Công điện tăng cường công tác phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Công điện số 680/CĐ-TTg ngày 1/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ.

Bệnh đậu mùa khỉ ghi nhận đầu tiên trên người vào năm 1970, sau đó trở thành bệnh lưu hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi, hầu như không ghi nhận dịch tại khu vực khác. Tuy nhiên, từ tháng 5 năm 2022 đến nay dịch có diễn biến bất thường, đã ghi nhận dịch tại 12 quốc gia khu vực châu Âu, đây là lần đầu tiên ghi nhận các ổ dịch tại khu vực này, trong khi chưa xác định được mối liên hệ với khu vực dịch lưu hành trước đó. Tiếp đó, dịch bệnh đã gia tăng liên tục cả về số ca mắc và số quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận ca bệnh. Ngày 23 tháng 7 năm 2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố dịch bệnh này là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế. Đến ngày 28 tháng 7 năm 2022, WHO tiếp tục thông báo đã có trên 18 nghìn ca mắc tại 78 quốc gia, trong đó có 5 trường hợp tử vong. Một số quốc gia gần với nước ta như Thái Lan, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đã ghi nhận ca bệnh xâm nhập.
Trong bối cảnh nước ta đang phải đối mặt với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như COVID-19, Sốt xuất huyết…; để chủ động kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ với tinh thần và giải pháp là “Sớm một bước, cao hơn một mức”, không để xảy ra dịch chồng dịch, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Quán triệt, chỉ đạo thông suốt, quyết liệt, huy động các cấp, ngành, đoàn thể tham gia vào công tác phòng chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
b) Giám sát chặt chẽ dịch ngay tại các cửa khẩu (đối với địa phương có cửa khẩu) trong cộng đồng, phát hiện sớm, điều trị kịp thời người mắc, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong, xử lý triệt để ổ dịch; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, tiếp nhận và điều trị các trường hợp mắc bệnh.
c) Chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản đáp ứng, tổ chức diễn tập theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra.
d) Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
đ) Truyền thông bằng nhiều hình thức tới người dân, cộng đồng về tình hình dịch bệnh và các biện pháp dự phòng dịch bệnh đậu mùa khỉ theo khuyến cáo của Bộ Y tế, lưu ý khuyến cáo người dân chủ động khai báo với các cơ quan y tế khi có triệu chứng nghi ngờ, mắc bệnh; thiết lập đường dây nóng, nơi tiếp nhận thông tin để tư vấn, hỗ trợ người dân về bệnh đậu mùa khỉ.
2. Bộ Y tế:
- Theo dõi chặt chẽ và cập nhật thông tin diễn biến tình hình dịch bệnh, khuyến cáo của WHO để chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, điều trị hiệu quả, kịp thời.
- Thực hiện quyết liệt các biện pháp giám sát, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập; xử lý kịp thời ổ dịch, chăm sóc điều trị người mắc bệnh, hạn chế thấp nhất tử vong. Đặc biệt lưu ý ưu tiên bảo vệ lực lượng y tế, đối tượng có nguy cơ cao, đối tượng dễ bị tổn thương.
- Xây dựng kế hoạch đáp ứng về y tế với bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam; tiếp tục hoàn thiện các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật, tăng cường năng lực xét nghiệm, chẩn đoán xác định, tập huấn cho cán bộ y tế.
- Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các địa phương về giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch, các biện pháp dự phòng và điều trị bệnh đậu mùa khỉ; phương tiện, vật tư, trang thiết bị, thuốc phù hợp cho công tác phòng, chống dịch bệnh.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Phối hợp, chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế và các cơ quan liên quan trong việc phòng, chống dịch từ động vật hoang dã, đặc biệt là nhóm động vật có nguy cơ lây nhiễm cao với bệnh Đậu mùa khỉ.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan báo chí phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch để người dân chủ động, tích cực thực hiện phòng, chống dịch bệnh; khám và điều trị khi có dấu hiệu mắc bệnh.
5. Bộ Tài chính bảo đảm đủ kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định, tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí.
6. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thành viên phối hợp với các cấp chính quyền chủ động, tích cực vận động người dân tham gia các hoạt động phòng, chống dịch theo khuyến cáo, hướng dẫn của Bộ Y tế.

Nắng nóng sẽ diễn ra trên diện rộng trong tháng 6 ở Bắc Bộ
01/06/2023, 09:20
Thế giới nỗ lực giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa
29/05/2023, 14:20
Khách hàng yêu cầu Manulife giải quyết đơn khiếu nại
16/05/2023, 16:36
Tự chủ đến đâu?
16/05/2023, 16:31
Nghiên cứu hồi sinh tế bào chống ung thư
14/05/2023, 07:26
Bộ Y tế cảnh báo nhiều hệ lụy nguy hiểm của thuốc lá điện tử
09/05/2023, 07:12
Số ca mắc Covid-19 tăng 'chóng mặt', Bộ Y tế ra công văn khẩn
14/04/2023, 06:37Số ca mắc COVID-19 có xu hướng tăng, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn
Chỉ tính từ 5-11/4, cả nước đã ghi nhận 639 ca mắc mới, trung bình có 90 ca mắc mới mỗi ngày, tăng 3,8 lần so với 7 ngày trước. Số ca nhập viện cũng có xu hướng gia tăng; số bệnh nhân nặng ghi nhận trung bình 1-2 ca/ngày. Bộ Y tế đề nghị các địa phương thúc đẩy tiêm vaccine phòng COVID-19.
Đang vướng 'dmara' livestream Tiktok, Dược phẩm Hoa Linh từng dính những lùm xùm gì?
Từng bị xử phạt hàng trăm triệu đồng vì liên tiếp vi phạm quảng cáo sản phẩm và bất chấp quy định pháp luật, Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh Hà Nam lại dính lùm xùm về bán phá giá sản phẩm Nguyên Xuân với giá 11.000 đồng và 18.000 đồng.
Xuất hiện thuốc nhỏ mắt, ung thư giả tại nhà thuốc Hapulico và bệnh viện
Cục Quản lý dược yêu cầu xác minh một số thuốc giả, nghi giả xuất hiện trong chuỗi cung ứng tại Trung tâm bán buôn thuốc Hapulico và một nhà thuốc bệnh viện
Sữa Fami Canxi vướng 'lùm xùm' tại Nhật
Theo cơ quan chức năng thành phố Chiba, lô sữa đậu nành này được nhập khẩu vào ngày 6/3. Đến ngày 27/3, Trạm kiểm dịch Osaka của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã tiến hành kiểm tra và phát hiện sản phẩm sữa dương tính với vi khuẩn Coliform.
Vinamilk đẩy mạnh chương trình chăm sóc dinh dưỡng trẻ em và người cao tuổi năm 2023
Ngày 22 và 23/3/2023, Trung tâm Dinh dưỡng (TTDD) Vinamilk đã tổ chức khám sức khỏe, tư vấn dinh dưỡng và phát quà cho khoảng 2.600 trẻ mầm non trên địa bàn huyện Hàm Yên và huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là chương trình khởi động chuỗi hoạt động Tư vấn, chăm sóc và truyền thông về sức khỏe dinh dưỡng năm 2023 của Vinamilk tại nhiều tỉnh thành, với gần 15 ngàn trẻ em và người cao tuổi tham gia.
Thêm 8 ca nhiễm, virus Marburg có dễ lây nhiễm không?
Virus Marburg không lây nhiễm trong thời gian ủ bệnh. Đáng lo ngại, bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao nhưng trong giai đoạn đầu lại rất khó phân biệt với nhiều bệnh sốt nhiệt đới khác do các triệu chứng lâm sàng giống nhau.
Đánh thuế TTĐB với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều băn khoăn
Nhiều ý kiến cho rằng việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với các sản phẩm đồ uống có đường là chưa phù hợp. Doanh nghiệp cũng kiến nghị không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường.
Dược Danapha bị cưỡng chế gần 3,8 tỷ đồng
Cục Thuế Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định 281/QĐ-CTDAN về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản/phong tỏa tài khoản đối với Công ty Cổ phần Dược Danapha (Dược Danapha).
Bộ Y tế đình chỉ lưu hành Serum thâm X2 - Nhãn hàng Huyền Phi
Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành công văn số 1815/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy mỹ phẩm vi phạm quy định về quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm Serum thâm X2 - Nhãn hàng Huyền Phi Cosmetics do Công ty Công ty TNHH mỹ phẩm Huyền Phi phân phối.