Thứ sáu, 12/02/2021, 15:41 PM
  • Click để copy

Ngày Tết ngắm hoa giấy Thanh Tiên báo hiệu Xuân về

Xuôi dòng Hương giang, làng hoa giấy Thanh Tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế dần hiện ra. Người dân nơi đây tất bật làm ra hoa giấy phục vụ Tết. Cành hoa giấy trông như hoa thật đặt thờ trên am, bếp trong dịp Tết tạo nên sự trang nghiêm.

Trải qua nhiều công đoạn, bông hoa giấy với 5 màu vàng, đỏ, lục, hồng, xanh ra đời. Vào dịp Tết, ngôi làng này tạo ra hàng chục nghìn cặp bông.

Trải qua nhiều công đoạn, bông hoa giấy với 5 màu vàng, đỏ, lục, hồng, xanh ra đời. Vào dịp Tết, ngôi làng này tạo ra hàng chục nghìn cặp bông.

Xuất hiện từ thế kỉ 16-17, hoa giấy Thanh Tiên gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân, trở thành nét đẹp văn hóa trong tín ngưỡng dân gian của người Huế.

Xuất hiện từ thế kỉ 16-17, hoa giấy Thanh Tiên gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân, trở thành nét đẹp văn hóa trong tín ngưỡng dân gian của người Huế.

Ông Thân Văn Huy, một họa sĩ, nghệ nhân trong làng, tâm sự: “Ngày Tết, nếu người Huế không có hoa giấy cắm lên Trang Ông, Trang Bà, am thờ…, cái Tết dường như thiếu cái gì đó. Hoặc nếu không có hình ảnh người dân Thanh Tiên chở chông hoa đi qua chuyến đò tỏa ra các chợ, phố để bán cho người dân sẽ rất buồn, làm mất đi ý nghĩa của ngày Tết của người Huế nói riêng và người Việt nói chung. Hình ảnh chông hoa tô điểm, báo hiệu mùa Xuân của Huế sắp tới, gắn sâu trong tiềm thức của người xứ Huế”.

Ông Thân Văn Huy, một họa sĩ, nghệ nhân trong làng, tâm sự: “Ngày Tết, nếu người Huế không có hoa giấy cắm lên Trang Ông, Trang Bà, am thờ…, cái Tết dường như thiếu cái gì đó. Hoặc nếu không có hình ảnh người dân Thanh Tiên chở chông hoa đi qua chuyến đò tỏa ra các chợ, phố để bán cho người dân sẽ rất buồn, làm mất đi ý nghĩa của ngày Tết của người Huế nói riêng và người Việt nói chung. Hình ảnh chông hoa tô điểm, báo hiệu mùa Xuân của Huế sắp tới, gắn sâu trong tiềm thức của người xứ Huế”.

Đặc biệt, 13 năm về trước, ông Huy đã khôi phục hoa sen giấy bị thất truyền hơn 60 năm, truyền nghề cho người dân. Từ đó, thu hút nhiều khách hàng.

Đặc biệt, 13 năm về trước, ông Huy đã khôi phục hoa sen giấy bị thất truyền hơn 60 năm, truyền nghề cho người dân. Từ đó, thu hút nhiều khách hàng.

Những người như ông Huy mong muốn làm sao để làng nghề ngày càng phát triển.

Những người như ông Huy mong muốn làm sao để làng nghề ngày càng phát triển.

Họ cố gắng hết sức có thể để giữ gìn hồn cốt văn hóa làng quê.

Họ cố gắng hết sức có thể để giữ gìn hồn cốt văn hóa làng quê.

Vào năm 2015, làng hoa giấy Thanh Tiên được bình chọn là Làng nghề được yêu thích nhất Việt Nam.

Vào năm 2015, làng hoa giấy Thanh Tiên được bình chọn là Làng nghề được yêu thích nhất Việt Nam.

Ông Nguyễn Hóa, một trong những người gắn bó lâu nhất với nghề, hơn 40 năm làm nghề, tâm tình: “Trước năm 2000, nghề hoa giấy có nguy cơ chững lại, do hoa nhựa phát triển mạnh. Năm 2000 về sau, nhờ Festival Huế và Festival làng nghề truyền thống Huế nên hoa giấy được người dân khắp nơi biết đến. Hoa giấy từng bước vực dậy. Theo quan niệm của người Huế, hoa giấy là loại hoa tinh khiết, không có sự ảnh hưởng uế tạp do không dùng phân bón hoặc dùng nhựa nên phù hợp trong việc thờ cúng. Tin rằng, hoa giấy sẽ không bị mai một”.

Ông Nguyễn Hóa, một trong những người gắn bó lâu nhất với nghề, hơn 40 năm làm nghề, tâm tình: “Trước năm 2000, nghề hoa giấy có nguy cơ chững lại, do hoa nhựa phát triển mạnh. Năm 2000 về sau, nhờ Festival Huế và Festival làng nghề truyền thống Huế nên hoa giấy được người dân khắp nơi biết đến. Hoa giấy từng bước vực dậy. Theo quan niệm của người Huế, hoa giấy là loại hoa tinh khiết, không có sự ảnh hưởng uế tạp do không dùng phân bón hoặc dùng nhựa nên phù hợp trong việc thờ cúng. Tin rằng, hoa giấy sẽ không bị mai một”.

Làng nghề truyền thống tạo nên màu sắc đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho cái Tết thêm ý nghĩa.

Làng nghề truyền thống tạo nên màu sắc đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho cái Tết thêm ý nghĩa.