Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố từ chức
Hôm 7/7, Thủ tướng Anh Boris Johnson chính thức tuyên bố từ chức trong bài phát biểu bên ngoài tòa nhà số 10 phố Downing.

Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố từ chức hôm 7/7. Ảnh: Sky News
Theo đài Sky News, Thủ tướng Boris Johnson được chào đón bằng tràng pháo tay của những người ủng hộ trung thành nhất - bao gồm cả Bộ trưởng Văn hóa Nadine Dorries - và phu nhân Carrie.
Ông nói: "Rõ ràng bây giờ Đảng Bảo thủ cần có một nhà lãnh đạo mới và một vị thủ tướng mới. Tôi đã đồng ý với Ngài Graham Brady rằng quá trình chọn nhà lãnh đạo mới nên bắt đầu ngay bây giờ. Tôi vẫn sẽ phục vụ cho đến khi nhà lãnh đạo mới được bầu. Tôi tiếp tục vì đó là nhiệm vụ của mình".
Thủ tướng Boris Johnson gửi lời cảm ơn những người đã bỏ phiếu cho Đảng Bảo thủ trong cuộc tổng tuyển cử gần đây nhất.
"Lý do tôi đã chiến đấu rất nhiều trong vài ngày qua để tiếp tục nhiệm vụ, không chỉ vì tôi muốn làm như vậy mà vì tôi cảm thấy đó là công việc của mình, nghĩa vụ của mình, trách nhiệm của mình với mọi người. Tôi vô cùng tự hào về những thành tựu của chính phủ này trong việc hoàn thành Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu), giải quyết mối quan hệ của chúng ta với châu Âu, đòi lại quyền lực cho đất nước, đưa đất nước vượt qua đại dịch Covid-19 với chiến dịch triển khai vắc-xin nhanh nhất ở châu Âu và góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine" - Thủ tướng Boris Johnson nói thêm.
Ông cũng thừa nhận trong vài ngày qua, ông đã cố gắng thuyết phục các đồng nghiệp của mình nhưng rất tiếc là không thành công. Thủ tướng Boris Johnson cam kết sẽ hỗ trợ nhà lãnh đạo mới của Anh, cảm ơn phu nhân Carrie và các con đã ủng hộ mình và cảm ơn công chúng đã "dành đặc quyền to lớn cho ông".
Các nghị sĩ và người thân của Thủ tướng Boris Johnson đồng loạt vỗ tay sau khi ông kết thúc bài phát biểu và rời đi.
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế khu vực đồng euro suy giảm nhanh hơn dự báo
04/09/2023, 16:13
Vì sao miền bắc Trung Quốc bị lũ lụt tàn phá?
13/08/2023, 07:08
Điểm danh các quốc gia cấm sử dụng nhựa dùng một lần
08/08/2023, 17:29
Đột nhập thị trường chợ đen xăng dầu ở Niger
04/08/2023, 09:45
OPEC+ có nguy cơ tan vỡ, điều gì sẽ xảy ra?
28/07/2023, 10:52
Bản tin Năng lượng Quốc tế 26/7: Dự trữ dầu thô tại Mỹ bất ngờ tăng
26/07/2023, 16:33
Vì sao Nam Phi 'chùn bước' trước năng lượng xanh?
20/07/2023, 11:39
Mùa đông ôn hòa có thể giảm một nửa giá khí đốt tự nhiên của châu Âu
18/07/2023, 07:07Vùng nước lạnh nhất thế giới đang ấm lên
Đại dương đã và đang hấp thụ phần lớn nhiệt lượng tỏa ra bởi hiện tượng trái đất nóng lên. Ngay cả khối nước biển sâu ở Nam Cực cũng đang ấm lên và co lại, có thể gây hậu quả lớn cho khí hậu và hệ sinh thái đại dương sâu.
Bốn điểm nhấn của tình trạng năng lượng toàn cầu
Viện Năng lượng (EI) có trụ sở tại Anh đã thay ông lớn dầu khí BP công bố Đánh giá thống kê năng lượng thế giới, một báo cáo thường niên được xuất bản trong gần 7 thập kỷ qua, với 4 điểm nhấn trong ấn bản năm 2023.
Châu Á: Thách thức về chuyển đổi năng lượng trong bối cảnh nắng nóng khắc nghiệt
Tình trạng nắng nóng kỷ lục hoành hành nhiều nước châu Á đang đặt ra thử thách cho khả năng cung cấp và chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo.
IMF đã kêu gọi được 100 tỷ USD cho quỹ khí hậu và nghèo đói
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva thông báo các quốc gia giàu đã đạt được mục tiêu phân bổ lại 100 tỷ USD trong các quỹ của tổ chức này để ứng phó với biến đổi khí hậu và tình trạng nghèo đói tại các nước đang phát triển.
Khi nào nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ đạt đỉnh?
Theo báo cáo thường niên mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) về dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ dầu mỏ trên toàn thế giới có thể sẽ giảm mạnh trong 5 năm tới, "chứng tỏ nhu cầu đang đạt đỉnh".
Luật về năng lượng tái tạo của châu Âu có gì mới?
Theo những nguồn tin ngoại giao, các nước EU dự kiến sẽ thông qua luật về những mục tiêu năng lượng tái tạo mới vào hôm 14/6. Hiện họ đang xem xét một vài lựa chọn còn lại, trong đó có miễn trừ đối với một số nhà máy amoniac, nhằm thuyết phục những quốc gia vẫn còn hoài nghi về phiên bản cuối cùng của luật.
Phó thủ tướng Nga: Nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng trong năm nay
Ngày 8 tháng 6, Phó Thủ tướng Alexander Novak cho biết trong một bài báo viết cho tạp chí Chính sách Năng lượng, rằng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng trong năm nay và Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ là động lực tăng trưởng chính.
Vì sao OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu?
OPEC và các đồng minh, bao gồm cả Nga, sẽ họp mặt tại Vienna vào ngày 4/6 để quyết định chính sách sản lượng của họ.
Big Oil đang quay lưng với thỏa thuận khí hậu?
Các Big Oil đang đứng trước sức ép giữa thực tế tăng trưởng nhu cầu dầu, khí đốt và trách nhiệm thực hiện các mục tiêu phát thải nghiêm ngặt theo thỏa thuận khí hậu Paris và sự phản đối quyết liệt của các nhà hoạt động môi trường.