Thứ tư, 02/02/2022, 07:30 AM
  • Click để copy

Cận cảnh đấu trường sinh tử giữa 2 kỳ phùng địch thủ của núi rừng

Hổ Quyền ở Huế là đấu trường từng chứng kiến nhiều trận sinh tử giữa 2 kỳ phùng địch thủ của núi rừng là voi và hổ.

Toàn cảnh Hổ Quyền nhìn từ trên cao.

Toàn cảnh Hổ Quyền nhìn từ trên cao.

5 chuồng cọp đối diện khán đài nhà vua ngồi. Các cửa gỗ được đóng mở bằng cách kéo dây từ trên xuống.

5 chuồng cọp đối diện khán đài nhà vua ngồi. Các cửa gỗ được đóng mở bằng cách kéo dây từ trên xuống.

Bên trong một chuồng cọp.

Bên trong một chuồng cọp.

Chiếc cửa được làm bằng đá thanh dành cho voi đi vào đấu trường.

Chiếc cửa được làm bằng đá thanh dành cho voi đi vào đấu trường.

Sân đấu giữa voi và hổ có thảm cỏ hình tròn.

Sân đấu giữa voi và hổ có thảm cỏ hình tròn.

Đấu trường Hổ Quyền nơi diễn ra biết bao trận thư hùng, sinh tử giữa 2 kỳ phùng địch thủ của núi rừng là voi và hổ.

Đấu trường Hổ Quyền nơi diễn ra biết bao trận thư hùng, sinh tử giữa 2 kỳ phùng địch thủ của núi rừng là voi và hổ.

Đây là một đấu trường độc đáo không hề có ở bất cứ đâu trên thế giới.

Đây là một đấu trường độc đáo không hề có ở bất cứ đâu trên thế giới.

Trên bờ thành gần cổng dành cho voi ghi chữ 'Hổ Quyền'. 

Trên bờ thành gần cổng dành cho voi ghi chữ "Hổ Quyền". 

Từ nhu cầu rèn luyện tượng binh, một binh chủng rất lợi hại của quân đội Đàng Trong, càng về sau các trận đấu nhằm khích lệ tinh thần thượng võ, phục vụ nhu cầu giải trí.

Từ nhu cầu rèn luyện tượng binh, một binh chủng rất lợi hại của quân đội Đàng Trong, càng về sau các trận đấu nhằm khích lệ tinh thần thượng võ, phục vụ nhu cầu giải trí.

Hổ Quyền ở thôn Trường Đá, phường Thủy Biều, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hổ Quyền ở thôn Trường Đá, phường Thủy Biều, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cụm di tích Hổ Quyền - Điện Voi Ré là bộ phận cấu thành của Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993.

Cụm di tích Hổ Quyền - Điện Voi Ré là bộ phận cấu thành của Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993.

Hổ Quyền vừa được trùng tu trong thời gian gần đây.

Hổ Quyền vừa được trùng tu trong thời gian gần đây.

Cửa voi đi rộng 1,90 mét, cao gần 4 mét.

Cửa voi đi rộng 1,90 mét, cao gần 4 mét.

Con đường trên cửa vòm được thu hẹp bằng một cây cầu. Cửa vòm có hai cánh bằng gỗ lớn, bản lề bằng đá.

Con đường trên cửa vòm được thu hẹp bằng một cây cầu. Cửa vòm có hai cánh bằng gỗ lớn, bản lề bằng đá.

Xa xa là khán đài nơi vua ngồi đặt ở phía Bắc, xây cao hơn các vị trí xung quanh, có không gian tương đối rộng.

Xa xa là khán đài nơi vua ngồi đặt ở phía Bắc, xây cao hơn các vị trí xung quanh, có không gian tương đối rộng.

Hổ Quyền được xây dựng bằng gạch vồ, đá thanh và vôi vữa tốt.

Hổ Quyền được xây dựng bằng gạch vồ, đá thanh và vôi vữa tốt.

Xét về cấu trúc, công trình này có nét tựa đấu trường La Mã khi có hình vành khăn nằm lộ thiên với 2 vòng tường thành.

Xét về cấu trúc, công trình này có nét tựa đấu trường La Mã khi có hình vành khăn nằm lộ thiên với 2 vòng tường thành.

Chỗ thoát nước.

Chỗ thoát nước.

Bậc cấp.

Bậc cấp.

Theo sử sách ghi chép, vào năm 1904 dưới thời vua Thành Thái là dấu mốc đánh dấu trận đấu cuối cùng ở Hổ Quyền.

Theo sử sách ghi chép, vào năm 1904 dưới thời vua Thành Thái là dấu mốc đánh dấu trận đấu cuối cùng ở Hổ Quyền.

Khi chưa có các trường đấu giữa voi và hổ, các trận đấu này thường được tổ chức tại cồn Dã Viên - ở phía trước bên phải Kinh thành Huế. Giai đoạn đầu, do chưa có đấu trường hẳn hoi để đảm bảo sự an toàn nên những sự cố thường xảy ra. Sau đó, vào năm 1830, vua Minh Mạng chọn vùng đất như ngày nay xây dựng trường đấu kiên cố dành cho những trận tử chiến giữa voi và hổ.

Khi chưa có các trường đấu giữa voi và hổ, các trận đấu này thường được tổ chức tại cồn Dã Viên - ở phía trước bên phải Kinh thành Huế. Giai đoạn đầu, do chưa có đấu trường hẳn hoi để đảm bảo sự an toàn nên những sự cố thường xảy ra. Sau đó, vào năm 1830, vua Minh Mạng chọn vùng đất như ngày nay xây dựng trường đấu kiên cố dành cho những trận tử chiến giữa voi và hổ.

Giống như những trận quyết đấu khác, nghi thức tổ chức ở Hổ Quyền cũng được làm trang trọng. Từ sáng sớm, dân chúng vào đến nơi để chờ xem trận đấu giữa hai kỳ phùng địch thủ.

Giống như những trận quyết đấu khác, nghi thức tổ chức ở Hổ Quyền cũng được làm trang trọng. Từ sáng sớm, dân chúng vào đến nơi để chờ xem trận đấu giữa hai kỳ phùng địch thủ.

Dưới triều Nguyễn, những trận tử chiến giữa voi và hổ thông thường mỗi năm tổ chức một lần. Voi được quan niệm là loài vật đại diện cho cái thiện, cho sức mạnh của nhà vua, còn hổ đại diện cho cái ác. Ác không thể thắng thiện, cũng như vua là bậc thượng tôn đầy sức mạnh nên trong mọi trận quyết chiến, voi bao giờ cũng là con vật giành chiến thắng. Ảnh tư liệu Internet.

Dưới triều Nguyễn, những trận tử chiến giữa voi và hổ thông thường mỗi năm tổ chức một lần. Voi được quan niệm là loài vật đại diện cho cái thiện, cho sức mạnh của nhà vua, còn hổ đại diện cho cái ác. Ác không thể thắng thiện, cũng như vua là bậc thượng tôn đầy sức mạnh nên trong mọi trận quyết chiến, voi bao giờ cũng là con vật giành chiến thắng. Ảnh tư liệu Internet.

Điện Voi Ré.

Điện Voi Ré.

Các nhà nghiên cứu văn hóa Huế cho rằng, đấu trường Hổ Quyền là công trình có kiến trúc độc nhất vô nhị không chỉ ở Việt Nam, mà còn trên toàn thế giới dù về quy mô, nó không thể sánh bằng đấu trường nổi tiếng Colosseum của Ý.

Các nhà nghiên cứu văn hóa Huế cho rằng, đấu trường Hổ Quyền là công trình có kiến trúc độc nhất vô nhị không chỉ ở Việt Nam, mà còn trên toàn thế giới dù về quy mô, nó không thể sánh bằng đấu trường nổi tiếng Colosseum của Ý.

CLIP: Toàn cảnh Hổ Quyền - nơi từng diễn ra những trận đấu sinh tử giữa voi và hổ