Chủ nhật, 30/04/2023, 07:21 AM
  • Click để copy

Khát vọng phồn vinh, hạnh phúc

48 năm về trước, tại thành phố Sài Gòn - “Hòn ngọc Viễn Đông”, vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, lá cờ cách mạng mang theo bụi đường và nắng gió ba miền tung bay trên nóc Dinh Độc lập, báo hiệu toàn thắng đã về ta.

Quang cảnh Đại hội XIII của Đảng

Quang cảnh Đại hội XIII của Đảng

Từ mốc son lịch sử đó, đất nước ta hoàn toàn độc lập, tự do, non sông liền một dải. Từ đây, Sài Gòn mang tên Thành phố Hồ Chí Minh, bước vào chặng đường mới, cùng cả nước, vì cả nước, bước vào thời kỳ dựng xây đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là chiến công oanh liệt của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Đánh giá về sự kiện lịch sử vĩ đại này, Đại hội Đảng lần thứ IV (tháng 12-1976) khẳng định: “Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả tổng hợp của một loạt nhân tố tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam. Nguồn gốc của mọi nhân tố ấy chính là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta”.

Trong những thắng lợi to lớn đó, cần nhấn mạnh trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, nghệ thuật quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo của Đảng. Bài học lớn của chiến công vĩ đại này là, muốn đánh thắng, chúng ta phải giành thắng lợi từng bước; phải sử dụng phương pháp cách mạng sáng tạo và đúng đắn, với nghệ thuật chỉ đạo chiến lược sắc bén, mềm dẻo, đó là tiến công và nổi dậy.

Nghệ thuật quân sự Việt Nam từng được một học giả Mỹ viết sau sự kiện lịch sử mùa Xuân năm 1975, đại ý: Phát hiện lớn nhất của người Mỹ về Việt Nam qua cuộc chiến tranh là phát hiện về văn hóa.

Nhà sử học George C Herring đánh giá cụ thể hơn: “Cuộc chiến này không thể thắng được theo bất cứ nghĩa nào với một cái giá đạo đức hay vật chất mà người Mỹ coi là chấp nhận được”.

Tháng 4-2023, chúng ta bước vào năm thứ 37 của công cuộc đổi mới đất nước. Sau hơn 2 năm kiên cường ứng phó với đại dịch Covid-19, cơn bão dịch bệnh đã tạm ngưng, dù những di chứng, những hậu quả của nó gây ra còn khá nặng nề.

Nhân dân Sài Gòn diễu hành mừng thành phố được giải phóng (ngày 15-5-1975)

Nhân dân Sài Gòn diễu hành mừng thành phố được giải phóng (ngày 15-5-1975)

Lúc này đây, chợt nhớ đến lời dặn của V.I Lênin vĩ đại, đại ý: Cách tốt nhất để kỷ niệm một ngày lễ lớn là tập trung vào những công việc chưa hoàn thành.

Lúc này đây, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập sâu rộng quốc tế. Con đường đi lên ấy có biết bao thời cơ và thách thức đan xen. Tình hình an ninh, chính trị trên thế giới và trong khu vực đang có những diễn biến phức tạp, nhất là những tranh chấp liên quan đến chủ quyền biển đảo, sự cạnh tranh ảnh hưởng của một số nước lớn ở một số khu vực đang diễn ra mạnh mẽ nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh. Ở trong nước, công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực đang được đẩy mạnh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không chùn tay trước bất kỳ sự “can thiệp” nào. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, niềm tin của dân với Đảng được củng cố, gần 100 triệu đồng bào cả nước vững tin trên con đường xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Nhân nói về hạnh phúc, có một tin vui vừa đến. Ngày quốc tế và hạnh phúc (20-3) năm nay có chủ đề thật đơn giản: “Hãy quan tâm, hãy biết ơn, hãy tử tế!”. Báo cáo Hạnh phúc thế giới năm 2023 đánh giá: Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam đã tăng 12 bậc, từ vị trí 77 vào năm 2022 lên vị trí 65. Thật là một con số bất ngờ đối với người dân đất nước hiền hòa bên bờ sóng, trong điều kiện khó khăn muôn nỗi do thiên tai, dịch bệnh. Dẫu rằng, Việt Nam còn đứng khá xa so với 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, như Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển..., nhưng từ đây, chúng ta có niềm tin vững chắc rằng, thành công của một quốc gia nên được đánh giá bằng hạnh phúc của người dân. Thúc đẩy hạnh phúc quốc gia trở thành mục tiêu của các chính phủ. Mục tiêu ấy là tuổi thọ, sức khỏe, kinh tế phát triển, môi trường trong lành, chống tham nhũng hiệu quả, niềm tin vào xã hội...

Mục tiêu ấy, Đảng ta đã khẳng định: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, chủ nghĩa anh hùng cách mạng được phát huy trên tất cả các lĩnh vực, như: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; bảo vệ thành quả cách mạng; bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Ngày nay, ý chí tiến công, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, không chịu tụt hậu, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, có vị thế xứng đáng trên thế giới cũng chính là khát vọng lớn lao, cũng thiêng liêng và mãnh liệt như ý chí giành độc lập, thống nhất Tổ quốc trong thế kỷ XX.

Khát vọng phồn vinh, hạnh phúc luôn thấm vào trong từng ý nghĩ, việc làm của “những người đi tìm lửa”, cả khi khó khăn hay thuận lợi. Năm 2022 và 3 tháng đầu năm 2023, chúng ta có những niềm vui lớn. Năm 2022, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đạt được nhiều thành tích ấn tượng. Toàn bộ chỉ tiêu kế hoạch thuộc 5 lĩnh vực hoạt động của Petrovietnam đều hoàn thành và tăng trưởng cao so với năm 2021 từ 3-26%. Tổng doanh thu năm 2022 đạt 931,2 nghìn tỉ đồng, vượt 67% kế hoạch năm, tăng 48% so với năm 2021. Không vui sao được khi đây là kỷ lục trong 61 năm phát triển. Petrovietnam đã hoàn thành kế hoạch nộp ngân sách Nhà nước năm 2022 trước sáu tháng, cả năm 2022 đạt 170,6 nghìn tỉ đồng, vượt hơn 2,6 lần kế hoạch năm, tăng 52% so với năm 2021. Những con số ấn tượng đó là những dấu son trong gam màu tươi sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, tạo động lực để thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển bền vững.

Trong những tháng đầu năm 2023, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, chúng ta kiên trì mục tiêu ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Ổn định kinh tế vĩ mô có ý nghĩa rất quan trọng với nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam. Kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để duy trì trật tự, thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế sẽ tạo nền tảng cho ổn định kinh tế vĩ mô thông qua việc bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, như đầu tư, thu chi ngân sách Nhà nước, xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán, việc làm, thu nhập của người lao động...

Trong một nghiên cứu gần đây của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã đưa ra dự báo nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023, theo hai kịch bản: Tăng trưởng kinh tế có thể đạt 6,47% theo kịch bản một và 6,83% theo kịch bản hai; lạm phát bình quân năm 2023 dự báo lần lượt ở mức 4,08% và 3,69%. Kinh tế Việt Nam năm 2023 còn phải đối mặt với một số rủi ro như lạm phát, nợ công, khôi phục lòng tin, song triển vọng phục hồi tích cực vào cuối năm. Có một điểm nhấn lạc quan, đó là nước ta sẽ tiếp tục là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và là một điểm đến được nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn. Tăng trưởng kinh tế còn luôn gắn liền với an sinh xã hội. Chỉ số quan trọng nhất để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia không phải là GDP (tổng sản phẩm trong nước) mà là HDI - chỉ số phát triển con người.

Để chớp thời cơ, vượt qua thách thức, chúng ta cần thực hiện đồng bộ, quyết liệt một số giải pháp: Tập trung rà soát, đánh giá kết quả thực hiện, đề ra các kế hoạch, biện pháp cụ thể, khả thi để triển khai nghị quyết của các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế tư nhân, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, cần nâng cao năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0, đổi mới mạnh mẽ tư duy về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, xây dựng, hoàn thiện thể chế cho phù hợp. Cần có cách tiếp cận mở, sáng tạo, tiến hành làm thử đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra, tạo mọi thuận lợi cho đổi mới sáng tạo, tránh mọi biểu hiện thiếu tự tin, thụ động, nhưng không chủ quan, nóng vội, duy ý chí.

Đại hội XIII của Đảng ta đã xác định: “Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp”. Như vậy, chỉ còn 2 năm nữa, thời gian không chờ đợi. Phương châm “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử lại vang lên trong lúc này. “Hãy quan tâm, hãy biết ơn, hãy tử tế!”, đó là hạnh phúc, là thái độ đối với quá khứ và với tương lai. Nhìn gần hơn, những thành tựu bước đầu trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19 là niềm cổ vũ lớn lao. Nó như những tia nắng đầu ngày hôm nay hứa hẹn bầu trời tươi sáng ngày mai.

Tinh thần 30-4 là như thế. Là âm vang khí thiêng sông núi. Là kế thừa và phát triển, kết tinh và chọn lọc. Là chủ động nắm bắt thời cơ, không ngừng sáng tạo, thôi thúc chúng ta vươn tới những tầm cao mới.

Hà Nội chốt phương án hồi sinh sông Tô Lịch

Hà Nội chốt phương án hồi sinh sông Tô Lịch

10/01/2025 14:05

Chủ tịch Hà Nội thống nhất phương án tuyến ống dẫn nước qua đê, đi dọc đường Võ Chí Công đưa nước vào đầu sông Tô Lịch tại cống trên đường Hoàng Quốc Việt.

Hà Nội dự kiến đầu tư 550 tỷ làm dự án hồi sinh sông Tô Lịch

Hà Nội dự kiến đầu tư 550 tỷ làm dự án hồi sinh sông Tô Lịch

09/01/2025 06:18

Hà Nội đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch để hồi sinh dòng sông này, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 550 tỷ đồng.

Việt Nam SuperPortTM cùng các đối tác chiến lược hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt

Việt Nam SuperPortTM cùng các đối tác chiến lược hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt

08/01/2025 15:55

Việt Nam SuperPort TM đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải (thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam) và Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc 16 Việt Nam (thuộc Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc) phát triển hạ tầng logistics đường sắt. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành logistics và nâng cao quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực.

Miền Bắc lại chuẩn bị đón thêm đợt không khí lạnh

Miền Bắc lại chuẩn bị đón thêm đợt không khí lạnh

08/01/2025 10:45

Những ngày qua, miền Bắc duy trì hình thái rét khô. Trời rét về đêm và sáng, ban ngày trở nắng hanh khiến nền nhiệt tăng nhanh. Dự báo vài ngày tới không khí lạnh mạnh tràn về.

Thủ tướng gửi thư chúc mừng đội tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024

Thủ tướng gửi thư chúc mừng đội tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024

06/01/2025 12:59

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có thư khen gửi Đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam sau khi đội giành chức vô địch ASEAN Mitsubishi Electric Cup™ 2024.

Hôm nay (3/1) Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới

Hôm nay (3/1) Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới

03/01/2025 10:43

Hệ thống quan trắc không khí IQAir cho thấy, sáng 3/1/2025, Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới với chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức 305.

Tăng cường xe dự phòng, chuyến bay dịp cao điểm Tết

Tăng cường xe dự phòng, chuyến bay dịp cao điểm Tết

27/12/2024 11:40

Tại TPHCM và Hà Nội, dự báo lượng khách đi lại sẽ tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân Ất Tỵ. Các đơn vị vận tải đã lên kế hoạch phục vụ đi lại của người dân.

Sân Pikleball Hoa Phượng xây dựng trái phép trên đất công viên cây xanh

Sân Pikleball Hoa Phượng xây dựng trái phép trên đất công viên cây xanh

25/12/2024 21:02

Hàng nghìn mét vuông đất công viên cây xanh tại Khu biệt thự Hoa Phượng (xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) bị chiếm dụng để xây dựng sân Pikleball kinh doanh trái phép. Mặc dù hoạt động xây dựng, kinh doanh đã diễn ra công khai nhiều tháng nay nhưng trả lời báo chí, Phó Chủ tịch UBND xã An Khánh vẫn nói rằng “đang phối hợp với Đội thanh tra xây dựng để tiến hành kiểm tra”. Điều bất ngờ là trong thời gian lãnh đạo xã nói đang kiểm tra thì tại đây thêm một sân Pikleball mới tiếp tục được thi công xây dựng rầm rộ.

Thống nhất lấy tên Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi hợp nhất 2 Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT

Thống nhất lấy tên Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi hợp nhất 2 Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT

21/12/2024 12:53

Sau khi hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) thống nhất lấy tên mới là Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Xem thêm