5 khuyến nghị giảm thiểu ô nhiễm không khí tại Hà Nội
Theo Ngân hàng Thế giới trong năm 2015, 40% tổng dân số của Hà Nội bị phơi nhiễm với nồng độ bụi PM2.5 ở ngưỡng gấp đôi mức quy chuẩn quốc gia và gấp nhiều lần tiêu chuẩn thế giới. Trong đó, 2/3 nguồn ô nhiễm từ bên ngoài thành phố.

Tại Hà Nội, các nguồn phát thải trong nội đô chỉ chiếm 1/3 tổng phát thải, còn lại chủ yếu đến từ các vùng bên ngoài Hà Nội, các tỉnh lân cận và nguồn tự nhiên.
Tại Hội thảo Quản lý chất lượng không khí Hà Nội "Từ cam kết đến hành động" diễn ra sáng 23/2, bà Lưu Thị Thanh Chi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) cho biết, TP.Hà Nội đã có nhiều giải pháp được triển khai đồng bộ để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Cụ thể, nâng cao ý thức cộng đồng, cấm đốt bếp than tổ ong (đã giảm được 99,8% bếp than tổ ong), xử lý đốt rơm rạ và các phụ phẩm nông nghiệp, tăng rửa đường, kiểm soát khí thải đối với xe gắn máy…
Theo khảo sát đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) trong năm 2015, 40% tổng dân số của Hà Nội bị phơi nhiễm với nồng độ bụi PM2.5 ở ngưỡng gấp đôi mức quy chuẩn quốc gia và gấp nhiều lần tiêu chuẩn thế giới. Hiện chưa có số liệu cập nhập trong năm 2023 nhưng với tốc độ đô thị hóa cao thì tỷ lệ này còn cao hơn nhiều so với cách đây 7-8 năm.
Bên cạnh đó, các nguồn phát thải tại nội đô chỉ chiếm 1/3 tổng phát thải, còn lại chủ yếu đến từ các vùng bên ngoài Hà Nội, các tỉnh lân cận và nguồn tự nhiên. Trên cơ sở đó, chuyên gia đưa ra 5 khuyến nghị để giảm ô nhiễm không khí tại Hà Nội.
Một là thắt chặt hơn các giá trị giới hạn phát thải đối với nhà máy điện và có biện pháp cho các làng nghề.
Hai là thực thi hiệu quả cấm đốt rơm rạ ngoài trời và áp dụng các biện pháp giảm bụi đường sá.
Ba là có chế tài thực thi tiêu chuẩn khí thải đối với xe máy, ôtô và xe buýt.
Bốn là quản lý bền vững chất thải rắn đô thị: Loại bỏ đốt rác lộ thiên, tăng tỷ lệ thu gom, phân loại và tái chế rác thải…
Năm là cần giải quyết triệt để các nguồn phát thải amoni từ nông nghiệp. Đặc biệt, để cải thiện hiệu quả chất lượng không khí ở Hà Nội không chỉ Hà Nội làm mà cần phối hợp với các tỉnh trong khu vực.
Ngày nay, khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm khí hậu chu kỳ ngắn trong khu vực châu Á đã và đang gia tăng do sự gia tăng lên nhanh chóng của dân số và các hoạt động công nghiệp. Nhiều thành phố lớn trong vùng Nam Á và Đông Nam Á đang hứng chịu các vấn đề phức tạp về chất lượng không khí, trong đó hầu hết nguyên nhân đều đến từ quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đi kèm với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Trong đó, Hà Nội chủ yếu là ô nhiễm bụi. Trong đó, bụi mịn PM2.5 được coi là “tử thần” có thể đi sâu vào phổi, gây ra nhiều bệnh về hô hấp, tim mạch, đặc biệt là với đối tượng người già, trẻ em.
Trước đó, trong bản công bố kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của 63 tỉnh/TP năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, với chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống, Hà Nội trong Top 5 địa phương có mức độ hài lòng thấp nhất, cùng với Bắc Kạn, Hà Giang, Vĩnh Phúc và Bình Phước
Theo TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, Việt Nam hiện còn thiếu các nghiên cứu về ô nhiễm không khí, giải pháp hiện nay chủ yếu vẫn chỉ là... chờ mưa.
Và “điệp khúc” ô nhiễm không khí theo mùa sẽ còn tái diễn nếu không có các biện pháp kiểm soát nguồn phát thải hiệu quả. "Mưa chỉ giải quyết được tức thời tình trạng ô nhiễm thôi. Các cấp phải ngồi lại cùng các biện pháp để giảm thiểu: hạn chế phương tiện giao thông như thế nào? Nhiều người có đốt rác hay không? Thế rồi các cơ sở sản xuất, các làng nghề ví dụ tái chế giấy, kim loại, nhựa,… Phải làm cương quyết mới mong hạn chế được phần nào", TS Tùng nhấn mạnh.
Cùng chủ đề
Chuyên gia: Đây là “thời điểm vàng” để chống lại ô nhiễm không khí
Chỉ số ô nhiễm không khí ngày 13/2 của Hà Nội ở mức rất xấu
Chất lượng không khí Hà Nội ô nhiễm mức rất xấu
Thái Lan kêu gọi thắp hương và đốt vàng mã online để giảm thiểu ô nhiễm không khí
Hôm nay (20/1) Hà Nội lại vào Top thành phố ô nhiễm không khí

Giá xăng giảm xuống dưới mức 20.000 đồng/lít
06/03/2025, 15:20
[HỎI-ĐÁP) Quy trình cấp giấp phép lái xe mới thực hiện thế nào?
05/03/2025, 14:29
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM thiếu cát, nguy cơ chậm tiến độ
04/03/2025, 15:09
Những chính sách có hiệu lực từ hôm nay (1/3/2025)
01/03/2025, 13:29
Chủ tịch Hà Nội 'chốt' ngày khởi công cầu Tứ Liên
28/02/2025, 14:17Tác động của biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn là một trong những hệ quả tiêu biểu của biến đổi khí hậu. Hiện tượng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp, thủy sản, hạ tầng và đời sống sinh hoạt của người dân ở các khu vực ven biển và đồng bằng.
[INFOGRAPHIC] Chi tiết 3 cầu vượt sông Hồng sắp khởi công
Trong giai đoạn từ năm 2025 đến 2030, thành phố Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành ba cây cầu vượt sông Hồng, bao gồm cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi và cầu Tứ Liên, với tổng mức đầu tư gần 48.000 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng yêu cầu trình phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trước 27/02
Bộ Công Thương phải hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII theo Luật Quy hoạch và trình Thủ tướng trước ngày 27/02/2025.
Vinamilk đồng hành cùng ngành Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Vinamilk đã đồng hành cùng với hơn 1.000 nhân viên y tế, runner tại giải chạy “Run With Me - Cộng Đồng Khỏe” nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2025). Đây là một trong nhiều hoạt động Vinamilk phối hợp cùng ngành y trong suốt thời gian qua hướng đến chăm sóc sức khỏe người Việt.
Yagi và Trà Mi được loại khỏi danh sách đặt tên bão
Do những ảnh hưởng nặng nề của cơn bão Yagi và Trà Mi, Hội đồng Ủy ban bão quốc tế đã thống nhất loại hai cái tên này ra khỏi danh sách đặt tên bão.
Xây dựng phương án giải quyết tổng thể vấn đề hạn mặn vùng ĐBSCL
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, Bộ NN&PTNT đã xây dựng Đề án Phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún, ngập lụt và nước sinh hoạt để giải quyết tổng thể cả 5 vấn đề của vùng ĐBSCL.
Cơ chế nhà nước đặt hàng giúp hình thành ra công ty 'kỳ lân' với các công nghệ đột phá
Theo ông Đỗ Tiến Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia, việc nhà nước đặt hàng mang lại sự ổn định cho các nhà đầu tư, giảm thiểu rủi ro và tạo động lực cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang cạnh tranh gay gắt, việc có một đối tác chiến lược như nhà nước sẽ giúp hình thành ra các "kỳ lân" với công nghệ đột phá phát triển và trưởng thành.
Chính thức công bố nguyên nhân sự cố khi đào hầm metro Nhổn - ga Hà Nội
Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đã công bố nguyên nhân của việc bùn đất, phụ gia đào hầm phun lên mặt đất trong quá trình khoan hầm tuyến đường sắt đô thị, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.
[Infographic] Cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 19/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.