Mỹ treo cờ rủ tưởng nhớ ông Abe
Tổng thống Biden ra lệnh treo cờ rủ đến ngày 10/7 để tưởng nhớ ông Abe, sau khi cựu thủ tướng Nhật qua đời vì bị ám sát.

Mỹ treo cờ rủ tại trước tòa nhà số 695 Đại lộ 3 ở New York, nơi đặt trụ sở của phái bộ Nhật tại Liên Hợp Quốc ngày 8/7. Ảnh: Sipa.
Mỹ sẽ treo cờ rủ tại các tòa nhà công cộng, khu vực quân sự và các cơ sở ở nước ngoài cho đến cuối ngày 10/7, theo thông báo từ Tổng thống Mỹ Joe Biden chiều ngày 8/7.
"Thủ tướng tại vị lâu nhất Nhật Bản, ông Shinzo Abe là người đầy tớ đáng tự hào của người dân Nhật Bản và là người bạn chân thành của Mỹ", Tổng thống Biden mô tả. "Ông ấy phối hợp hành động cùng các tổng thống Mỹ thuộc cả hai đảng để làm sâu sắc hơn quan hệ liên minh, thúc đẩy tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do, cởi mở".
Cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, 67 tuổi, qua đời chiều 8/7 sau khi bị ám sát trong lúc phát biểu tại sự kiện ở tỉnh Nara vào sáng cùng ngày.
"Ngay cả trong khoảnh khắc bị tấn công và bị sát hại, ông ấy vẫn đang làm việc vì nền dân chủ, điều ông đã dành cuộc đời mình để cống hiến", Tổng thống Biden bổ sung.
Ông chủ Nhà Trắng tới đại sứ quán Nhật Bản ở thủ đô Washington, ghi sổ tang chia buồn và đặt hoa. "Tổng thống Biden đã gọi điện cho Thủ tướng Nhật Bản Kishida để bày tỏ sự giận dữ, tiếc thương và đau buồn sâu sắc về vụ ám sát ông Abe", Nhà Trắng cho biết.
Các cựu tổng thống Mỹ cũng bày tỏ lòng tiếc thương. Ông Barack Obama viết trên Twitter rằng ông Abe "đã cống hiến cho đất nước và liên minh phi thường giữa Mỹ và Nhật Bản".
"Tôi sẽ luôn ghi nhớ công việc mà chúng tôi đã làm để củng cố liên minh, trải nghiệm xúc động khi cùng nhau thăm Hiroshima và Trân Châu Cảng", Obama chia sẻ.
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump gọi sự ra đi của ông Abe là "tin rất buồn cho toàn thế giới" và khẳng định cố thủ tướng Nhật sẽ luôn được nhớ tới.
Ấn Độ treo cờ rủ, cử hành quốc tang để tưởng nhớ ông Abe
Bộ Các vấn đề Nội vụ Ấn Độ thông báo treo cờ rủ để tưởng nhớ cựu Thủ tướng Nhật Bản. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng thông báo tổ chức quốc tang vào ngày 9/7 để bày tỏ lòng thành kính sâu sắc của người dân Ấn Độ với ông Abe.
Ông Modi ca ngợi ông Abe là một nhà chính khách toàn cầu xuất chúng, có đóng góp to lớn trong việc nâng tầm quan hệ song phương Ấn Độ - Nhật Bản.
“Tôi rất sốc, đau buồn và không thể nói thành lời trước sự ra đi của một trong những người bạn thân yêu nhất của tôi, ông Abe Shinzo. Ông ấy là một chính khách toàn cầu vĩ đại, nhà lãnh đạo xuất chúng. Ông ấy đã cống hiến cả cuộc đời mình để giúp Nhật Bản và thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn. Để bày tỏ sự tôn trọng sâu sắc nhất của chúng tôi đối với cựu Thủ tướng Abe Shinzo, Ấn Độ sẽ cử hành lễ quốc tang kéo dài một ngày vào hôm 9/7”, Thủ tướng Modi nói.
Brazil cử hành quốc tang 3 ngày
Ngoài Ấn Độ, ngày 8/7, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro bày tỏ nỗi buồn và sự phẫn nộ trước vụ ám sát cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe. Ông Bolsonaro cũng chỉ đạo Brazil để quốc tang 3 ngày để tưởng nhớ ông Abe.
Trong bài viết chia sẻ qua mạng xã hội Twitter, Tổng thống Bolsonaro gọi ông Abe Shinzo là "một nhà lãnh đạo xuất sắc và một người bạn tuyệt vời của Brazil" và đăng kèm bức ảnh 2 người chụp lên mạng xã hội Twitter.
Theo Reuters, Brazil là quốc gia nước ngoài có nhiều công dân Nhật Bản sinh sống nhất.
TIN LIÊN QUAN

OPEC+ hoãn họp: Dấu hiệu tan vỡ của liên minh dầu mỏ lớn nhất thế giới?
27/11/2023, 05:42
Eni đầu tư 10 tỷ USD vào mỏ Baleine ngoài khơi Bờ Biển Ngà
25/11/2023, 09:04
Nga dự định sẽ hướng dòng dầu khí của mình đến đâu ngoài phương Tây?
24/11/2023, 09:05
Thương mại Nga - Trung tiếp tục bùng nổ
23/11/2023, 10:05
Châu Á đang tái định hình thị trường LNG toàn cầu như thế nào?
22/11/2023, 09:07
Báo cáo tổng quát về ngành dầu khí thế giới
18/11/2023, 06:33
EU sẽ thắt chặt lệnh trừng phạt lên dầu của Nga trong tuần này
15/11/2023, 09:13
Dừng trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine: Vấn đề nan giải của EU
03/11/2023, 09:26Phía sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung Á
Tháng 9/2023, bên lề Kỳ họp lần thứ 78 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại thành phố New York (Mỹ), Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì Hội nghị thượng đỉnh nhóm 5 nước Trung Á (bao gồm: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, gọi tắt là Nhóm C5+1). Các chuyên gia cho rằng, việc Mỹ tăng cường quan hệ với các nước Trung Á phải chăng là nhằm cạnh tranh trực diện với Trung Quốc và Nga hay muốn gửi một tín hiệu nhất định đến Trung Quốc và Nga khi khu vực này được ví là “khoảng sân ảnh hưởng” của 2 nước.
Giới doanh nghiệp lọc dầu Mỹ gặp khó
Các nhà máy lọc dầu của Mỹ đã tăng sản lượng dầu diesel, dầu sưởi và nhiên liệu máy bay cho mùa đông, nhưng đang gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn do tỷ suất lợi nhuận xăng đã giảm hơn 80% kể từ cuối mùa hè.
OPEC+ không phản ứng trước lời kêu gọi cấm vận dầu mỏ Israel
Nhóm OPEC+ không có kế hoạch thực hiện bất kỳ hành động ngay lập tức nào sau khi Iran kêu gọi các nước Hồi giáo áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Israel vì cuộc chiến với Hamas ở Gaza.
Nga, Venezuela bắt tay cùng tăng sản lượng dầu mỏ
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết sau cuộc họp lần thứ 17 của Uỷ ban liên chính phủ của hai nước rằng Nga và Venezuela đã vạch ra những kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực dầu mỏ nhằm tăng sản lượng, Interfax đưa tin.
Ấn Độ “nhờ” Ả Rập Xê-út phát triển nguồn dự trữ dầu mỏ chiến lược
Theo một tài liệu mà Reuters có được, Ấn Độ muốn mời gã khổng lồ năng lượng Saudi Aramco của nhà nước Ả Rập Xê-út tham gia vào chương trình phát triển nguồn Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) của New Delhi, với khả năng tích trữ đến 6,5 triệu tấn dầu thô. Thật vậy, quốc gia Nam Á này đang tìm cách tăng cường quan hệ với nhà cung cấp dầu chính của họ.
Xung đột ở Trung Đông làm gia tăng bất ổn tàn phá các thị trường
Những lo ngại về khả năng xung đột ở Trung Đông ngày càng leo thang đang đe dọa các nhà đầu tư với nhiều biến động lớn hơn, làm tăng thêm sự bất ổn trước mùa báo cáo kết quả kinh doanh và dữ liệu quan trọng về lạm phát ở Mỹ vào cuối tuần này.
Kinh tế khu vực đồng euro suy giảm nhanh hơn dự báo
Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) - ông Boris Vujcic nhận định xu hướng này là có lợi vì tăng trưởng kinh tế yếu hơn có thể giúp giảm lạm phát.
Vì sao miền bắc Trung Quốc bị lũ lụt tàn phá?
Bão Doksuri, cơn bão mạnh nhất được ghi nhận ở Trung Quốc trong năm nay, đã đổ bộ vào phía nam và di chuyển lên phía bắc vào cuối tháng 7, mang theo lượng mưa khổng lồ đến lưu vực sông Hải và Bắc Kinh - một khu vực hiếm khi có bão và mực nước mưa cao kỷ lục kể từ 140 năm trước.
Điểm danh các quốc gia cấm sử dụng nhựa dùng một lần
Nhiều quốc gia trên thế giới đã “tuyên chiến” với rác thải nhựa bằng hành động cụ thể. Theo đó, các quốc gia này đã cấm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần.