Ông Trump có loại bỏ sáng kiến xanh của Chính quyền Biden nếu thắng cử?
Với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều người đang tự hỏi điều gì sẽ xảy ra đối với những "tiến bộ xanh" nếu một ứng cử viên Đảng Cộng hòa thắng cử.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo cam kết tranh cử của mình, Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đã tập trung chủ yếu vào việc khử carbon trong nền kinh tế Mỹ và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu thông qua việc đưa ra các chính sách khí hậu sâu rộng, được hỗ trợ bởi nguồn tài trợ của liên bang.
Đạo luật Giảm phát (IRA) và các chính sách khác được tạo ra nhằm giúp phát triển năng lực năng lượng xanh và thúc đẩy công nghệ sạch ở Mỹ, cùng với các ưu đãi tài chính được áp dụng để thúc đẩy đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, phần lớn nguồn tài trợ vẫn chưa được phân phối, với kế hoạch tiếp tục phân bổ các khoản vay và trợ cấp trong vài năm tới để hỗ trợ quá trình chuyển đổi dài hạn. Với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ dự kiến diễn ra vào tháng 11, nhiều người đang tự hỏi liệu việc một ứng cử viên Đảng Cộng hòa thắng cử sẽ có tác động như thế nào đến quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế số 1 thế giới.
Tổng thống Biden đã đưa ra một số cam kết đầy tham vọng về khí hậu kể từ chiến dịch tranh cử của mình. Ông Biden cam kết theo đuổi một chương trình nghị sự về môi trường đầy tham vọng hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào và ông đã thực hiện tốt lời hứa đó.
Vào năm 2022, chính quyền Biden đã ra mắt IRA, chính sách khí hậu có ảnh hưởng sâu rộng nhất của Mỹ cho đến nay. Chính sách này cung cấp 391 tỷ USD chi tiêu cho năng lượng và khí hậu và dự kiến sẽ thu hút nhiều hơn đáng kể nguồn tài trợ tư nhân, với ước tính khoảng 1,2 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới. Điều này đã được hỗ trợ bởi các sáng kiến khác, chẳng hạn như Luật cơ sở hạ tầng lưỡng đảng (BIL) - cung cấp tài chính cho năng lượng và cơ sở hạ tầng bền vững - và Đạo luật Khoa học và CHIPS, nhằm mục đích đưa Mỹ trở thành nhà sản xuất chất bán dẫn lớn trên toàn cầu. Trong ba năm qua, đã có hơn 200 tỷ USD đầu tư mới vào các dự án năng lượng xanh ở Mỹ.
Chính quyền Biden đã đưa ra một số cam kết đầy tham vọng về khí hậu trong vài năm qua, bao gồm đạt mục tiêu sản xuất 100% điện không carbon vào năm 2035; phân bổ 40% phúc lợi từ các khoản đầu tư của liên bang vào khí hậu và năng lượng sạch cho các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn và đạt được lượng khí thải carbon bằng 0 vào năm 2050. Tuy nhiên, để thành công trong những cam kết này đòi hỏi chính phủ phải cống hiến hàng thập kỷ cho việc khử carbon, tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ sạch. Chính quyền Biden không thể một mình đạt được những mục tiêu này, có nghĩa là một số chính quyền tiếp theo sẽ cần tiếp tục công việc mà ông Biden đã bắt đầu nếu Mỹ muốn đạt được các cam kết về khí hậu hiện tại.
Tất nhiên, hướng đi của các nỗ lực về khí hậu của Mỹ phụ thuộc vào ứng cử viên nào sẽ tranh cử, nhưng một số chính trị gia Đảng Cộng hòa đã chỉ trích các chính sách về khí hậu của chính quyền Biden kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2021, cho thấy rằng những nỗ lực đạt được quá trình chuyển đổi xanh có thể bị cản trở dưới thời một Tổng thống Đảng Cộng hòa.
Cựu Tổng thống Donald Trump, ứng cử viên hàng đầu cho đề cử của Đảng Cộng hòa, đã nhiều lần chỉ trích các khía cạnh khác nhau của IRA. Điều này khiến các giám đốc điều hành của nhiều công ty phải cân nhắc về các khoản đầu tư vào khí hậu của họ, có khả năng dẫn đến việc tạm dừng tài trợ tư nhân vào năng lượng xanh và các ngành liên quan cho đến khi cuộc bầu cử kết thúc và môi trường đầu tư chắc chắn hơn.
Kể từ khi IRA được thông qua vào năm 2022, các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đã cố gắng bãi bỏ phần lớn chính sách này nhưng không thành công. Mặc dù Đảng Cộng hòa khó có thể thu hồi toàn bộ chính sách vì đã thành công trong việc tạo việc làm và thúc đẩy đầu tư tư nhân, nhưng một chính phủ mà Tổng thống là thành vien Đảng Cộng hòa có thể đưa ra những thay đổi về quy định để hạn chế ảnh hưởng sâu rộng hoặc kiểm soát các công ty và ngành công nghiệp được hưởng lợi từ chính sách này. Một số khía cạnh của IRA có thể bị thay đổi, chẳng hạn như tín dụng thuế xe điện (EV).
Hiện tại, những người mua xe điện tại Mỹ có thể được hưởng khoản tín dụng thuế 7.500 USD. Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa trước đây đã thúc đẩy các giới hạn chặt chẽ hơn đối với các thành phần xe điện, điều này có thể làm giảm số lượng số xe điện đủ điều kiện nhận tín dụng thuế. Ngược lại, điều này có thể gây tổn hại đến mục tiêu của chính phủ là xe điện sẽ đóng góp 50% tổng doanh số bán ô tô của cả nước vào năm 2030.
Ông Donald Trump gần đây đã tuyên bố: "Chúng ta là một quốc gia mà các nhà lãnh đạo đang yêu cầu ô tô chạy hoàn toàn bằng điện, mặc dù thực tế là chúng không đi được quá xa, chi phí quá cao và pin được sản xuất tại Trung Quốc", thể hiện sự phản đối của ông đối với ngành xe điện. Ông cũng chỉ trích năng lượng gió vì đã hủy hoại đồng bằng và những cánh đồng, thay vào đó nhấn mạnh sự ủng hộ của ông đối với các hoạt động khai thác khí đốt tự nhiên.
Đại diện Frank Pallone Jr., đảng viên Đảng Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban Thương mại và Năng lượng Hạ viện nhận định: "Chúng ta phải giành được chức tổng thống và cả hai viện… Nếu không, tất cả sẽ rơi vào tình trạng khó khăn".
Một số nhà nghiên cứu năng lượng và nhóm kinh doanh cũng đồng ý rằng chiến thắng của Đảng Cộng hòa có thể sẽ dẫn đến việc thu hồi một số phần của luật, đặc biệt khi các khuyến khích năng lượng từ IRA được cho là đã tăng gấp đôi kể từ khi ra mắt do tính phổ biến của nó.
Tuy nhiên, một số người tin rằng tiềm năng đầu tư do IRA tạo ra quá quan trọng khiến Đảng Cộng hòa không thể bỏ qua. Chính sách khí hậu đã hỗ trợ tạo ra hàng chục nghìn việc làm ở các quận thuộc Đảng Cộng hòa, như Indiana và Texas, cũng như giúp Mỹ trở thành một trong những cường quốc cạnh tranh nhất thế giới về năng lượng xanh và công nghệ sạch, thu hút hàng tỷ USD đầu tư. Trên thực tế, đầu tư vào lĩnh vực này có thể sẽ chững lại trong thời gian sắp diễn ra cuộc bầu cử do môi trường đầu tư vẫn chưa chắc chắn.

Mỹ lên kế hoạch chế biến khoáng sản ngay tại căn cứ quân sự Lầu Năm Góc
12/03/2025, 14:32
Ukraine đạt thỏa thuận khoáng sản với Hoa Kỳ
26/02/2025, 13:41
Điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu của OPEC
24/02/2025, 10:14
Cung điện gió gần 1.000 cửa sổ
16/02/2025, 19:19
Hoa Kỳ: Số ca nhiễm cúm ở mức cao nhất trong hơn 15 năm
10/02/2025, 10:11
Quy định mới của EU có làm đổ vỡ thỏa thuận khí đốt với Mỹ?
26/01/2025, 18:08
Quan chức Hungary kêu gọi tranh luận về lệnh trừng phạt của EU với Nga
25/01/2025, 12:31Tỷ phú truyền thông Bloomberg sẽ 'gánh' phí khí hậu thay Mỹ
Sau khi Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, tỷ phú truyền thông Bloomberg cho biết sẽ chi trả chi phí này thay cho nước Mỹ.
Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ cháy rừng
Thời gian gần đây, các vụ cháy rừng đã trở thành một thách thức lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới. Biến đổi khí hậu, với hiện tượng nhiệt độ toàn cầu tăng cao tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các vụ cháy rừng phát sinh và lan rộng.
Ukraine chấm dứt vận chuyển khí đốt Nga sang EU, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Việc cung cấp khí đốt từ Nga đến các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) qua Ukraine đã chấm dứt vào thứ Tư tuần này, sau khi nhà điều hành vận chuyển khí đốt của Ukraine, Naftogaz, từ chối gia hạn thỏa thuận vận chuyển 5 năm với Gazprom của Nga.
Liên Hợp Quốc kêu gọi hành động để tránh 'sụp đổ khí hậu'
Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới đưa ra những hành động khẩn cấp và thực chất trong năm 2025 để tránh "sự sụp đổ khí hậu".
Đang cháy rừng ở Australia, diện tích thiệt hại rộng bằng Singapore
Đám cháy lớn nhất hiện đã thiêu rụi 74.000ha rừng tại Công viên quốc gia Grampians, cách Melbourne 240km về phía Tây. Diện tích đất bị cháy rừng thiêu rụi hiện đã bằng đảo quốc Singapore.
CNPC: Trung Quốc đạt đỉnh nhu cầu dầu tinh chế
Một báo cáo từ CNPC cho thấy, Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đã chính thức đạt đỉnh.
Bản tin Năng lượng Quốc tế 12/12: Giá dầu WTI cho thấy xu hướng tăng mạnh
PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất trên thị trường Năng lượng Quốc tế.
Ngân hàng Goldman Sachs rút khỏi liên minh Net Zero
Goldman Sachs Group ( GS , Financial ) đã chính thức tách khỏi Net Zero Banking Alliance (NZBA) mà không đưa ra một lý do cụ thể.
Tàu vận chuyển khí CO2 hóa lỏng đầu tiên trên thế giới
Tàu chở CO2 hóa lỏng thương mại đầu tiên trên thế giới, được thiết kế và chế tạo độc lập bởi một công ty đóng tàu Trung Quốc, đã được bàn giao cho một khách hàng nước ngoài tại TP.Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc vào cuối tháng 11 vừa qua.