Hà Nội tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại chợ
Hiện nay, nhằm kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm từ các nơi cung cấp về chợ đầu mối, chợ dân sinh, các ngành chức năng của Hà Nội, trong đó có ngành Nông nghiệp tăng cường kiểm soát nguồn gốc xuất xứ, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm.

Đoàn liên ngành của Sở NN&PTNT Hà Nội kiểm tra an toàn thực phẩm tại chợ Long Biên (quận Ba Đình). Ảnh: Phương Nga
Vẫn nan giải vấn đề nguồn gốc
Theo bà Nguyễn Thị Liên, bán rau ở Trung tâm Kinh doanh chợ đầu mối phía Nam (quận Hoàng Mai), mỗi ngày cửa hàng của bà bán khoảng 4 tạ rau, được lấy từ các huyện của Hà Nội và một số tỉnh: Lạng Sơn, Sơn La, Hải Dương... Mặc dù cửa hàng ghi ngày, tháng nhập hàng hóa, nhưng chưa ghi rõ chủng loại rau có nguồn gốc xuất xứ ở địa phương nào.
Không chỉ với chợ đầu mối, đối với các chợ dân sinh, vấn đề ghi hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ hầu như không thực hiện. Bà Đỗ Thị Huyên, chủ cửa hàng bán hoa quả tại chợ Xanh, phường Văn Quán (quận Hà Đông) cho biết, hằng ngày, cửa hàng bán 10-20kg rau và 50-60kg hoa quả, sản phẩm đều nhập từ các vùng sản xuất rau, quả trên địa bàn Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên. Tuy nhiên, bán hàng lẻ tại chợ nên chỉ có hóa đơn nhập hàng, không có giấy chứng nhận sản phẩm rau, quả đạt chất lượng an toàn.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 29 trung tâm thương mại, 127 siêu thị, 453 chợ, hơn 2.000 cửa hàng tiện ích; 1.872 cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn, 128 chuỗi kinh doanh hàng hóa nông sản, thực phẩm. Cùng với đó, Hà Nội có 2 chợ đầu mối là Minh Khai và phía Nam cùng 3 chợ có tính chất đầu mối gồm: Chợ Long Biên (quận Ba Đình), chợ cá Yên Sở (quận Hoàng Mai), chợ gia cầm Hà Vỹ (huyện Thường Tín).
Các chợ đầu mối kinh doanh lượng lớn nông sản, thực phẩm, chẳng hạn như: Chợ đầu mối Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm) trung bình mỗi ngày tiêu thụ khoảng hơn 200 tấn nông sản; còn Trung tâm Kinh doanh chợ đầu mối phía Nam (quận Hoàng Mai) tiêu thụ khoảng hơn 540 tấn nông sản, thực phẩm. Tuy nhiên, phần lớn tiểu thương kinh doanh tại chợ vẫn chưa chú trọng tới vấn đề truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội (Sở NN&PTNT) Ngô Đình Loát cho hay, hiện nay, việc kiểm soát chất lượng thực phẩm tại các chợ, nhất là chợ đầu mối và có tính chất đầu mối là nhiệm vụ hết sức quan trọng do việc tiêu thụ hàng hóa tại các chợ dân sinh, chợ đầu mối vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn trong thói quen tiêu dùng của người dân. Trong khi đó, Hà Nội tự sản xuất được khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, còn lại phải nhập từ các tỉnh, thành phố.
“Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội cũng như các tỉnh, thành phố còn nhỏ lẻ, chưa hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung. Tình trạng vận chuyển, buôn bán thực phẩm nhập lậu, không bảo đảm an toàn thực phẩm từ các tỉnh khác vào Hà Nội tuy giảm nhưng vẫn diễn ra trên địa bàn. Việc kiểm tra nguồn gốc thực phẩm, rau, củ, quả kinh doanh tại các chợ, các điểm bán lẻ còn khó khăn”, ông Ngô Đình Loát cho biết thêm.
Tăng cường công tác tuyên truyền và giám sát
Để tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản thông tin, hiện nay, trên địa bàn huyện có chợ gia cầm Hà Vỹ và các chợ dân sinh trên địa bàn các xã, thị trấn. Để giám sát chất lượng an toàn thực phẩm, huyện tiếp tục quy hoạch các vùng sản xuất trồng rau, quả an toàn; chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học nhằm kiểm soát từ gốc. Cùng với đó, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nông dân, tiểu thương về sản xuất, kinh doanh hàng hóa rõ nguồn gốc xuất xứ.
Hiện nay, thành phố đã ban hành Kế hoạch số 49/KH-UBND thực hiện Ðề án "Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2022-2025". Theo đó, mục tiêu 100% số đơn vị quản lý chợ, cơ sở kinh doanh thực phẩm cố định tại chợ được tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm; 100% số chợ được giám sát, lấy mẫu kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm… Để đạt mục tiêu này, các ngành chức năng cần yêu cầu Ban Quản lý chợ kiểm soát chặt chẽ nông sản trước khi đưa vào chợ kinh doanh; đối với trường hợp cố tình vi phạm cần xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, ngành Nông nghiệp Thủ đô tiếp tục phối hợp với các địa phương đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tập trung, quy mô lớn; xây dựng chuỗi liên kết, kiểm soát nguồn gốc từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong kiểm soát chất lượng nông sản đưa về Hà Nội tiêu thụ. Các tỉnh, thành phố quy hoạch vùng sản xuất sản phẩm chủ lực của địa phương, liên kết hợp tác với các doanh nghiệp để tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, rõ nguồn gốc cung cấp cho thị trường Hà Nội.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương phối hợp với các ngành chức năng của thành phố, ban quản lý các chợ tăng cường công tác lấy mẫu kiểm tra nguồn gốc hàng hóa kinh doanh tại chợ, nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
Tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, ATGT, PCCC, an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
Cục An toàn thực phẩm tiếp tục 'bêu tên' Dược phẩm Hoàng Hường
Hà Nội: Không nương tay với vi phạm an toàn thực phẩm
Quán hải sản tính lệch tiền cho khách bị phạt tiền
Bộ Y tế cảnh báo một số sản phẩm của Abbott có nguy cơ nhiễm khuẩn

Thị trường nhà đất phục hồi, nhưng vẫn thiếu nhà giá rẻ
22/05/2025, 15:43
Việt Nam và Mỹ thúc đẩy thương mại và hợp tác năng lượng hạt nhân
20/05/2025, 16:59
Giá lúa gạo hôm nay 19/5: Lúa giảm nhẹ, gạo giữ giá ổn định
19/05/2025, 10:45
Lãi suất ngân hàng hôm nay 19/5/2025: Kỳ hạn ngắn tăng nhẹ
19/05/2025, 10:43
Đẩy mạnh tiêu dùng nội địa để đạt mục tiêu tăng trưởng 8%
19/05/2025, 10:41
Giá lúa gạo hôm nay 18/5: Lúa IR50404 tăng nhẹ, gạo 5% tấm ổn định
18/05/2025, 14:08Bay khắp thế giới, làm mới chất hè với ưu đãi vé hấp dẫn cùng Vietjet
Khởi động mùa hè 2025, Vietjet dành tặng hành khách hàng triệu vé bay chỉ từ 0 đồng (*) trên tất cả các đường bay nội địa và quốc tế cùng với rất nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn xuyên suốt mùa hè.
Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện nhằm chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm và tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững.
Việt Nam đã rất chủ động, tích cực trong thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam đã rất chủ động, tích cực trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ.
Khi giá điện tăng 4,8%: Doanh nghiệp linh hoạt tìm lối đi mới
Giá điện tăng tạo áp lực chi phí lên doanh nghiệp, nhưng thúc đẩy chuyển đổi số, tối ưu năng lượng và đầu tư tái tạo nhằm nâng cao sức cạnh tranh bền vững.
Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Sẽ có chế tài xử lý doanh nghiệp có 'vốn ảo”, khai khống vốn điều lệ
Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã bổ sung các quy định để tăng cường giám sát, kiểm tra, chế tài xử lý cụ thể đối với các doanh nghiệp không góp đủ vốn điều lệ theo cam kết, doanh nghiệp có "vốn ảo", kê khai khống vốn điều lệ.
Vietjet ra mắt hãng hàng không Vietjet Qazaqstan
Vietjet và Qazaq Air công bố hợp tác chiến lược, chuẩn bị cho ra mắt hãng hàng không “Vietjet Qazaqstan” tại Diễn đàn Doanh nghiệp Kazakhstan – Việt Nam. Sự kiện diễn ra trang trọng với sự tham dự của Tổng Bí thư Tô Lâm trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tại Cộng hòa Kazakhstan.
MIK Group bắt tay với thương hiệu kiến trúc hàng đầu Nhật Bản kiến tạo The Matrix One Premium
Thuộc bộ sưu tập Landmark đỉnh cao của MIK Group, The Matrix One Premium được "may đo" tinh tế cho giới tinh hoa, tái thiết lập những chuẩn mực sống mới của giới thượng lưu. Để hiện thực hóa tham vọng này, MIK Group đã bắt tay với Azusa Sekkei, thương hiệu kiến trúc huyền thoại Nhật Bản với gần 80 năm kinh nghiệm.
Miễn thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 3 năm đầu thành lập
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị vừa ban hành có nhiều cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một trong những nội dung quan trọng đó là miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 3 năm đầu tiên thành lập.