Lạm phát tại Pháp tăng cao kỷ lục
Theo Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Pháp (Insee), nền kinh tế nước này lại tiếp tục bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ lạm phát tăng cao kỷ lục trong tháng 2.

Tỷ lệ lạm phát tại Pháp tiếp tục tăng với tốc độ kỷ lục và tăng nhanh hơn dự kiến trong tháng 2 vừa qua, phần lớn là do giá lương thực cao hơn, theo dữ liệu của Insee.
Theo ước tính sơ bộ, chỉ số giá tiêu dùng tại Pháp đã tăng từ 7,0% trong tháng 1 lên 7,3% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo mới nhất này cho thấy các mặt hàng lương thực thực phẩm, dịch vụ và hàng hóa sản xuất là những nguyên nhân chính làm gia tăng lạm phát.
Đầu tháng này, chính phủ đã cảnh báo các hộ gia đình Pháp rằng lạm phát có thể sẽ tăng lên mức 10% vào tháng 3, đồng nghĩa với việc giá lương thực cũng sẽ tăng 10%.
"Giỏ thực phẩm chống lạm phát" là nỗ lực mới nhất của chính phủ Pháp nhằm hỗ trợ những công dân có thu nhập thấp, trong đó có khoảng 50 mặt hàng cơ bản và buộc các nhà bán lẻ lớn không tăng giá đối với những mặt hàng thiết yếu này.
Ông Bruno Le Maire, Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp cho biết: "Giỏ hàng lạm phát này sẽ là một biện pháp to lớn, hiệu quả và mang tính bảo vệ. Nó sẽ chống lại một số đợt tăng giá và được các siêu thị tự do lựa chọn với mức giá càng thấp càng tốt". Bên cạnh đó, ông cũng dự đoán rằng lạm phát sẽ đạt đỉnh vào mùa hè này và sau đó sẽ bắt đầu giảm dần.
Cùng chủ đề
Kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm cân đối lớn nền kinh tế
Điều hành giá xăng dầu góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế
Mỹ có thể sắp tung đòn trừng phạt cực mạnh với Nga
Doanh nghiệp ‘chây ỳ’ lên sàn sau cổ phần hóa: Xử phạt, xem xét trách nhiệm người đại diện vốn
Venezuela xóa 5 số 0 trên đồng nội tệ do siêu lạm phát

OPEC+ hoãn họp: Dấu hiệu tan vỡ của liên minh dầu mỏ lớn nhất thế giới?
27/11/2023, 05:42
Eni đầu tư 10 tỷ USD vào mỏ Baleine ngoài khơi Bờ Biển Ngà
25/11/2023, 09:04
Nga dự định sẽ hướng dòng dầu khí của mình đến đâu ngoài phương Tây?
24/11/2023, 09:05
Thương mại Nga - Trung tiếp tục bùng nổ
23/11/2023, 10:05
Châu Á đang tái định hình thị trường LNG toàn cầu như thế nào?
22/11/2023, 09:07
Báo cáo tổng quát về ngành dầu khí thế giới
18/11/2023, 06:33
EU sẽ thắt chặt lệnh trừng phạt lên dầu của Nga trong tuần này
15/11/2023, 09:13
Dừng trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine: Vấn đề nan giải của EU
03/11/2023, 09:26Mỹ cân nhắc các biện pháp trừng phạt chặt chẽ hơn đối với xuất khẩu dầu khí của Iran
Khi thị trường dầu mỏ vật lộn với những tác động hiện tại và tiềm tàng của cuộc chiến ở Dải Gaza, một mối lo ngại đáng kể mới đã xuất hiện.
Phía sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung Á
Tháng 9/2023, bên lề Kỳ họp lần thứ 78 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại thành phố New York (Mỹ), Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì Hội nghị thượng đỉnh nhóm 5 nước Trung Á (bao gồm: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, gọi tắt là Nhóm C5+1). Các chuyên gia cho rằng, việc Mỹ tăng cường quan hệ với các nước Trung Á phải chăng là nhằm cạnh tranh trực diện với Trung Quốc và Nga hay muốn gửi một tín hiệu nhất định đến Trung Quốc và Nga khi khu vực này được ví là “khoảng sân ảnh hưởng” của 2 nước.
Giới doanh nghiệp lọc dầu Mỹ gặp khó
Các nhà máy lọc dầu của Mỹ đã tăng sản lượng dầu diesel, dầu sưởi và nhiên liệu máy bay cho mùa đông, nhưng đang gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn do tỷ suất lợi nhuận xăng đã giảm hơn 80% kể từ cuối mùa hè.
OPEC+ không phản ứng trước lời kêu gọi cấm vận dầu mỏ Israel
Nhóm OPEC+ không có kế hoạch thực hiện bất kỳ hành động ngay lập tức nào sau khi Iran kêu gọi các nước Hồi giáo áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Israel vì cuộc chiến với Hamas ở Gaza.
Nga, Venezuela bắt tay cùng tăng sản lượng dầu mỏ
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết sau cuộc họp lần thứ 17 của Uỷ ban liên chính phủ của hai nước rằng Nga và Venezuela đã vạch ra những kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực dầu mỏ nhằm tăng sản lượng, Interfax đưa tin.
Ấn Độ “nhờ” Ả Rập Xê-út phát triển nguồn dự trữ dầu mỏ chiến lược
Theo một tài liệu mà Reuters có được, Ấn Độ muốn mời gã khổng lồ năng lượng Saudi Aramco của nhà nước Ả Rập Xê-út tham gia vào chương trình phát triển nguồn Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) của New Delhi, với khả năng tích trữ đến 6,5 triệu tấn dầu thô. Thật vậy, quốc gia Nam Á này đang tìm cách tăng cường quan hệ với nhà cung cấp dầu chính của họ.
Xung đột ở Trung Đông làm gia tăng bất ổn tàn phá các thị trường
Những lo ngại về khả năng xung đột ở Trung Đông ngày càng leo thang đang đe dọa các nhà đầu tư với nhiều biến động lớn hơn, làm tăng thêm sự bất ổn trước mùa báo cáo kết quả kinh doanh và dữ liệu quan trọng về lạm phát ở Mỹ vào cuối tuần này.
Kinh tế khu vực đồng euro suy giảm nhanh hơn dự báo
Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) - ông Boris Vujcic nhận định xu hướng này là có lợi vì tăng trưởng kinh tế yếu hơn có thể giúp giảm lạm phát.
Vì sao miền bắc Trung Quốc bị lũ lụt tàn phá?
Bão Doksuri, cơn bão mạnh nhất được ghi nhận ở Trung Quốc trong năm nay, đã đổ bộ vào phía nam và di chuyển lên phía bắc vào cuối tháng 7, mang theo lượng mưa khổng lồ đến lưu vực sông Hải và Bắc Kinh - một khu vực hiếm khi có bão và mực nước mưa cao kỷ lục kể từ 140 năm trước.