Việt Nam chia buồn nguyên Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo từ trần
Lãnh đạo Việt Nam gửi lời chia buồn sâu sắc nhất; bày tỏ trân trọng tình cảm đặc biệt và sự ủng hộ, hỗ trợ quý báu mà Ngài Abe Shinzo dành cho đất nước và con người Việt Nam cũng như quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản.

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo
Được tin cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo từ trần, ngày 8-7-2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam gửi điện chia buồn tới Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.
Trong điện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới Chính phủ, Nhân dân Nhật Bản và gia quyến Ngài Abe Shinzo; bày tỏ trân trọng tình cảm đặc biệt và sự ủng hộ, hỗ trợ quý báu mà Ngài Abe dành cho đất nước và con người Việt Nam cũng như quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản.
Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng đã gửi điện chia buồn tới Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Hayashi Yoshimasa.
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo từ trần sau khi bị bắn ở TP Nara, phía Tây Nhật Bản ngày 8/7.
Ông Abe Shinzo là người đảm nhiệm chức vụ thủ tướng lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản: Nhiệm kỳ I từ tháng 9-2006 đến 9-2007, nhiệm kỳ II từ 12-2012 đến 12-2014, nhiệm kỳ III từ 12-2014 đến 11-2017 và nhiệm kỳ IV từ 1-11-2017 đến khi ông từ chức vào tháng 8-2020 vì lý do sức khỏe.
Trong những năm dưới thời Thủ tướng Abe Shinzo, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản phát triển nhanh chóng.
Từ nhiệm kỳ đầu tiên ông Abe làm Thủ tướng, năm 2006, hai nước đã khởi sự xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với việc nhất trí đưa ra Tuyên bố chung "Hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược" trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sau này, tháng 3-2014, một năm sau khi ông Abe tái đắc cử thủ tướng, hai nước đã thiết lập khuôn khổ "Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á" khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản.
Nhật Bản dưới thời ông Abe là nước G-7 đầu tiên mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng vào tháng 5-2016. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 42 năm của G7, Việt Nam được mời tham dự G7 mở rộng, là sự công nhận đối với "vị thế nâng cao của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế".
Quan hệ hai nước hiện đang ở trạng thái tốt đẹp nhất: Tin cậy, hợp tác sâu rộng, toàn diện và hiệu quả. Ông Abe Shinzo rút lui khỏi vị trí Thủ tướng, nhưng hai người kế nhiệm đang tiếp tục các công việc của ông.
Được biết, lãnh đạo các nước gửi lời chia buồn sau khi cựu Thủ tướng Abe qua đời. Theo CNN, trước thông tin cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo qua đời sau một vụ tấn công ở Nara, rất nhiều lãnh đạo và nguyên thủ trên thế giới đã gửi lời chia buồn tới gia đình của ông.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, đã gửi một bức thư chia buồn tới gia đình của cựu chính trị gia Nhật Bản. Theo ông Putin, ông Abe là một "chính khách xuất chúng".
"Tôi xin gửi lời chia buồn chân thành và sâu sắc nhất về sự ra đi của con trai và chồng của các bạn, Abe Shinz. Ông ấy là một chính trị gia xuất chúng và một người đàn ông tuyệt vời", ông Putin viết trong bức thư gửi tới mẹ và vợ của ông Abe.
Trên Twitter cá nhân, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết, ông vô cùng choáng váng trước cái chết của ông Abe, đồng thời khẳng định nước Đức sẽ luôn "sát cánh cùng Nhật Bản".
Tổng thống Colombia Ivan Duque thay mặt chính phủ nước này, bày tỏ sự tiếc thương sâu sắc với sự ra đi của cựu Thủ tướng Nhật Bản. "Chúng tôi sẽ luôn nhớ đến ông ấy như một nhà lãnh đạo thân thiện và gần gũi với người dân Colombia. Chúng tôi sẽ ở bên gia đình của ông Abe trong thời khắc khó khăn", ông Duque chia sẻ.
Từ Israel, Thủ tướng Yair Lapid và Tổng thống Isaac Herzog cũng đưa ra thông điệp chia buồn tới gia đình của ông Abe. Theo ông Lapid, "cựu Thủ tướng Abe là một trong những nhà lãnh đạo xuất chúng nhất của Nhật Bản, là một người bạn thực sự của Israel".
Trong khi đó, Thủ tướng Hàn Quốc Yoon Suk Yeol vẫn chưa hết bàng hoàng trước thông tin ông Abe qua đời. Ông Yoon khẳng định, vụ tấn công nhắm vào cựu Thủ tướng Nhật Bản là hành vi không thể tha thứ.
"Tôi xin gửi lời chia buồn chân thành nhất tới gia quyến của ông Abe. Gửi lời chia buồn tới người dân Nhật Bản, vì đã mất đi một trong những chính trị gia đáng kính nhất trong lịch sử", Tổng thống Hàn Quốc cho biết.
Thông qua Twitter cá nhân, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng gửi lời chia buồn tới gia đình của ông Abe. Người đứng đầu Ấn Độ khẳng định, "ông Abe là một chính khách tài năng, một nhà lãnh đạo xuất chúng, là người đã cống hiến cả cuộc đời để đem lại những điều tốt đẹp cho nước Nhật".
Thủ tướng Australia Anthony Albanese gọi sự ra đi của ông Abe là một "tin tức thảm khốc", khẳng định ông Abe là một con người vĩ đại, "một người khổng lồ trên chính trường thế giới".
TIN LIÊN QUAN

Vì sao OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu?
02/06/2023, 07:14
Big Oil đang quay lưng với thỏa thuận khí hậu?
02/06/2023, 07:14
Giá khí đốt tiếp tục lao dốc đẩy giá điện châu Âu xuống mức âm
01/06/2023, 09:21
Châu Á 'đổ mồ hôi' vì nắng nóng
27/05/2023, 06:55
Nga đang vẽ lại bản đồ dòng chảy dầu mỏ toàn cầu
25/05/2023, 16:41
Gói trừng phạt mới với Nga sẽ hoàn toàn khác so với trước đây?
23/05/2023, 07:30Thế cục Syria hiện giờ ra sao?
Sau 12 năm chiến tranh, nhờ Nga và đồng minh đẩy lùi phe chống đối và các thế lực thù địch bên ngoài, mối quan hệ giữa Syria và thế giới hiện giờ ra sao?
OPEC+ sẽ triệu tập họp mặt vào tháng 6
OPEC+ đã xác nhận sẽ tổ chức cuộc họp chính sách trực tiếp vào ngày 4/6 tại Vienna. Các nguồn tin quen thuộc cho biết hôm 3/5 khi giá dầu giảm.
Mỹ: Thu giữ và lưu trữ carbon có ý nghĩa thương mại không?
Các loại dự án thu giữ và lưu trữ carbon tiềm năng đắt giá nhất ở Mỹ vẫn có chi phí vượt quá 100 USD/tấn, cho thấy chúng không khả thi ngay cả khi các khoản được giảm thuế liên bang tăng lên.
Nga tăng sản lượng khai thác vàng
Tháng 3/2023, sản lượng khai thác vàng của Nga tăng vọt lên 26,5%.
Giá năng lượng năm 2023 có tiếp tục tăng?
Giá năng lượng thế giới năm 2023 được dự báo vẫn sẽ ở mức cao. Trong bối cảnh đó, Chính phủ các nước cần thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài từ năm 2022 sang năm 2023.
Nga và phương Tây 'ăn miếng trả miếng' tài sản năng lượng như thế nào?
Vào tuần qua, Nga đã nắm quyền kiểm soát một phần tài sản trên đất Nga của tập đoàn năng lượng Fortum (Phần Lan) và Uniper (Đức), đồng thời cảnh báo về khả năng thu giữ thêm nhiều tài sản khác. Cả hai doanh nghiệp này đều vận hành nhiều nhà máy điện ở Nga.
Kho chứa dầu của Nga ở Crimea bốc cháy dữ dội
Một kho chứa dầu ở thành phố Sevastopol đã bốc cháy dữ dội, nghi bị một máy bay không người lái (UAV) tấn công sáng 29/4.
3 phút để hiểu về quan hệ Mỹ - Hàn Quốc hiện nay
Trong tuần này, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã thực hiện chuyến công du đến nước Mỹ để gặp Tổng thống Joe Biden nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Hàn. Thông qua sự kiện này, Hàn Quốc mong muốn Mỹ đưa cam kết bảo vệ họ khỏi mối đe dọa từ Triều Tiên, còn Mỹ thì mong muốn Hàn Quốc ủng hộ lợi ích của Mỹ trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung - Nga.
Điện Kremlin dọa tịch thu tài sản của các công ty phương Tây
Điện Kremlin đe dọa tịch thu thêm tài sản của các công ty nước ngoài để đáp trả động thái của các nước phương Tây chống lại các công ty Nga hôm thứ Tư sau khi nước này tạm thời nắm quyền kiểm soát hai công ty châu Âu.