Nắng nóng kỷ lục đe dọa nhiều quốc gia châu Á
Châu Á đang trải qua “đợt nắng nóng tháng 4 tồi tệ nhất trong lịch sử”, với các kỷ lục nhiệt độ được ghi nhận Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Lào.

Đợt nắng nóng khắc nghiệt gần đây được ghi nhận là tồi tệ nhất trong lịch sử châu Á” giữa lúc các kỷ lục nhiệt độ được ghi nhận Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Lào. Đặc biệt, Thái Lan đang trải qua thời tiết khắc nghiệt bất thường.
Đợt nắng nóng khắc nghiệt được mô tả là “sóng nhiệt tháng 4 tồi tệ nhất trong lịch sử châu Á” giữa lúc các kỷ lục nhiệt độ được ghi nhận Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Lào. Đặc biệt, Thái Lan đang trải qua thời tiết khắc nghiệt bất thường.
Theo đó, tình trạng nhiệt độ cao bất thường là “đợt nắng nóng tháng 4 tồi tệ nhất trong lịch sử châu Á”, có thể dẫn đến hạn hán và khả năng mất mùa trên diện rộng.
Vào ngày 18/4, dữ liệu từ hơn 100 trạm khí tượng ở 12 tỉnh của Trung Quốc đã phá vỡ kỷ lục nhiệt độ tháng 4 tại đó. Nền nhiệt trung bình hầu hết trên 34 độ C. Cá biệt, trong ngày 19-4, nhiệt độ tại Nguyên Dương, một huyện vùng núi phía Nam của tỉnh Vân Nam ghi nhận con số 42,4 độ C, chỉ thấp hơn 0,3 độ C so với mức nhiệt kỷ lục trên toàn quốc trong tháng này.
Trong khi đó, The Guardian dẫn thông tin từ truyền thông địa phương ở Trung Quốc đưa tin nhiệt độ kỷ lục trong tháng này đã được ghi nhận ở nhiều địa điểm, bao gồm: Thành Đô, Chiết Giang, Nam Kinh, Hàng Châu và các khu vực khác thuộc vùng đồng bằng sông Trường Giang.
Nắng nóng đe dọa nghiêm trọng tới Nhật Bản và Hàn Quốc. Tại Nhật Bản, mức nhiệt trung bình đạt trên 30 độ C, trong đó thành phố Minamata ở tỉnh Kumamoto ghi nhận mức 30,2 độ C, con số kỷ lục trong tháng 4 đối với khu vực này.
Nhiệt độ cao bất thường trong tháng này cũng đã được ghi nhận ở Trung Á, bao gồm cả ở Kazakhstan, nơi được ghi nhận mức 33,6 độ C tại thành phố Taraz, mức kỷ lục của tháng 4, cũng như ở Turkmenistan và Uzbekistan.
Tại khu vực Đông Nam Á, một số quốc gia đã công bố nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận trong tuần này, trong khi nắng nóng gay gắt ở tiểu lục địa Ấn Độ đã khiến hàng chục người thiệt mạng.
Đặc biệt, đợt nắng nóng trong tháng 4 đã tàn phá các bang phía bắc và đông Ấn Độ. Trong tuần này, cơ quan khí tượng nước này đã đưa ra cảnh báo màu cam về đợt nắng nóng nghiêm trọng ở các vùng của Bihar, Jharkhand, Odisha, Andhra Pradesh và Tây Bengal. Tất cả bang này đều có tỷ lệ lao động nông thôn cao và những người lao động buộc phải làm việc bên ngoài ngay cả khi nhiệt độ và độ ẩm tăng cao.
Ngoài ra, 6 thành phố ở phía bắc và đông Ấn Độ ghi nhận nhiệt độ trên 44 độ C trong khi nhiệt độ ở thủ đô Delhi lên tới 40,4 độ C hôm 18/4. Đợt nóng dự kiến tiếp tục cho đến ít nhất là ngày 21/4.
“Các đợt nắng nóng có thể sẽ tiếp tục ở Tây Bengal và một phần của Bihar trong bốn ngày tới. Chúng tôi đã đưa ra một cảnh báo màu da cam cho khu vực do độ ẩm và nhiệt độ cao. Mọi người nên có biện pháp phòng ngừa. Khu vực này có thể sẽ chứng kiến giông bão từ ngày 20/4 khi sóng nhiệt có thể giảm bớt”, Cục Khí tượng Ấn Độ hôm 18/4 cho biết.
Tháng 4 và tháng 5 thường là những tháng nóng nhất ở Thái Lan. Cơ quan khí tượng cho biết, nhiệt độ đạt 44,6 độ C ở tỉnh Tak hôm 16/4 - tương đương với kỷ lục trước đó ghi nhận được ở Mae Hong Son vào ngày 28/4/2016. Ngày 14/4, Thái Lan lần đầu tiên vượt ngưỡng 45 độ C, cao nhất là 45,4 độ C tại thị trấn Tak trong dịp lễ đón năm mới. Theo Arabiaweather, kỷ lục nhiệt độ trước đó tại Thái Lan là 44,6 độ C ghi nhận ở tỉnh Mae Hong Son vào năm 2016. Nhiệt độ được dự đoán có thể lên tới 45 độ C trong tuần này.
Tại Bangladesh, quốc gia nằm trên tuyến đầu trong cuộc khủng hoảng khí hậu, nhiệt độ tăng vọt trên 40 độ C ở thủ đô Dhaka hôm 15/4, ngày nóng nhất trong 58 năm, khiến mặt đường nóng chảy. Một quan chức của Bộ Môi trường, Rừng và Biến đổi khí hậu cho biết nếu nắng nóng không hạ nhiệt, họ sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp về nhiệt độ ở một số khu vực.
Mùa hè năm 2023 sẽ nắng nóng gay gắt hơn
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường), hiện tượng ENSO (sự biến đổi có tính chu kỳ không đều của gió và nhiệt độ bề mặt biển trên Đông Thái Bình Dương nhiệt đới, ảnh hưởng đến khí hậu hầu khắp các miền nhiệt đới và cận nhiệt đới) đang chuyển dần sang trạng thái trung tính từ tháng 4 và 6/2023 với xác suất khoảng 80 - 90%. Sau đó, trong nửa cuối năm 2023, ENSO có khả năng chuyển sang pha nóng.
Dự báo, năm 2023, nắng nóng xuất hiện sớm, dự báo có khả năng gay gắt và có nhiều ngày nắng nóng hơn so với năm 2022. Các đợt nắng nóng chủ yếu tập trung từ tháng 4-8 tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.
Ngay trong tháng 4/2023, các khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có nắng nóng kéo dài. Sang tháng 5 và 6, khả năng nắng nóng sẽ chấm dứt ở khu vực Nam Bộ. Tuy nhiên, dự báo nắng nóng năm 2023 ở mức nhiều hơn, gay gắt hơn và kéo dài hơn năm 2022. Các đợt nắng nóng chủ yếu tập trung từ tháng 4-8 tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.

“Tắt sống nhanh, bật sống xanh”, hưởng ứng Giờ trái đất
23/03/2025, 13:28
Cháy rừng phòng hộ núi Nghiêm, 500 người ứng cứu
23/03/2025, 04:16
Đẩy nhanh tiến độ cải tạo sông Tô Lịch
23/03/2025, 04:09
Việt Nam tăng hạng vượt bậc về chỉ số hạnh phúc
21/03/2025, 15:26
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
20/03/2025, 11:51
Hungary sẵn sàng giúp đào tạo cho Việt Nam 1000 chuyên gia điện hạt nhân
20/03/2025, 11:46
Lãnh đạo cấp cao T&T Group làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam
20/03/2025, 11:37Đề xuất chặt hạ, di chuyển hàng chục cây xanh ven hồ Gươm
Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa xin phép chặt hạ và dịch chuyển một số cây xanh tại vườn hoa sát hồ Gươm nhằm cải tạo, nâng cấp vườn hoa Lý Thái Tổ.
Đã rõ thời gian khởi công cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu khởi công cầu Tứ Liên vào dịp 19/5/2025, khởi công cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi trong thời gian sớm nhất.
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030
Ngày 18/3, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP phê duyệt nhiệm vụ lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất lắp camera AI để kiểm soát khai thác khoáng sản
Để tăng cường hiệu quả quản lý và giám sát hoạt động khai thác khoáng sản, hạn chế tình trạng thất thoát tài nguyên, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất lắp camera AI để kiểm soát khai thác khoáng sản.
Sắp hạn chế phương tiện có mức phát thải cao ở Hà Nội, TP. HCM
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, TP Hà Nội và TP HCM tính toán phương án hạn chế phương tiện giao thông có mức độ phát thải cao tại những khu vực đang có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường.
Thủ tướng đồng ý với chủ trương Vĩnh Phúc xây khu thương mại tự do
Thủ tướng đồng ý về chủ trương xây dựng khu thương mại tự do của tỉnh Vĩnh Phúc, đồng thời chỉ đạo tỉnh khẩn trương xây dựng đề án để trình cấp có thẩm quyền.
Sử dụng vệ tinh LOTUSat-1 hỗ trợ bảo vệ môi trường Hà Nội
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ đề xuất sử dụng vệ tinh LOTUSat-1 để hỗ trợ bảo vệ môi trường Hà Nội qua việc giám sát đô thị hóa, kiểm soát chất thải.
Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên hoàn thành chậm nhất ngày 31/8
Thủ tướng yêu cầu Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên hoàn thành chậm nhất ngày 31/8 năm nay, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.
Quốc hội ban hành Nghị quyết liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước
Nghị quyết nêu rõ, không yêu cầu cá nhân và tổ chức nộp lại hồ sơ đã nộp và không thực hiện lại các bước trong thủ tục hành chính đã thực hiện trước khi sắp xếp.