'Nghiện công nghệ' - hệ lụy của COVID-19
Trong thời gian giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, nhiều người chuyển sang sử dụng công nghệ để giải trí và truy cập thông tin. Xu hướng này làm dấy lên lo ngại về một hệ lụy mà dịch bệnh gây ra - đó là chứng nghiện công nghệ.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, 30% người Mỹ trong tình trạng “trực tuyến” liên tục. Cùng lúc đó, Facebook bị chỉ trích vì vấn nạn nhiều thiếu niên bị ám ảnh về việc dùng ứng dụng Instagram của hãng này. Tháng trước, Trung Quốc đã phải ra quy định cấm trẻ dưới 18 tuổi chơi game trực tuyến trên 3 giờ/tuần.
Tuy đa số mọi người không gặp vấn đề nào vì việc sử dụng thiết bị điện tử, nhưng một tỷ lệ nhỏ trong số đó có thể phát triển tình trạng nghiện công nghệ và chịu hậu quả tương tự như việc lạm dụng chất kích thích. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy khi chứng nghiện công nghệ ngày càng trầm trọng, thì xác suất phát triển các rối loạn về sử dụng chất kích thích cũng tăng theo.
Ðáng lo ngại, việc sử dụng công nghệ có thể trở thành nỗi ám ảnh khi người dùng bắt đầu bị cuốn vào việc tham gia các hoạt động trực tuyến (như chơi game, lướt web, mạng xã hội, hoặc tình dục qua mạng), để tìm kiếm cảm giác thích thú hoặc để lẩn tránh nỗi lo lắng, tức giận hoặc đau buồn. Thông thường, 2 dấu hiệu chính để nhận biết chứng nghiện công nghệ là tiếp tục sử dụng dù biết về những hệ lụy và nói dối người thân về tần suất sử dụng công nghệ.
Ðược biết, những chuyên gia về các hội chứng nghiện đã cảnh báo rằng, ngay cả khi đời sống xã hội trở lại bình thường, sẽ có nhiều trẻ em phải cai nghiện thiết bị điện tử. Bởi khi dịch COVID-19 bùng phát, các phụ huynh buộc phải cho phép con dùng điện thoại tham gia các lớp học online và giải trí, từ đó dần khiến trẻ lệ thuộc vào công nghệ.
Theo Qustodio - công ty theo dõi tần suất dùng thiết bị công nghệ, trên toàn thế giới, thời gian sử dụng của trẻ từ 4-15 tuổi vào tháng 5/2020 tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019. Roblox - một ứng dụng phổ biến với trẻ từ 9-12 tuổi tại Mỹ cũng ghi nhận số lượng người dùng tăng 82% so với năm 2019. Các chuyên gia cho biết, tuy não bộ của trẻ nhỏ và thiếu niên có thể thay đổi để thích nghi hoàn cảnh, giúp các em dễ trở lại hoạt động thể chất sau khi đại dịch kết thúc, song nếu trẻ dành quá nhiều thời gian cho thế giới ảo, việc này sẽ khó khăn hơn.
Giống như nghiện rượu hoặc ma túy, khoa học chỉ ra rằng, việc áp dụng những biện pháp giúp cai nghiện công nghệ nhìn chung cần có thời gian và có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như cảm thấy bứt rứt, dễ nổi nóng. Dưới đây là những mẹo có thể giúp cai nghiện công nghệ thành công.
Kiểm soát thời gian dùng thiết bị điện tử
Mỗi ngày, bạn cần xác định thời gian sử dụng các thiết bị công nghệ để giải quyết công việc và cho mục đích giải trí. Trong gia đình, cha mẹ cần làm gương cho con trong việc tuân thủ quy định này. Chẳng hạn, không xem điện thoại trong lúc dùng bữa.
Hạn chế số lượng thiết bị điện tử tại nhà
Ðể giảm thời lượng dùng công nghệ, điều quan trọng là cần giới hạn số lượng thiết bị điện tử. Bạn cũng nên phân định rõ ràng công dụng, chức năng cho từng món. Ví dụ, dùng điện thoại thông minh để liên lạc, dùng máy tính bảng để giải trí...
Dọn dẹp các ứng dụng không cần thiết trên điện thoại
Nhằm tránh việc dành quá nhiều thời gian lên mạng hơn nhu cầu thực sự, hãy xóa bớt các ứng dụng - đặc biệt là ứng dụng kết nối mạng xã hội - khỏi điện thoại. Sạc pin và để điện thoại ở nơi xa khu vực ngủ nghỉ để tránh việc liên tục cầm “dế”.
Thiết lập một thói quen mới
Chẳng hạn, đặt một quyển sách ở gần chỗ thường ngồi lúc rảnh rỗi. Như vậy, mỗi khi ngồi nghỉ ngơi, bạn sẽ với tay ngay tới sách chứ không phải là điện thoại.
Tìm kiếm sự trợ giúp
Nếu thấy khó cai nghiện một mình, hãy nhờ đến chuyên gia, hoặc cùng người thân hay bạn bè tham gia một hoạt động bổ ích nào khác (như nấu ăn, chơi cờ, tập thể dục) để phân tán sự tập trung khỏi việc sử dụng công nghệ.
Quy định mới của EU có làm đổ vỡ thỏa thuận khí đốt với Mỹ?
26/01/2025, 18:08Quan chức Hungary kêu gọi tranh luận về lệnh trừng phạt của EU với Nga
25/01/2025, 12:31Tỷ phú truyền thông Bloomberg sẽ 'gánh' phí khí hậu thay Mỹ
25/01/2025, 12:26Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ cháy rừng
14/01/2025, 15:37Liên Hợp Quốc kêu gọi hành động để tránh 'sụp đổ khí hậu'
03/01/2025, 11:32Đang cháy rừng ở Australia, diện tích thiệt hại rộng bằng Singapore
27/12/2024, 11:38CNPC: Trung Quốc đạt đỉnh nhu cầu dầu tinh chế
18/12/2024, 11:43Ngân hàng Goldman Sachs rút khỏi liên minh Net Zero
Goldman Sachs Group ( GS , Financial ) đã chính thức tách khỏi Net Zero Banking Alliance (NZBA) mà không đưa ra một lý do cụ thể.
Tàu vận chuyển khí CO2 hóa lỏng đầu tiên trên thế giới
Tàu chở CO2 hóa lỏng thương mại đầu tiên trên thế giới, được thiết kế và chế tạo độc lập bởi một công ty đóng tàu Trung Quốc, đã được bàn giao cho một khách hàng nước ngoài tại TP.Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc vào cuối tháng 11 vừa qua.
Châu Âu cảnh báo một số nước không tuân thủ các quy định về năng lượng
Ủy ban Châu Âu (EC) đã khởi động các thủ tục pháp lý đối với một số quốc gia thành viên vì không hoàn toàn thực hiện theo các chính sách năng lượng của EU.
Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
Trong một báo cáo từ Stratas Advisors gửi đến AFP vào cuối ngày thứ Năm, công ty này cảnh báo rằng các dấu hiệu cho thấy Mỹ đang tăng cường sản lượng dầu có thể kích thích phản ứng từ OPEC+.
CEO Vitol dự báo giá dầu năm 2025
Giá dầu toàn cầu dự kiến duy trì trong khoảng 70 đến 80 USD/thùng vào năm 2025, tương tự như năm 2024, trong khi rủi ro địa chính trị tạo ra sự không chắc chắn xung quanh nguồn cung, Russell Hardy, Tổng giám đốc điều hành của Vitol cho hay.
Sự trái ngược về quan điểm môi trường và biến đổi khí hậu giữa ông Trump và bà Harris
Với đường lối đối ngược, hai ứng cử viên của Đảng Dân chủ - bà Kamala Harris và Đảng Cộng hòa - ông Donald Trump đã có những quan điểm, lập trường khác nhau về chính sách biến đổi khí hậu nếu đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ mới.
Có nguy cơ thành 'bãi thải' cho xe điện Trung Quốc, Úc kêu gọi hành động khẩn cấp
Không chỉ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Úc, các xe điện Trung Quốc còn lo ngại gây ra các vấn đề về bảo mật và an toàn thông tin.
Tổng thống Putin đề xuất chiến lược kinh tế mới cho BRICS
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất một nền tảng đầu tư BRICS để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên và sự phát triển của Nam và Đông Bán cầu.
Đông Nam Á cần đầu tư 190 tỷ USD vào năng lượng sạch để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, Đông Nam Á cần tăng đầu tư vào năng lượng sạch gấp 5 lần hiện tại, để đạt được các mục tiêu về khí hậu.