'Cơn bão' lạm phát tại châu Âu lại phá kỷ lục mới trong tháng 10/2022
Theo dữ liệu được Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) công bố hôm qua, tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Liên minh châu Âu tiếp tục đạt kỷ lục mới trong tháng 10 khi tăng lên 11,5%, hơn 0,6% so với tháng trước.
Sức mạnh, sự phối hợp và tình đoàn kết đã giúp châu Âu thoát khỏi giai đoạn khó khăn nhất của đại dịch Covid-19, vốn được coi là một trong những cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Tuy nhiên, khi các biện pháp phục hồi kinh tế còn chưa ghi nhận kết quả và những dự báo đầy lạc quan còn chưa thành hiện thực, “Lục địa già” lại rơi vào một vòng xoáy mới.
Cuộc khủng hoảng năng lượng và hệ lụy từ xung đột Nga - Ukraine là nguyên nhân tác động đến đời sống kinh tế và hàng hóa tiêu dùng, khiến lạm phát tăng lên mức cao chưa từng có tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone). Hầu hết các dự báo đều cho thấy châu Âu đang đứng bên bờ vực suy thoái.
So với tháng 9, tỷ lệ lạm phát cả năm đã giảm ở 11 quốc gia thành viên, nhưng lại tăng ở 13 quốc gia thành viên khác và chỉ có quốc gia duy trì ổn định. Lạm phát trong tháng 10/2022 là 10,7%, vượt quá mức 9,9% được ghi nhận trong tháng 9/2022. 9,9% cũng là mức cao nhất trong 23 năm lịch sử của Eurozone.
Đỉnh cao lạm phát mới do Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố thậm chí còn vượt xa mức dự báo 10,2% mà các chuyên gia kinh tế đưa ra trước đó và đưa tốc độ tăng giá tiêu dùng trong khu vực lên cao gấp hơn 5 lần so với mục tiêu lạm phát 2% mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đề ra.
Các quốc gia thành viên EU có tỷ lệ lạm phát hàng năm thấp nhất trong tháng 10 là Pháp (7,1%), Tây Ban Nha (7,3%) và Malta (7,4%). Ngược lại, Estonia (22,5%), Litva (22,1%) và Hungary (21,9%) ghi nhận tốc độ tăng giá hàng năm cao nhất.
Đồng thời, Cơ quan thống kê châu Âu cũng đã điều chỉnh tỷ lệ lạm phát tháng 10 ở khu vực đồng euro lên 10,6%. Vào tháng 9, lạm phát ở khu vực đồng euro đã ở mức 9,9%.
Nhiều gói hỗ trợ khổng lồ
Hơn 9 tháng kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, giá năng lượng không ngừng tăng phi mã, khiến các nước châu Âu, hầu hết phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga, rơi vào tình thế hết sức khó khăn. Điều này buộc một số quốc gia phải thực hiện các chính sách đặc biệt để bảo vệ nền kinh tế.
Tại Liên minh châu Âu (EU), hàng trăm tỷ euro tiếp tục được giải ngân để đối phó với khủng hoảng năng lượng. Các chính phủ đã nỗ lực tung các biện pháp chưa từng có tiền lệ, từ việc hạn chế giá khí đốt và giá điện, đến việc giải cứu các công ty năng lượng đang gặp khó khăn hay hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình.
Chi tiêu công vẫn tiếp tục, dù EU đã “tích lũy một núi nợ” mới, để cứu nền kinh tế khỏi đại dịch Covid-19. Kết quả là việc chi hàng trăm tỷ euro cho khủng hoảng năng lượng đã khiến lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng cao, đồng thời làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái.
Đức - nền kinh tế lớn nhất Eurozone, đã ghi nhận lạm phát 10,4% trong tháng 10/2022, cao hơn mức kỷ lục 70 năm được ghi nhận một tháng trước đó. Để cải thiện tình hình, Đức đã chi tới hơn 100 tỷ euro cho các gói hỗ trợ tiêu dùng và năng lượng (chiếm 2,8% Tổng sản phẩm quốc nội - GDP). Chính phủ quốc gia đầu tàu châu Âu này cũng vừa thông qua gói hỗ trợ tiêu dùng và năng lượng trị giá 200 tỷ euro.
Dù chưa có kế hoạch chi tiết, Giám đốc kinh doanh Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức (IFO) Timo Wollmershäuser cho rằng việc các nhà bán lẻ thực phẩm dự kiến tăng giá hầu hết các mặt hàng sẽ khiến tỷ lệ lạm phát tiếp tục tăng ở mức hai con số. Khi đó, một cuộc suy thoái mùa Đông, do giá cả tiếp tục tăng cao làm giảm sức mua của người tiêu dùng Đức, là kịch bản không thể loại trừ.
Italy, quốc gia ghi nhận lạm phát cao nhất trong vòng 40 năm là 11,9% trong tháng 10, cũng “hào phóng” chi 59,2 tỷ euro (chiếm 3,3% GDP) trong vòng hai tháng để bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi việc giá năng lượng tăng cao.
Pháp đứng thứ ba với khoản chi 53,6 tỷ euro được phân bổ cho đến nay (chiếm 2,2% GDP). Tính tổng cộng, các nước EU đã chi 314 tỷ euro để giải quyết khủng hoảng năng lượng.
Các chính phủ liên tục tung ra những gói hỗ trợ trị giá hàng trăm tỷ euro để đối phó với lạm phát, người tiêu dùng châu Âu dường như không hết mệt mỏi khi bão giá không ngừng tác động đến đời sống, khiến họ buộc phải thay đổi thói quen mua sắm chưa từng có kể từ cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ trước.
Triển vọng kinh tế khu vực chưa thể cải thiện
Với áp lực lạm phát gia tăng từ đầu năm 2022 do giá năng lượng biến động và tình trạng thiếu hụt nguồn cung khiến chi phí đầu vào tăng cao, thu nhập khả dụng giảm sút, người tiêu dùng buộc phải kiểm soát chi phí để hạn chế tác động của lạm phát đối với các hoạt động mua sắm hàng ngày.
Có 58% người tiêu dùng đã phải cắt giảm các nhu cầu thiết yếu, trong đó 35% sử dụng tiết kiệm cá nhân và vay nợ để thanh toán hóa đơn.
Những khoản tiền tiết kiệm sau đại dịch COVID-19 đã được rút bớt để đáp ứng chi phí sinh hoạt hằng ngày. Giá thực phẩm và nhiên liệu tăng cao đang tác động đến ngân sách của các hộ gia đình trên khắp châu Âu, trong khi nguồn cung năng lượng hạn hẹp đang buộc người dân và các ngành công nghiệp phải gồng mình để đối phó với nguy cơ mất điện trong mùa Đông này.
Cụ thể, nhiều người đã chuyển sang mua sắm ở chuỗi cửa hàng tạp hóa giảm giá, mua các mặt hàng nhãn hiệu bình dân, thay vì những thương hiệu cao cấp như trước đây. Những thay đổi không chỉ xảy ra trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng, hơn 50% số người được khảo sát tại châu Âu còn cho biết họ đặt ít đồ ăn hơn và 47% cho biết sẽ hạn chế ăn, uống ở nhà hàng, quán bar hoặc quán càphê.
Tăng trưởng doanh số ngành hàng tiêu dùng nhanh đã giảm xuống còn 1,5% so với mức 3% trong cùng kỳ năm trước. Đóng góp vào tăng trưởng từ nhu cầu mua sắm bị dồn nén sau đại dịch COVID-19 cũng giảm dần.
Chuyên gia Ananda Roy thuộc Công ty Phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường Mỹ (IRI) nhấn mạnh: “Mức độ sẵn sàng chi tiêu của người tiêu dùng đang bị ảnh hưởng và xu hướng đi du lịch có thể giảm, với khả năng giá tăng mạnh hơn nữa do chi phí đầu vào cao và giá năng lượng biến động."
Mặc dù ECB nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm lên mức 2% lần thứ ba liên tiếp để chống lại tình trạng lạm phát quá cao, thậm chí tuyên bố có thể sẽ triển khai thêm những đợt tăng lãi suất nữa, song số liệu thống kê do Eurostat công bố vẫn cho thấy nền kinh tế khu vực đang tiếp tục yếu đi.
Giới phân tích cho rằng: Trong năm tới, sản lượng kinh tế và thu nhập của châu Âu sẽ giảm gần 500 tỷ euro so với mức trước cuộc xung đột ở Ukraine, một bằng chứng rõ rệt cho thấy những tổn thất kinh tế to lớn mà khu vực này phải hứng chịu do tác động của xung đột địa chính trị.
Hiện các nhà hoạch định chính sách châu Âu đang rất khó khăn trong việc đưa ra lựa chọn chính sách để giải quyết những tác động của tăng trưởng yếu kết hợp với lạm phát cao. Việc thắt chặt chính sách kinh tế vĩ mô để giảm lạm phát, hay triển khai các biện pháp hỗ trợ hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng, đều là cần thiết.
Bởi trong thời điểm bất ổn như hiện nay, cần sẵn sàng điều chỉnh các chính sách theo cả hai hướng để kịp thời phản ứng với diễn biến cụ thể, phụ thuộc vào các số liệu cho thấy lạm phát cao hơn hay suy thoái sâu hơn.
Hiện việc tiếp tục tăng lãi suất cũng là một chính sách bảo hiểm chống lại các rủi ro, trong đó có giảm lạm phát kỳ vọng. Động thái tăng lãi suất lần thứ ba của ECB cho thấy họ sẵn sàng giải quyết áp lực lạm phát của châu Âu.
Tuy nhiên, với quan điểm bước đầu là tăng lãi suất lên đến mức trung tính, tức là mức "không thúc đẩy và cũng không hạn chế tăng trưởng", một số nhà hoạch định chính sách cho rằng ECB hành động chưa đủ mạnh tay để kiềm chế lạm phát cao.
Ông Ken Wattret - Trưởng Bộ phận phân tích kinh tế châu Âu của S&P Global Market Intelligence, dự báo: Những trở ngại liên quan đến năng lượng đối với hoạt động kinh tế trong mùa Đông sẽ dẫn tới một đợt suy thoái ngắn nhưng sâu. Ông cho rằng trong đợt suy thoái này, GDP của Eurozone sẽ giảm khoảng 1% trong vòng ba tháng cuối cùng của năm nay và quý đầu tiên của năm tới.
Bên cạnh đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo mùa đông năm nay, hơn một nửa số quốc gia Eurozone sẽ rơi vào tình trạng suy thoái kỹ thuật, với ít nhất hai quý suy giảm sản lượng kinh tế liên tiếp và sẽ giảm bình quân khoảng 1,5%.
Cùng chủ đề
Mauricio Pochettino đặt mục tiêu trở lại đấu trường châu Âu
Man Utd có nguy cơ bị UEFA cấm thi đấu mùa tới?
Ukraine không có ý định gia hạn thỏa thuận quá cảnh khí đốt của Nga
Pháp đề xuất EU cấm xuất khẩu quần áo đã qua sử dụng để giải quyết vấn đề rác thải dệt may
Giá cước vận tải hàng hoá container tăng cao, Bộ GTVT chỉ đạo yêu cầu hỗ trợ doanh nghiệp
Đang cháy rừng ở Australia, diện tích thiệt hại rộng bằng Singapore
27/12/2024, 11:38CNPC: Trung Quốc đạt đỉnh nhu cầu dầu tinh chế
18/12/2024, 11:43Ngân hàng Goldman Sachs rút khỏi liên minh Net Zero
09/12/2024, 07:00Tàu vận chuyển khí CO2 hóa lỏng đầu tiên trên thế giới
04/12/2024, 06:15Châu Âu cảnh báo một số nước không tuân thủ các quy định về năng lượng
22/11/2024, 06:15Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
20/11/2024, 06:27CEO Vitol dự báo giá dầu năm 2025
08/11/2024, 13:26Tổng thống Putin đề xuất chiến lược kinh tế mới cho BRICS
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất một nền tảng đầu tư BRICS để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên và sự phát triển của Nam và Đông Bán cầu.
Đông Nam Á cần đầu tư 190 tỷ USD vào năng lượng sạch để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, Đông Nam Á cần tăng đầu tư vào năng lượng sạch gấp 5 lần hiện tại, để đạt được các mục tiêu về khí hậu.
Ngân hàng Thế giới “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong 10 năm tới
Ngân hàng Thế giới (WB) đã bỏ phiếu vào thứ Ba (15/10) để thay đổi các quy định cho vay nhằm “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong thập kỷ tới để giúp các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác, Chủ tịch WB Ajay Banga nói với Reuters NEXT.
Việt Nam - Lào hợp tác phòng chống tội phạm
Ngày 14/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Công an Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị song phương cấp Bộ trưởng giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào về hợp tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phòng, chống ma túy.
Bão Milton đổ bộ Florida với sức gió hơn 190 km/ giờ
Milton hiện vẫn là cơn bão cấp 3 với sức gió 115 dặm/giờ (hơn 190km/h) sau khoảng nửa giờ đổ bộ. Cơn bão di chuyển theo hướng đông-đông bắc với tốc độ 15 dặm/giờ, mang theo sóng lớn, gió cực mạnh và lũ quét đe dọa tính mạng.
Xuất khẩu LNG của Bắc Mỹ tăng gấp đôi trong những năm tới
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) mới đây cho biết công suất xuất khẩu LNG ở Bắc Mỹ sẽ tăng gấp đôi trong vòng ba năm tới lên 24,4 tỷ feet khối mỗi ngày (Bcf/d) so với mức của năm 2023.
Diễn biến thị trường dầu thô thế giới tuần qua
Giá dầu tương lai giảm vào thứ Sáu (30/8), ghi nhận mức giảm trong 2 tháng liên tiếp, do lo ngại về nhu cầu về dầu sẽ giảm bất chấp nguồn cung gián đoạn từ Libya.
Bhutan - Quốc gia “xanh” duy nhất trên thế giới
Giữa bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức to lớn từ biến đổi khí hậu, Bhutan là hình mẫu toàn cầu về bảo vệ môi trường khi đạt mức carbon âm tính nhờ bảo tồn rừng và phát triển hiệu quả.
Lo ngại mưa bão diễn biến bất thường, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo khẩn
Càng về cuối năm, xác suất xuất hiện La Nina lại càng lớn, tăng nguy cơ xảy ra mưa, bão, lũ với nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở các sân bay khu vực miền Trung.