Thứ tư, 27/07/2022, 06:32 AM
  • Click để copy

Việt Nam cam kết chủ động thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu

Việt Nam phấn đấu giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, chủ động thích ứng hiệu quả, giảm mức độ dễ bị tổn thương, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu.

Việt Nam phấn đấu giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu phát thải ròng bằng '0' vào năm 2050. (Ảnh internet)

Việt Nam phấn đấu giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. (Ảnh internet)

Biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng toàn cầu. Việt Nam là một trong các quốc gia đang phát triển, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị COP26, Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ cùng 150 quốc gia trên thế giới cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ - năm 2050. Cùng với hơn 100 quốc gia đã tham gia Tuyên bố Glassgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; cùng 48 quốc gia tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; cùng 150 quốc gia tham gia Liên minh hành động 2 thích ứng an toàn…

Theo giới chuyên gia, việc thực hiện các cam kết tại COP26, đặc biệt là cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ của Việt Nam là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược.

Có thể khẳng định, Việt Nam đi đúng dòng chính của xu thế phát triển toàn cầu cùng với các nước phát triển có tiềm năng về kinh tế, công nghệ cao. Việc cam kết đưa phát thải ròng về "0" đã gửi đi tín hiệu mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế, khai thông nguồn tài chính toàn cầu cho phát triển ít phát thải, đây là cơ hội cho Việt Nam phát triển.

Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 phê duyệt “Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050”.

Theo đó, mục tiêu tổng quát của Chiến lược là chủ động thích ứng hiệu quả, giảm mức độ dễ bị tổn thương, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, đóng góp tích cực và trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất; tận dụng cơ hội từ ứng phó biến đổi khí hậu để chuyển dịch mô hình tăng trưởng, nâng cao sức chống chịu và cạnh tranh của nền kinh tế.

Về thích ứng với biến đổi khí hậu, Chiến lược phấn đấu giảm mức độ dễ bị tổn thương và rủi ro trước tác động của biến đổi khí hậu thông qua nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do biến đổi khí hậu.

Bảo đảm 100% dân số được cung cấp nước sạch

Chiến lược phấn đấu đến năm 2050, quản lý hiệu quả tài nguyên nước và đất, cải thiện chất lượng môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững độ che phủ rừng ổn định ở mức 43% và đảm bảo lâm phận rừng quốc gia; bảo đảm 100% dân số được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh; 100% số hộ dân thuộc khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai có nhà ở đảm bảo an toàn. Bảo hiểm rủi ro thiên tai cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài sản của doanh nghiệp và xã hội.

Về mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, Chiến lược phấn đấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, tích cực đóng góp có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất; nâng cao chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đến năm 2050, bảo đảm tổng lượng phát thải khí nhà kính quốc gia đạt mức phát thải ròng bằng "0"; lượng phát thải đạt đỉnh vào năm 2035, sau đó giảm nhanh. Trong đó: Lĩnh vực năng lượng giảm 91,6%, lượng phát thải không vượt quá 101 triệu tấn CO2tđ; lĩnh vực nông nghiệp giảm 63,1%, lượng phát thải không vượt quá 56 triệu tấn CO2tđ; lĩnh vực lâm nghiệp, sử dụng đất giảm 90% lượng phát thải, tăng 30% lượng hấp thụ các-bon, tổng lượng phát thải và hấp thụ đạt ít nhất -185 triệu tấn CO2tđ; lĩnh vực chất thải giảm 90,7%, lượng phát thải không vượt quá 8 triệu tấn CO2tđ; lĩnh vực các quá trình công nghiệp giảm 84,8%, lượng phát thải không vượt quá 20 triệu tấn CO2tđ. Các cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 200 tấn CO2tđ trở lên phải thực hiện giảm phát thải khí nhà kính.

Nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng

Để đạt được những mục tiêu trên, Chiến lược đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, Chiến lược đặt ra nhiệm vụ cần phải nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, đảm bảo sinh kế bền vững như: Ngăn chặn tình trạng suy giảm, suy thoái, phục hồi các nguồn tài nguyên; xây dựng một nền nông nghiệp thông minh, hiện đại, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu và có giá trị gia tăng cao; quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt rừng tự nhiên hiện có; phát triển hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do biến đổi khí hậu là tăng cường đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa mạng lưới giám sát biến đổi khí hậu, quan trắc khí tượng thủy văn, động đất, sóng thần, hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng, nhất là đối với bão, mưa, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển; nâng cấp, hiện đại hóa công nghệ giám sát, phân tích, dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai…

Xây dựng kế hoạch quản lý, loại trừ các chất gây hiệu ứng khí nhà kính

Nhiệm vụ chung về giảm phát thải khí nhà kính, đến năm 2030 xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động giảm phát thải khí metan giảm 30% mức phát thải khí metan so với năm 2020; xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý, loại trừ các chất gây hiệu ứng khí nhà kính, các chất làm suy giảm tầng ozon đến năm 2030; khuyến khích các cơ sở phát thải khác, đặc biệt là các cơ sở thuộc khu vực công, thực hiện kiểm kê khí nhà kính và giảm phát thải khí nhà kính…

Xây dựng hệ số phát thải khí nhà kính đặc trưng quốc gia cho các nguồn phát thải chủ yếu chiếm 0,1% tổng phát thải khí nhà kính quốc gia; định kỳ cập nhật danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính.

Giảm phát thải khí nhà kính theo lĩnh vực: Năng lượng; nông nghiệp; lâm nghiệp và sử dụng đất; chất thải; các quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm công nghiệp…

Theo ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, tuyên bố đạt mức phát thải ròng bằng “0” của Việt Nam đã phát đi tín hiệu tích cực nhằm thu hút đầu tư, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, thay đổi xu hướng tiêu dùng. Chúng ta cần tận dụng các cơ chế hợp tác song phương, đa phương của Thỏa thuận Paris, thu hút các nguồn lực đầu tư và nỗ lực của chính mình.

Cùng quan điểm, TS Huỳnh Thị Lan Hương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu nhấn mạnh: “Để hướng tới lộ trình phát thải ròng bằng “0” thì năng lượng tái tạo gồm điện mặt trời, điện gió và các nguồn khác cần được phát triển. Tuy nhiên, phát triển năng lượng tái tạo cần đi đôi với giải pháp lưu trữ năng lượng. Đây là một trong các chìa khóa thành công của điện gió, điện mặt trời cho Việt Nam, khi tỷ trọng tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện ngày càng cao”.

Chính phủ ra tay 'gỡ dây trói' cho nền kinh tế

Chính phủ ra tay 'gỡ dây trói' cho nền kinh tế

04/05/2023 21:02

Chưa khi nào tất cả các ngành nghề của Việt Nam lại phải đối mặt với đủ các loại cơ chế, chính sách, quy định… có từ trước mà trong đó rất nhiều điều đã không còn phù hợp với sự phát triển khách quan của thị trường.

Liên Hợp Quốc cảnh báo sự trở lại của El Nino và các kỷ lục mới về nhiệt độ

Liên Hợp Quốc cảnh báo sự trở lại của El Nino và các kỷ lục mới về nhiệt độ

04/05/2023 07:08

Liên Hợp Quốc cảnh báo hiện tượng thời tiết El Nino sẽ phát triển trong những tháng tới, thúc đẩy nhiệt độ toàn cầu tăng cao hơn và thiết lập những kỷ lục nhiệt mới.

Thanh Hóa cấm quay phim chụp ảnh ở trụ sở UBND tỉnh

Thanh Hóa cấm quay phim chụp ảnh ở trụ sở UBND tỉnh

03/05/2023 07:33

UBND tỉnh Thanh Hóa là một trong những cơ quan thuộc diện cấm tập trung đông người, cấm quay phim, chụp ảnh, ghi âm theo quy định mới của Thanh Hóa.

Bộ TN&MT phạt Cảng hàng không Việt Nam 270 triệu đồng vì thi công gây ô nhiễm

Bộ TN&MT phạt Cảng hàng không Việt Nam 270 triệu đồng vì thi công gây ô nhiễm

03/05/2023 07:31

Mới đây, Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ký quyết định xử phạt Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) chủ đầu tư dự án thành phần 3 sân bay Long Thành 270 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường khi thi công sân bay Long Thành.

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2023

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2023

02/05/2023 06:38

Công trình condotel được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu; Từ 15/5 sim không chính chủ sẽ bị thu hồi; Điều chỉnh tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2023.

Khát vọng phồn vinh, hạnh phúc

Khát vọng phồn vinh, hạnh phúc

30/04/2023 07:21

48 năm về trước, tại thành phố Sài Gòn - “Hòn ngọc Viễn Đông”, vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, lá cờ cách mạng mang theo bụi đường và nắng gió ba miền tung bay trên nóc Dinh Độc lập, báo hiệu toàn thắng đã về ta.

Hà Nội bỏ lệnh cấm taxi tại 9 tuyến đường

Hà Nội bỏ lệnh cấm taxi tại 9 tuyến đường

29/04/2023 08:41

Kể từ ngày 29/4 -29/10/2023, Hà Nội cho phép xe taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ được lưu thông trên 9 tuyến đường, ngõ.

Ai không dám làm, hãy từ chức!

Ai không dám làm, hãy từ chức!

28/04/2023 09:39

Một công điện có thể xem như công điện khẩn của Chính phủ được ban hành vào tối 19-4: chấm dứt tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, gây ách tắc, trì trệ công việc.

Miền Bắc chuyển rét kèm mưa giông, đề phòng thời tiết nguy hiểm

Miền Bắc chuyển rét kèm mưa giông, đề phòng thời tiết nguy hiểm

26/04/2023 08:21

Dự báo, từ ngày 25-26/4, phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển mát, riêng vùng núi phía Bắc trời chuyển lạnh, có nơi chuyển rét. Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên ngày 25/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to.