Thủ tướng yêu cầu xây dựng quy chuẩn về đường bộ cao tốc
Hôm qua, 12/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện về việc khẩn trương xây dựng quy chuẩn về đường bộ cao tốc và tập trung triển khai các giải pháp bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông.
Theo đó, Công điện gửi đến Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nêu rõ:
Cụ thể, trong thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành và địa phương triển khai quyết liệt các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng quốc gia, bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước, tạo khí thế, niềm tin và sự phấn khởi trong Nhân dân. Trong đó, đã đưa vào sử dụng 08/11 dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020, nâng tổng số chiều dài đường cao tốc của cả nước lên 1.822 km; khởi công 12 dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025; khởi công các dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội; khởi công xây dựng nhà ga hành khách Cảng Hàng không quốc tế Long Thành và nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; đồng thời, tiếp tục nỗ lực triển khai để khởi công và hoàn thành một số dự án trong thời gian tới.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, còn một số tồn tại liên quan đến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông như: một số tuyến cao tốc không có làn dừng khẩn cấp liên tục, tốc độ khai thác còn hạn chế; một số tuyến cao tốc chỉ có 02 làn xe; việc bố trí, đầu tư xây dựng các nút giao thông, nhất là chiều rộng và kết nối đường cao tốc với mạng lưới giao thông trên địa bàn của địa phương để vào các khu công nghiệp, đô thị, du lịch, dịch vụ còn chưa hợp lý; giải pháp xử lý nền đất yếu; việc nghiên cứu sử dụng cát biển cho các dự án xây dựng hạ tầng còn chưa đáp ứng tiến độ thi công các dự án giao thông trọng điểm...
Để sớm giải quyết các tồn tại này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT, khẩn trương thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao tại các Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 08/6/2023, Nghị quyết số 144/NQ-CP ngày 10/9/2023, xây dựng và ban hành Quy chuẩn thiết kế đường bộ cao tốc theo thẩm quyền làm cơ sở để quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống đường bộ cao tốc, các nút giao kết nối; làm căn cứ để xác định suất đầu tư, huy động vốn đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc phù hợp, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm. Hoàn thành trong tháng 10 năm 2023.
Quá trình xây dựng Quy chuẩn cần nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, tổng kết thực tiễn đầu tư xây dựng các dự án đường bộ cao tốc thời gian qua và bảo đảm phù hợp với các điều kiện thực tế tại Việt Nam; tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan và các chuyên gia, nhà khoa học;
Nội dung Quy chuẩn cần lưu ý quy định về số làn đường, mặt cắt ngang, dải phân cách, tốc độ thiết kế phù hợp, trạm dừng nghỉ,..vv..; nguyên tắc bố trí, tổ chức các nút giao cắt, đường gom hợp lý, khoa học, bảo đảm khai thác, vận hành đồng bộ, thuận lợi, an toàn, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, vùng miền, kết nối các khu vực, khai thác tối đa hiệu quả đầu tư của các tuyến đường cao tốc, tạo ra không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực;
Về tăng cường các giải pháp xử lý nền đất yếu, Bộ khẩn trương chỉ đạo rà soát và hướng dẫn các địa phương (là cơ quan chủ quản, cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án đường bộ cao tốc) rà soát, tăng cường các giải pháp xử lý nền đất yếu tại các dự án, đặc biệt là các dự án tại khu vực đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình, nhất là thời gian gia tải phải phù hợp để kiểm soát được độ lún; có giải pháp tổ chức thi công khoa học, hợp lý để vừa bảo đảm được tiến độ chung của công trình, dự án, vừa bảo đảm thời gian, yêu cầu kỹ thuật xử lý nền đất yếu, tuyệt đối không để các sơ suất về kỹ thuật, quy trình xử lý làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, dự án.
Về nghiên cứu sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền cho các dự án hạ tầng, Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu sử dụng cát biển cho đắp nền các dự án hạ tầng như đường bộ cao tốc, quốc lộ hoặc có thể san nền các khu công nghiệp, khu đô thị,… để giảm phụ thuộc vào nguồn cát sông, chủ động nguồn vật liệu, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trong thời gian tới; đồng thời, việc sử dụng cát biển phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Hoàn thành trong tháng 10 năm 2023.
Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường, phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải đánh giá kỹ lưỡng các tác động đến môi trường của việc sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền cho các dự án đường bộ cao tốc; tính toán, xác định và khoanh các vùng cát biển, hướng dẫn trình tự, thủ tục thăm dò, khai thác, đánh giá tác động môi trường để kịp thời khai thác phục vụ thi công các dự án đường cao tốc và công trình xây dựng hạ tầng khác ngay sau khi có kết quả nghiên cứu, đánh giá.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động, tích cực phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc xây dựng và ban hành Quy chuẩn về đường cao tốc; nghiên cứu sử dụng cát biển cho các dự án xây dựng hạ tầng, hoàn thành theo đúng yêu cầu tiến độ nêu trên.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan chủ quản, cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án đường bộ cao tốc kKhẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 769/CĐ-TTg ngày 26/8/2023, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức rà soát việc bố trí các trạm dừng nghỉ, các nút giao kết nối các tuyến đường bộ cao tốc với mạng lưới giao thông trên địa bàn của địa phương, khu vực, bảo đảm khoảng cách hợp lý, phù hợp, khai thác an toàn, hiệu quả nhằm gắn kết, liên thông, đồng bộ giữa tuyến đường bộ cao tốc và các tuyến đường của địa phương để phát triển các không gian kinh tế mới, tận dụng tối đa lợi thế do các tuyến đường bộ cao tốc mang lại; Chỉ đạo rà soát, tăng cường các giải pháp xử lý nền đất yếu tại các dự án theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải tại điểm b, khoản 1 Công điện này, tuyệt đối không để các sơ suất về kỹ thuật, quy trình xử lý làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, dự án.
Văn phòng Chính phủ thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này, định kỳ hằng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Cùng chủ đề
Chuẩn bị xây dựng cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km, vận tốc 120km/h
Đầu tư cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình theo phương thức PPP
Nghệ An đã bàn giao mặt bằng dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam đạt 98,2%
Đề nghị chuyển 8 dự án cao tốc Bắc-Nam sang đầu tư công
Điểm danh nhà đầu tư nước ngoài dự thầu cao tốc Bắc Nam: Phần lớn là Hàn Quốc, Trung Quốc
Sân Pikleball Hoa Phượng xây dựng trái phép trên đất công viên cây xanh
25/12/2024, 21:02Không giữ “người nhà”, bỏ “người tài”
16/12/2024, 13:58Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu giá đất
16/12/2024, 13:54Yên Bái: Chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2024 tăng lên 66,52%
10/12/2024, 11:18Hưng Yên: Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với mục tiêu tăng trưởng bền vững
09/12/2024, 07:00Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mạnh nhất kể từ đầu mùa
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ ngày 05 - 06/12, một đợt không khí lạnh với cường độ mạnh nhất kể từ đầu mùa đông năm nay sẽ ảnh hưởng sâu đến miền Bắc, khiến nhiệt độ giảm hơn 10 độ C tại nhiều nơi.
Thế giới thiệt hại nặng nề trong mùa mưa bão năm 2024
Báo cáo cho thấy nơi chịu nhiều thiệt hại nhất trong mùa mưa bão là khu vực Bắc Mỹ với tổng cộng 110 tỷ USD, cao hơn nhiều mức trung bình 10 năm là 67,6 tỷ USD.
Thủ tướng yêu cầu trước 28/2/2026 phải khai thác sân bay Long Thành
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiến độ sân bay Long Thành tới ngày 31/12/2025 phải xong và trước 28/2/2026 đưa vào khai thác, không chờ tới tháng 8/2026.
Chuyên gia nói gì về hiện tượng lở đá tại Quảng Nam do động đất liên tiếp?
Trong 2 ngày (30/11 - 01/12), 9 trận động đất xảy ra tại tỉnh Kon Tum gây rung lắc. Tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, người dân cảm nhận rõ rung chấn mạnh.
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ trái phiếu cho nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đang xin ý kiến về dự thảo Nghị quyết nguồn vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Hưng Yên lập kỷ lục đấu giá đất từ dưới 6 triệu đồng/m2 lên hơn 110 triệu đồng/m2
Lô đất LK4-30 diện tích 178m2 ở thôn Hào Xuyên, xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) có giá khởi điểm đấu giá là 5,76 triệu đồng/m2. Sau khi đấu giá, lô đất này được trả giá cao nhất lên tới hơn 110,76 triệu đồng/m2.
Tổng kết, đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, Nghị định 147/2024/NĐ-CP có những chính sách mới sẽ ảnh hưởng và thay đổi một số thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam.
Quảng Nam: Voi sổng chuồng xuất hiện trên đường quốc lộ 14E
Chiều 26/11, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video ghi lại cảnh cá thể voi đi lạc trên tuyến đường quốc lộ 14E, đoạn ven biển của tỉnh Quảng Nam.