Siết quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước, rà soát giá cho thuê, sửa quy định quản lý
Nhiều công trình nhà chuyên dùng đang bị sử dụng sai mục đích dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên gây thất thu thuế cho nhà nước. UBND TP.Hà Nội vừa ban hành kế hoạch khắc phục tồn tại, hạn chế quản lý quỹ nhà chuyên dùng thuộc quyền sở hữu Nhà nước.
Nhiều công trình nhà chuyên dùng sử dụng sai mục đích
TP.Hà Nội yêu cầu rà soát, ban hành, sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý, sử dụng quỹ nhà chuyên dùng theo thẩm quyền, đảm bảo quản lý đồng bộ, chặt chẽ, sử dụng hiệu quả…
Thông tin cho biết, UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 297/KH-UBND về việc khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước sử dụng vào mục đích kinh doanh, dịch vụ, trụ sở làm việc và các mục đích khác không phải để ở trên địa bàn TP.Hà Nội.
Công tác quản lý Nhà nước thời gian qua đối với việc quản lý quỹ nhà chuyên dùng được triển khai theo đúng quy định pháp luật, góp phần tăng thu ngân sách hằng năm của địa phương. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng còn nhiều tồn tại, hạn chế trong thời gian dài, nhiều trường hợp sai phạm phải xử lý theo quy định pháp luật. Hiệu quả sử dụng, hiệu quả kinh tế thấp và không tương xứng với giá trị cũng như số lượng nhà đất.
Các Sở, ngành của Thành phố: Chưa thường xuyên kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội trong công tác quản lý quỹ nhà chuyên dùng thuộc sở hữu Nhà nước.
Một số tổ chức, cá nhân thuê nhà chưa chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng nhà chuyên dùng; Còn xảy ra trường hợp tổ chức, cá nhân thuê nhà tự ý liên doanh, liên kết, cho thuê lại nhà thuê của Nhà nước. Tự ý xây dựng, cải tạo trên diện tích đất của quỹ nhà chuyên dùng khi chưa được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Bộ máy Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội thay đổi, tách nhập qua các thời kỳ (giai đoạn trước năm 1991, các Xí nghiệp Quản lý nhà biên chế trực thuộc UBND các quận; năm 2005, Thành phố đã sát nhập 3 Công ty nhà thành Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội). Nhận thức của cán bộ tham gia công tác quản lý quỹ nhà chuyên dùng, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở chưa hết trách nhiệm. Sự phối hợp giữa Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội và các Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà trực thuộc với chính quyền địa phương chưa thực sự chặt chẽ. Dẫn đến công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn và công tác cưỡng chế thu hồi đối với quỹ nhà chuyên dùng chưa đạt được hiệu quả cao.
Kiên quyết thu hồi nhà chuyên dùng sử dụng không đúng quy định
Hà Nội trước thực tế này đã đề rõ nhiều nội dung, biện pháp khắc phục. Theo đó, rà soát, ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng quỹ nhà chuyên dùng của Thành phố, bảo đảm quản lý đồng bộ, chặt chẽ, sử dụng hiệu quả. Trong đó, giao Sở Xây dựng Hà Nội rà soát lại bảng giá cho thuê; phối hợp các Sở, ngành tham mưu UBND Thành phố sửa đổi, bổ sung Quyết định số 32/2012/QĐ-UBND ngày 12/11/2012 của UBND Thành phố về quản lý, sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước sử dụng vào mục đích kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố...
Cần tăng cường công tác quản lý, kiên quyết thu hồi để xử lý theo quy định các địa điểm nhà chuyên dùng sử dụng không đúng quy định, nợ đọng nghĩa vụ tài chính về nhà, đất kéo dài. UBND Thành phố giao Sở Xây dựng Hà Nội, Sở Tài chính Hà Nội chủ trì cùng Công an Thành phố, Thanh tra Thành phố, Cục Thuế Thành phố, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã (nơi có nhà, đất) tổ chức xử lý vi phạm, thu hồi lại các địa điểm nhà chuyên dùng sử dụng không đúng quy định hoàn thành trong năm 2023; tổ chức truy thu toàn bộ các khoản nghĩa vụ tài chính do các tổ chức, cá nhân còn nợ đọng; lập hồ sơ xử lý đối với các trường hợp chây ì.
Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra định kỳ, chuyên đề và đột xuất việc chấp hành quy định về quản lý, sử dụng quỹ nhà chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Thành phố để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm.
Quỹ nhà chuyên dùng toàn Thành phố hiện nay còn 838 địa điểm với 178.148 m2 diện tích nhà và 155.156 m2 diện tích đất, tập trung chủ yếu tại 4 quận nội thành do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý cho thuê; các địa điểm còn lại do UBND quận Hà Đông, UBND thị xã Sơn Tây và Công ty TNHH MTV Kinh doanh và Dịch vụ nhà Hà Nội quản lý, sử dụng cho thuê.
Về vấn đề này, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết, năm 2019, có 801 địa điểm có hợp đồng và thực hiện quản lý thu tiền thuê theo đúng quy định; có 468 điểm vi phạm. Đến nay, số các công trình có vi phạm còn 357 địa điểm; số các địa điểm được thu tiền là 376; tức là số công trình được đưa vào quản lý đã nhiều hơn. Để triển khai khắc phục những tồn tại hạn chế ở 357 địa điểm này, Sở Xây dựng sẽ phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện để xử lý đúng theo quy định.
Quỹ nhà chuyên dùng là quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước sử dụng vào mục đích kinh doanh, dịch vụ, trụ sở làm việc và các mục đích khác, không phải để ở. Trên địa bàn TP.Hà Nội, nhà chuyên dùng chủ yếu được xác lập khi thực hiện chính sách cải tạo nhà cửa của Nhà nước những năm 1960, một phần quỹ nhà được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
Hà Nội miễn, giảm tiền thuê nhà, đất với doanh nghiệp ảnh hưởng dịch Covid-19
Khu tập thể xuống cấp, Đà Nẵng duyệt phương án di dời giải tỏa các hộ dân
Nhiều lo ngại từ vụ 'đại gia' Thái Lan mua cổ phần Nhà máy nước mặt Sông Đuống
Lý do nào khiến nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế bị kỷ luật?
Sai phạm trong bán tài sản công, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế bị kỷ luật
Tin mới cập nhật
Sở GTVT Long An thông tin về nhân sự sử dụng bằng cấp không hợp pháp của Tổng Công ty Thăng Long
Liên danh Tập đoàn Đạt Phương liên tục bị phát hiện hồ sơ nhân sự không trung thực về bằng cấp và năng lực
Gian lận bằng cấp Trường ĐH Tài nguyên - Môi trường TP.HCM: Liệu nhà thầu xây dựng DIC Holdings có bị xử lý?
An Phú Gia (APGcons) gian lận bằng kỹ sư xây dựng, liệu có bị cấm thầu?
24/12/2024, 15:43Sau điều chỉnh, bảng giá đất Hà Nội cao nhất hơn 695 triệu đồng/m2
21/12/2024, 12:58Điện hạt nhân: Nguồn năng lượng bền vững và thân thiện với môi trường
21/12/2024, 12:56Đòn bẩy lớn nhất của bức tranh kinh tế năm 2024 là nỗ lực hoàn thiện thể chế
Đây là nhận định của TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) trao đổi với PetroTimes, khi nói về yếu tố kích hoạt động lực tăng trưởng kinh tế năm 2024.
Hà Nội tăng cường rà soát các sàn giao dịch bất động sản
Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo phòng, ban chức năng kiểm tra, rà soát các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn.
Trên 56% doanh nghiệp Nhật sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất tại ASEAN đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, bất chấp những thách thức kinh tế hậu đại dịch.
T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines
Với việc ký kết thành công hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Vietravel Airlines, T&T SuperPort, T&T Airlines (thành viên Tập đoàn T&T Group) và Quỹ BVIM đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của hãng hàng không du lịch Vietravel Airlines.
Một số điểm sáng kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2024
Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2024 của cả nước tiếp tục khẳng định sự phục hồi rõ nét, tháng sau tốt hơn tháng trước, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước và tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực; dự kiến đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024.
Trí tuệ nhân tạo xanh: Giải pháp công nghệ bền vững của tương lai
Trong bối cảnh công nghệ ngày càng tiêu tốn nhiều điện năng cho các trung tâm dữ liệu thì trí tuệ nhân tạo AI xanh hứa hẹn sẽ đảo ngược xu hướng này.
Dự báo thời tiết 12/12: Mưa và rét buốt, miền Bắc 'trở mình' chóng mặt
Dự báo thời tiết 12/12, miền Bắc đón nhận đợt không khí lạnh mạnh tràn xuống. Đợt không khí lạnh này còn khiến thời tiết thay đổi chóng mặt, đặc biệt là miền Trung.
Thực hành ESG tại doanh nghiệp đi đầu về phát triển bền vững - Vinamilk
Là một điển hình về phát triển bền vững (PTBV) với các thực hành tốt ở cả 3 tiêu chí Môi trường – xã hội – quản trị (E-S-G), Vinamilk tiếp tục là cái tên được đánh giá cao trong Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2024 năm thứ 9.
Ngân hàng đồng loạt đưa ra nhiều gói tín dụng xanh hấp dẫn về lãi suất
Tài chính xanh là một cấu phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh và cũng là lĩnh vực tiềm năng mà các nhà băng ngày càng quan tâm.