Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không?
Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? là băn khoăn của rất nhiều người. Vậy nước lá đinh lăng có tác dụng gì? Và nên uống nước lá đinh lăng thế nào?

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không?
Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không?
Cây đinh lăng vốn được mệnh danh là "nhân sâm của người nghèo". Nhiều gia đình đã tận dụng đinh lăng như một loại thuốc, một loại đồ uống tốt cho sức khỏe. Vậy, uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không?
Tác dụng của cây đinh lăng
Đinh lăng có tên gọi khác: Cây gỏi cá, sâm nam …
Thuộc họ: Ngũ gia bì Araliaceae.
Bộ phận dùng: Toàn thân (củ, thân cây, lá cây).
Thành phần hóa học: (Theo Đỗ Tất Lợi) thành phần có alkaloid, glucozid, saponin, flavonoid, tannin, vitaminB1, acid amin …
Trước đây người dân thường trồng làm cảnh ở góc hè. Khoảng 15 năm gần đây khi người dân bắt đầu biết đến tác dụng của đinh lăng thì phong trào trồng và thu hoạch đinh lăng làm thuốc mới nhiều.
Cây đinh lăng dùng làm thuốc thì càng lâu năm càng tốt. Cây có tuổi đời từ 10 năm trở lên quý như nhân sâm. Lá thường dùng ăn gỏi cá chữa đau bụng, giải độc có tôm. Phía bắc thường dùng lá ăn với thịt chó hoặc thịt mèo.
Theo y học cổ truyền lá đinh lăng có tác dụng phát tán phong nhiệt, chữa đau đầu, cảm nắng. Dùng lá sắc đặc uống có tác dụng tiêu nhọt, áp xe vú.
Lá sắc uống có tác dụng điều trị tiểu máu, tiểu buốt dắt do viêm tiết niệu do sỏi.
Thân cây thái lát phơi khô rồi sao vàng hạ thổ dùng điều trị các bệnh lý về xương khớp, điều trị đau lưng mỏi gối, đau nhức các khớp.
Củ cây đinh lăng có giá trị cao, có tác dụng bồi bổ cơ thể phục hồi tốt cho người mới ốm dậy, tốt cho tiêu hóa, làm mát cho cơ thể. Các thầy thuốc Đông y quý củ đinh lăng lâu năm như sâm cao ly.
Củ rễ cây đinh lăng sao vàng hạ thổ tác dụng điều trị viêm đại tràng mạn tính.
Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không?
Nước lá đinh lăng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y học cổ truyền và làm đẹp. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước lá đinh lăng hàng ngày thay cho nước lọc, bởi vì nước lá đinh lăng có thể gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
Lá của cây đinh lăng có chứa nhiều chất saponin. Chất này có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ở những người mắc hội chứng ruột kích thích và thậm chí là gây phá hủy hồng cầu. Ngoài ra, khi bạn uống quá nhiều nước đinh lăng, cơ thể dung nạp quá nhiều saponin sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nôn mửa. Do đó, bạn không nên uống nước đinh lăng thường xuyên, chỉ nên sử dụng đủ trong một thời gian nhất định. Nếu gặp phải các tác dụng phụ kể trên, bạn nên ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Bài viết trên đây đã giải đáp về các thông tin tác dụng của cây đinh lăng và việc uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không?
TIN LIÊN QUAN

Đánh thuế TTĐB với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều băn khoăn
17/03/2023, 06:43
Dược Danapha bị cưỡng chế gần 3,8 tỷ đồng
12/03/2023, 06:49
Bộ Y tế đình chỉ lưu hành Serum thâm X2 - Nhãn hàng Huyền Phi
04/03/2023, 06:31
Sợ sai!
03/03/2023, 05:59
Khi y tế tư nhân không xa rời trách nhiệm xã hội
28/02/2023, 10:28
Vinamilk và Bộ TNMT khởi động dự án trồng cây hướng đến Net Zero
28/02/2023, 10:22
Lương hưu, trợ cấp BHXH có tăng theo mức tăng lương cơ sở không?
24/02/2023, 06:36
Thuốc lá thế hệ mới ngày càng khó quản lý
03/02/2023, 06:07
6 cách phòng bệnh hô hấp mùa đông xuân
02/02/2023, 06:12
Tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động từ 1/3
30/01/2023, 05:24Bộ Y tế: Tăng cường phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023
Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023 và chủ động phát hiện sớm, ứng phó kịp thời dịch bệnh.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán 2023
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 05/CĐ-TTg ngày 8/1/2023 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023.
Tiêm vaccine vẫn là biện pháp phòng COVID-19 quan trọng
Trước sự xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, Bộ Y tế ngày 6/1 nhấn mạnh, tiêm vaccine phòng COVID-19 là biện pháp quan trọng, chủ động phòng, chống dịch.
Hà Nội tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em
Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn về việc tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, gửi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; UBND các quận, huyện, thị xã.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tính đến ngày 18/12
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tính đến ngày 18/12 như sau:
Hà Nội bắt giữ đường dây sản xuất buôn bán thực phẩm chức năng giả
Cụ thể, căn cứ các tài liệu điều tra, ngày 15/12, Công an quận Hà Đông (Hà Nội) đã khám xét, bắt giữ đường dây sản xuất buôn bán hàng giả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, do Hứa Sỹ Cường (SN 1996, HKTT: Xuân Trường, Nam Định) cầm đầu.
Phát hiện cơ sở kinh doanh tập kết 400kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã phát hiện một hộ kinh doanh trên địa bàn đang tập kết hơn 400kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, bốc mùi hôi thối để chuẩn bị đưa ra thị trường.
Một trường hợp tử vong nghi do nhiễm virus dại sau khi bị chó cắn
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do nhiễm virus dại sau khi bị chó cắn là bệnh nhân N.T.Y., 48 tuổi, ngụ tại phường Tân Phong, TP. Biên Hòa.
Hà Nội ghi nhận 1.309 ca mắc sốt xuất huyết, có 2 ca tử vong trong tuần qua
Trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 1.309 ca mắc sốt xuất huyết, có 2 ca tử vong trong tuần qua. Tính từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã có 23 ca tử vong do sốt xuất huyết.