hộp sữa sau khi sử dụng thành giấy tái chế hay tấm vật liệu tổng hợp để làm ra nhiều đồ dùng hữu ích, dành tặng trẻ em. Đây là cách chương trình “Vỏ xinh được tái sinh” của Vinamilk thu hút sự quan tâm và tham gia của người tiêu dùng.

Nguồn cung nhà ở Hà Nội tăng mạnh, nhưng vắng bóng phân khúc bình dân

Nguồn cung nhà ở Hà Nội tăng mạnh, nhưng vắng bóng phân khúc bình dân

07/10/2024 14:52

Theo Savills, nguồn cung nhà ở trong quý III tại Hà Nội tăng mạnh 95% theo quý và 178% theo năm, đạt gần 5.300 căn. Tuy nhiên, chủ yếu đến từ phân khúc cao cấp trở lên, còn căn hộ bình dân không xuất hiện.

Bão số 3 khiến nền kinh tế bị thiệt hại như thế nào?

Bão số 3 khiến nền kinh tế bị thiệt hại như thế nào?

07/10/2024 14:48

Mới đây, Tổng cục Thống kê đã đưa ra thông tin tổng thể về những thiệt hại do bão số 3 gây ra với nền kinh tế. Trong đó, ngành nông nghiệp nhận hậu quả nặng nề nhất.

Đất dịch vụ công cộng sao lại xây biệt thự?

Đất dịch vụ công cộng sao lại xây biệt thự?

07/10/2024 14:23

Việc chuyển nhượng 10.300 m2 từ HDTC sang cho Công ty TNHH Hush Creative (thuộc Tập đoàn Trung Thủy) để xây dựng 14 biệt thự hạng sang với tên gọi “Lancaster Eden” đã được kết luận thanh tra.

Sở Xây dựng TP.HCM thông tin về việc xử lý sai phạm tại KĐT An Phú – An Khánh và dự án Lancaster Eden

Sở Xây dựng TP.HCM thông tin về việc xử lý sai phạm tại KĐT An Phú – An Khánh và dự án Lancaster Eden

07/10/2024 14:23

Sở Xây dựng TP.HCM đã có văn bản đề nghị UBND Thành phố Thủ Đức khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc chủ động xác định chính xác diện tích, vị trí, kết cấu công trình xây dựng vi phạm tại Khu D, Khu E thuộc KĐT An Phú – An Khánh (TP. Thủ Đức) để ban hành quyết định cưỡng hế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

Dự án LA Home Bến Lức chưa đủ điều kiện kinh doanh, Sở Xây dựng Long An chỉ đạo tăng cường kiểm tra

Dự án LA Home Bến Lức chưa đủ điều kiện kinh doanh, Sở Xây dựng Long An chỉ đạo tăng cường kiểm tra

07/10/2024 14:22

Theo Sở Xây dựng tỉnh Long An, Dự án LA Home (dự án Khu dân cư Lương Hòa, xã Lương Hòa, huyện Bến Lức) do Công ty CP Prodezi Long An làm chủ đầu tư hiện chưa xây dựng xong cơ sở hạ tầng nên chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật về đất đai.

Sau 02 năm được chấp thuận chủ trương đầu tư, Dự án Sky West View của Thắng Lợi vẫn 'đứng hình'

Sau 02 năm được chấp thuận chủ trương đầu tư, Dự án Sky West View của Thắng Lợi vẫn 'đứng hình'

07/10/2024 14:22

Vào tháng 7/2022, dự án Chung cư Thắng Lợi khu Tây (Sky West View) tại thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng đến nay vẫn đang “chuẩn bị mặt bằng”.

Công trình biến tướng chung cư mini, chính quyền Kim Chung - Hoài Đức còn đợi xảy ra ‘hậu quả’ thì mới chịu xử lý?

Công trình biến tướng chung cư mini, chính quyền Kim Chung - Hoài Đức còn đợi xảy ra ‘hậu quả’ thì mới chịu xử lý?

07/10/2024 11:42

Nhiều công trình có dấu hiệu vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn Kim Chung, Hoài Đức (Hà Nội) khiến cho người dân địa phương không khỏi băn khoăn về trách nhiệm của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý trong lĩnh vực xây dựng. Công trình xây dựng bị ‘biến tướng’ thành các chung cư mini cho thuê. Chính quyền biết, người dân biết – nhưng chắc các cán bộ ở đây còn đợi “hậu quả” xảy ra thì mới chịu bắt tay vào xử lý.

Những điểm mới tại Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu

Những điểm mới tại Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu

03/10/2024 10:25

Dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu được xây dựng với mục tiêu góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước.

Xem thêm