Thứ tư, 05/04/2023, 07:35 AM
  • Click để copy

Vì sao OPEC+ và Nga đồng loạt cắt giảm sản lượng dầu mỏ?

Điện Kremlin biện minh cho việc Nga và hàng loạt nước OPEC+ tuyên bố tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu là “vì lợi ích” của thị trường thế giới.

s0-petrole-accord-trouve-pour-reduire-la-production-les-prix-devraient-remonter-a-la-pompe-18247920230403232321

“Việc giữ giá dầu thế giới ở mức phù hợp là vì lợi ích của năng lượng toàn cầu”, người phát ngôn của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, nói với các phóng viên.

“Những nước khác có vừa lòng hay không là chuyện của họ”, ông cho biết thêm.

Hôm Chủ nhật (2/3), Nga đã công bố việc gia hạn chính sách cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô thêm 500.000 thùng mỗi ngày cho đến cuối năm nay, vốn được nhiều chuyên gia coi là một cách để tăng giá và chống lại tác động của các lệnh trừng phạt quốc tế.

Phó Thủ tướng phụ trách Năng lượng, ông Alexandre Novak, đã biện minh cho biện pháp này là do thời kỳ “biến động mạnh” và “bất ổn” trên thị trường vàng đen.

“Khả năng dự báo thị trường dầu mỏ toàn cầu là một yếu tố then chốt trong việc đảm bảo an ninh năng lượng”, ông nói trong một thông cáo báo chí.

Thông báo cắt giảm sản lượng dầu của Nga được đưa ra cùng với loạt thông báo của Ả Rập Xê-út, Iraq, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Oman, Kuwait, Algeria và Kazakhstan.

Cụ thể, Ả Rập Xê-út sẽ cắt giảm 500.000 thùng/ngày, Iraq 211.000 thùng/ngày, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 144.000 thùng/ngày, Kuwait 128.000 thùng/ngày, Kazakhstan 78.000 thùng/ngày, Algeria 48.000 thùng/ngày và Oman 40.000 thùng/ngày kể từ tháng 5 cho đến hết năm 2023.

Đợt cắt giảm lần này đã khiến giá dầu vào sáng thứ Hai (3/4) tăng vọt. Cụ thể, giá dầu Brent giao từ Biển Bắc đạt gần 84 USD/thùng, còn dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) chạm mức 80 USD/thùng vào lúc 10h30 sáng (GMT).

Đây là tin tốt đối với nền tài chính của Nga, nước có chi tiêu liên bang tăng mạnh trong những tháng gần đây do cuộc tấn công quân sự ở Ukraine, và doanh thu từ dầu mỏ của Moscow đã giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái do ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt từ phương Tây, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

Mỹ cân nhắc các biện pháp trừng phạt chặt chẽ hơn đối với xuất khẩu dầu khí của Iran

Mỹ cân nhắc các biện pháp trừng phạt chặt chẽ hơn đối với xuất khẩu dầu khí của Iran

31/10/2023 12:10

Khi thị trường dầu mỏ vật lộn với những tác động hiện tại và tiềm tàng của cuộc chiến ở Dải Gaza, một mối lo ngại đáng kể mới đã xuất hiện.

Phía sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung Á

Phía sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung Á

23/10/2023 09:08

Tháng 9/2023, bên lề Kỳ họp lần thứ 78 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại thành phố New York (Mỹ), Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì Hội nghị thượng đỉnh nhóm 5 nước Trung Á (bao gồm: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, gọi tắt là Nhóm C5+1). Các chuyên gia cho rằng, việc Mỹ tăng cường quan hệ với các nước Trung Á phải chăng là nhằm cạnh tranh trực diện với Trung Quốc và Nga hay muốn gửi một tín hiệu nhất định đến Trung Quốc và Nga khi khu vực này được ví là “khoảng sân ảnh hưởng” của 2 nước.

Giới doanh nghiệp lọc dầu Mỹ gặp khó

Giới doanh nghiệp lọc dầu Mỹ gặp khó

21/10/2023 11:59

Các nhà máy lọc dầu của Mỹ đã tăng sản lượng dầu diesel, dầu sưởi và nhiên liệu máy bay cho mùa đông, nhưng đang gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn do tỷ suất lợi nhuận xăng đã giảm hơn 80% kể từ cuối mùa hè.

OPEC+ không phản ứng trước lời kêu gọi cấm vận dầu mỏ Israel

OPEC+ không phản ứng trước lời kêu gọi cấm vận dầu mỏ Israel

20/10/2023 10:13

Nhóm OPEC+ không có kế hoạch thực hiện bất kỳ hành động ngay lập tức nào sau khi Iran kêu gọi các nước Hồi giáo áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Israel vì cuộc chiến với Hamas ở Gaza.

Nga, Venezuela bắt tay cùng tăng sản lượng dầu mỏ

Nga, Venezuela bắt tay cùng tăng sản lượng dầu mỏ

17/10/2023 10:17

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết sau cuộc họp lần thứ 17 của Uỷ ban liên chính phủ của hai nước rằng Nga và Venezuela đã vạch ra những kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực dầu mỏ nhằm tăng sản lượng, Interfax đưa tin.

Ấn Độ “nhờ” Ả Rập Xê-út phát triển nguồn dự trữ dầu mỏ chiến lược

Ấn Độ “nhờ” Ả Rập Xê-út phát triển nguồn dự trữ dầu mỏ chiến lược

14/10/2023 08:29

Theo một tài liệu mà Reuters có được, Ấn Độ muốn mời gã khổng lồ năng lượng Saudi Aramco của nhà nước Ả Rập Xê-út tham gia vào chương trình phát triển nguồn Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) của New Delhi, với khả năng tích trữ đến 6,5 triệu tấn dầu thô. Thật vậy, quốc gia Nam Á này đang tìm cách tăng cường quan hệ với nhà cung cấp dầu chính của họ.

Xung đột ở Trung Đông làm gia tăng bất ổn tàn phá các thị trường

Xung đột ở Trung Đông làm gia tăng bất ổn tàn phá các thị trường

11/10/2023 07:13

Những lo ngại về khả năng xung đột ở Trung Đông ngày càng leo thang đang đe dọa các nhà đầu tư với nhiều biến động lớn hơn, làm tăng thêm sự bất ổn trước mùa báo cáo kết quả kinh doanh và dữ liệu quan trọng về lạm phát ở Mỹ vào cuối tuần này.

Kinh tế khu vực đồng euro suy giảm nhanh hơn dự báo

Kinh tế khu vực đồng euro suy giảm nhanh hơn dự báo

04/09/2023 16:13

Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) - ông Boris Vujcic nhận định xu hướng này là có lợi vì tăng trưởng kinh tế yếu hơn có thể giúp giảm lạm phát.

Vì sao miền bắc Trung Quốc bị lũ lụt tàn phá?

Vì sao miền bắc Trung Quốc bị lũ lụt tàn phá?

13/08/2023 07:08

Bão Doksuri, cơn bão mạnh nhất được ghi nhận ở Trung Quốc trong năm nay, đã đổ bộ vào phía nam và di chuyển lên phía bắc vào cuối tháng 7, mang theo lượng mưa khổng lồ đến lưu vực sông Hải và Bắc Kinh - một khu vực hiếm khi có bão và mực nước mưa cao kỷ lục kể từ 140 năm trước.