Thứ năm, 04/02/2021, 06:26 AM
  • Click để copy

Ngôi làng bận rộn ‘sản sinh’ vị thần cai quản bếp núc

Bao đời nay, ngôi làng Địa Linh, xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho ra đời biết bao mẻ ông Công ông Táo, phục vụ phong tục tiễn, đón ông Táo dịp 23 tháng Chạp.

Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, hầu như người dân Việt Nam đều tiễn vị thần bếp lên chầu trời để báo cáo mọi việc sau một năm, đón ông Công ông Táo mới. Nhân vật chính của phong tục này là ông Công ông Táo hay còn gọi là Táo Quân.

Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, hầu như người dân Việt Nam đều tiễn vị thần bếp lên chầu trời để báo cáo mọi việc sau một năm, đón ông Công ông Táo mới. Nhân vật chính của phong tục này là ông Công ông Táo hay còn gọi là Táo Quân.

Phong tục này được duy trì qua bao thế hệ để cầu mong sự hưng thịnh, may mắn cho gia đình.

Phong tục này được duy trì qua bao thế hệ để cầu mong sự hưng thịnh, may mắn cho gia đình.

Ở gần sông Hương, Địa Linh là ngôi làng duy nhất ở tỉnh Thừa Thiên Huế còn làm nghề đúc tượng ông Táo. Vào các tháng cuối năm, người dân bận rộn với nghề truyền thống này. Tượng ông táo lấy đất từ cánh đồng màu mỡ phía sau làng hay mua nơi khác.

Ở gần sông Hương, Địa Linh là ngôi làng duy nhất ở tỉnh Thừa Thiên Huế còn làm nghề đúc tượng ông Táo. Vào các tháng cuối năm, người dân bận rộn với nghề truyền thống này. Tượng ông táo lấy đất từ cánh đồng màu mỡ phía sau làng hay mua nơi khác.

Ông Võ Văn Nhật, 64 tuổi, ngày đêm “biến đất thành cơm”. Một ngày trôi qua, ông tạo ra được hơn 300 tượng ông Táo. “Thời tiết năm nay mưa nhiều khiến việc phơi ông Táo trước khi nung gặp khó khăn. Chúng tôi tận dụng sức nóng từ lò nung để xếp tượng xung quanh sấy khô”, ông Nhật chia sẻ.

Ông Võ Văn Nhật, 64 tuổi, ngày đêm “biến đất thành cơm”. Một ngày trôi qua, ông tạo ra được hơn 300 tượng ông Táo. “Thời tiết năm nay mưa nhiều khiến việc phơi ông Táo trước khi nung gặp khó khăn. Chúng tôi tận dụng sức nóng từ lò nung để xếp tượng xung quanh sấy khô”, ông Nhật chia sẻ.

Gắn bó với nghề này gần 40 năm, ông Nhật chứng kiến biết bao mẻ ông Công ông Táo ra đời. Cạnh đó, vợ ông Nhật sắp xếp tượng ông Táo đem đi sấy.

Gắn bó với nghề này gần 40 năm, ông Nhật chứng kiến biết bao mẻ ông Công ông Táo ra đời. Cạnh đó, vợ ông Nhật sắp xếp tượng ông Táo đem đi sấy.

Vợ chồng ông Võ Văn Nam, có hơn 30 năm làm nghề nặn ông Táo, cẩn thận xếp tượng vào lò nung.

Vợ chồng ông Võ Văn Nam, có hơn 30 năm làm nghề nặn ông Táo, cẩn thận xếp tượng vào lò nung.

Mẻ tượng ra lò được trang trí bằng màu, rắc bột kim tuyến bắt mắt, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Mẻ tượng ra lò được trang trí bằng màu, rắc bột kim tuyến bắt mắt, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Từ làng Địa Linh, hàng vạn ông Táo đi đến khắp nơi, đến từng gác bếp, phục vụ ngày Tết ông Công ông Táo.

Từ làng Địa Linh, hàng vạn ông Táo đi đến khắp nơi, đến từng gác bếp, phục vụ ngày Tết ông Công ông Táo.

Theo các cụ cao niên trong làng, nghề làm tượng ông Táo ở Thừa Thiên Huế ra đời sớm nhất là làng nghề nổi tiếng gồm làng Địa Linh và làng Sình, ở huyện Phú Vang. Về sau, làng Địa Linh làm ông Táo, làng Sình chỉ làm áo ông Táo.

Theo các cụ cao niên trong làng, nghề làm tượng ông Táo ở Thừa Thiên Huế ra đời sớm nhất là làng nghề nổi tiếng gồm làng Địa Linh và làng Sình, ở huyện Phú Vang. Về sau, làng Địa Linh làm ông Táo, làng Sình chỉ làm áo ông Táo.

Thời trước, hầu như nhà nào ở làng này cũng có làm tượng ông Táo. Tuy nhiên, công việc vất vả, thu nhập không cao nên đến nay chỉ còn 4 gia đình còn theo nghề. Họ cố gắng tạo tượng ông Táo vì nghề gia truyền, để lưu giữ nét văn hóa truyền thống.

Thời trước, hầu như nhà nào ở làng này cũng có làm tượng ông Táo. Tuy nhiên, công việc vất vả, thu nhập không cao nên đến nay chỉ còn 4 gia đình còn theo nghề. Họ cố gắng tạo tượng ông Táo vì nghề gia truyền, để lưu giữ nét văn hóa truyền thống.

Những ngày gần Tết, tiếng gõ cốc cốc, mùi đất thơm như đặc trưng riêng của mảnh đất duy nhất còn làm ra tượng ông Táo ở Cố đô Huế.

Những ngày gần Tết, tiếng gõ cốc cốc, mùi đất thơm như đặc trưng riêng của mảnh đất duy nhất còn làm ra tượng ông Táo ở Cố đô Huế.