Nâng cao vai trò và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công tác phòng, chống thiên tai
Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai với chủ đề "Trao quyền cho thế hệ trẻ - vì một tương lai an toàn trước thiên tai" nhấn mạnh đến trách nhiệm và vai trò của thế hệ trẻ đối với công tác phòng, chống thiên tai.
Trao quyền cho thế hệ trẻ
Sáng nay 11/10, tại thành phố Huế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan đại diện của Liên hợp quốc tại Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai và Ngày ASEAN Quản lý thiên tai năm 2024 (13/10) với chủ đề "Trao quyền cho thế hệ trẻ - vì một tương lai an toàn trước thiên tai".
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, chủ đề năm nay nhấn mạnh đến trách nhiệm và vai trò của thế hệ trẻ đối với công tác phòng, chống thiên tai, thông điệp cụ thể là thế hệ trẻ cần có trách nhiệm với sự an toàn, tính mạng của bản thân trước thiên tai.
"Thế hệ trẻ cần có ý thức, kĩ năng và kiến thức cơ bản nhất để đảm bảo an toàn, ít nhất để không tự đưa mình vào nguy hiểm, có thể tự thoát ra khỏi nguy hiểm khi có thiên tai xảy ra. Khi có thể tự bảo vệ mình, thế hệ trẻ tiếp tục học tập, trưởng thành hơn để hỗ trợ những người xung quanh, gia đình và rộng ra là cộng đồng" - Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nói.

Nâng cao vai trò và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công tác phòng, chống thiên tai.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh, về hợp tác quốc tế, hai lĩnh vực ưu tiên chính trong công tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai là tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng, đặc biệt ưu tiên các khu vực dễ bị tổn thương và tăng cường hạ tầng chống chịu rủi ro thiên tai, trong đó đặc biệt lưu ý về các hệ thống dự báo, cảnh báo sớm.
Các cơ quan của Liên hợp quốc, các tổ chức phát triển, các quỹ có liên quan về biến đổi khí hậu, về thiên tai cần ưu tiên hỗ trợ thêm cơ hội tiếp cận các nguồn lực về tài chính để có thể hình thành các chương trình, dự án hữu ích cho việc tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng dễ bị tổn thương trước tác động ngày càng gia tăng của thiên tai và biến đổi khí hậu.
Thiệt hại do thiên tai gây ra ngày càng nghiêm trọng
Từ đầu năm 2024 đến nay, thế giới chứng kiến nhiều trận thiên tai khốc liệt, dị thường, gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản và tổn thất rất lớn cho nền kinh tế toàn cầu. Công tác phòng, chống thiên tai đang đứng trước những khó khăn, thách thức, đòi hỏi cần có sự chung tay, góp sức, sự quan tâm của toàn xã hội.
Tại Việt Nam, bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trong 70 năm qua trên đất liền, hoàn lưu của bão gây mưa lớn, sạt lở đất, ngập lụt trên phạm vi rộng, gây ra các thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc. Bão số 3 đã để lại hậu quả cực kỳ nặng nề với Việt Nam, trong đó trên 300 người đã chết, hàng nghìn người bị thương, hàng chục nghìn căn nhà đã bị hư hỏng, thiệt hại chung cho nền kinh tế ước tính tới 3 tỷ USD.
Trước đó trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng 2024 do Tổng cục Thống kê mới công bố ngày 6/9 đã chỉ ra, thiệt hại do thiên tai trong tháng 8 chủ yếu do ảnh hưởng của mưa lớn, lũ, ngập lụt. Tính chung 8 tháng năm nay, thiên tai làm 147 người chết và mất tích, 104 người bị thương; 32,9 nghìn ngôi nhà bị sập đổ và hư hỏng; 259,3 nghìn con gia súc, gia cầm bị chết; 30,8 nghìn ha hoa màu và 84,5 nghìn ha lúa bị ngập, hư hỏng; tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính 3.374,6 tỷ đồng, gấp hơn 1,5 lần cùng kỳ năm 2023.
Từ đầu năm 2024 đến nay, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường, khó dự báo. Sau các đợt nắng nóng gay gắt, hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài, thời gian gần đây đã liên tiếp xảy ra mưa lớn, sạt lở đất, ngập lụt cục bộ tại nhiều nơi trên địa bàn cả nước, nhất là tại các tỉnh miền núi.
Theo cảnh báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện tượng La Nina sẽ tác động đến nước ta từ tháng 8/2024, nguy cơ xảy ra bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, mất an toàn hồ đập là rất cao, đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt, tính mạng và tài sản của người dân.
Ngày 13/10 hằng năm được Đại hội đồng Liên hợp quốc lựa chọn là Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Ngày này cũng được ASEAN lựa chọn là Ngày ASEAN Quản lý thiên tai để kêu gọi mọi người và cộng đồng trên toàn thế giới nâng cao nhận thức về giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra.
Cùng chủ đề
Lâm Đồng: khẩn trương di dời hàng chục hộ dân khỏi vị trí có nguy cơ sạt lở
Chủ động ứng phó với diễn biến thiên tai trong những ngày tới
Chủ động ứng phó với gió mạnh, vùng áp thấp có khả năng hình thành trên biển Đông và mưa lớn
Khả năng xuất hiện bão trên Biển Đông trong những ngày tới
Chủ động ứng phó 3 cơn ATNĐ, bão trái quy luật

Người có bằng lái ô tô được miễn thi lý thuyết sát hạch xe máy
10/03/2025, 10:12
Miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam cho công dân 12 nước
10/03/2025, 10:09
Sẽ áp dụng quy chuẩn mới đối với nước thải công nghiệp
10/03/2025, 10:07
Giá xăng giảm xuống dưới mức 20.000 đồng/lít
06/03/2025, 15:20
[HỎI-ĐÁP) Quy trình cấp giấp phép lái xe mới thực hiện thế nào?
05/03/2025, 14:29
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM thiếu cát, nguy cơ chậm tiến độ
04/03/2025, 15:09
Những chính sách có hiệu lực từ hôm nay (1/3/2025)
01/03/2025, 13:29Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát người nghiện ma túy và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng
Bộ Công an sẽ chính thức tiếp nhận công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai từ ngành Lao động, Thương binh và Xã hội từ ngày 1/3/2025 nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát người nghiện và hỗ trợ họ tái hòa nhập cộng đồng.
Chủ tịch Hà Nội 'chốt' ngày khởi công cầu Tứ Liên
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết thành phố sẽ quyết tâm khởi công cầu Tứ Liên ngày 19/5, cầu Trần Hưng Đạo trước 30/9, cầu Ngọc Hồi sẽ khởi công khi Thủ tướng chấp thuận đầu tư.
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các sở giao thông vận tải dừng sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ 1/3
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các sở giao thông vận tải dừng tổ chức các kỳ sát hạch và dừng tiếp nhận báo cáo đăng ký sát hạch, hồ sơ đổi, cấp lại giấy phép lái xe từ ngày 1/3.
Tác động của biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn là một trong những hệ quả tiêu biểu của biến đổi khí hậu. Hiện tượng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp, thủy sản, hạ tầng và đời sống sinh hoạt của người dân ở các khu vực ven biển và đồng bằng.
[INFOGRAPHIC] Chi tiết 3 cầu vượt sông Hồng sắp khởi công
Trong giai đoạn từ năm 2025 đến 2030, thành phố Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành ba cây cầu vượt sông Hồng, bao gồm cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi và cầu Tứ Liên, với tổng mức đầu tư gần 48.000 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng yêu cầu trình phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trước 27/02
Bộ Công Thương phải hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII theo Luật Quy hoạch và trình Thủ tướng trước ngày 27/02/2025.
Vinamilk đồng hành cùng ngành Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Vinamilk đã đồng hành cùng với hơn 1.000 nhân viên y tế, runner tại giải chạy “Run With Me - Cộng Đồng Khỏe” nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2025). Đây là một trong nhiều hoạt động Vinamilk phối hợp cùng ngành y trong suốt thời gian qua hướng đến chăm sóc sức khỏe người Việt.
Yagi và Trà Mi được loại khỏi danh sách đặt tên bão
Do những ảnh hưởng nặng nề của cơn bão Yagi và Trà Mi, Hội đồng Ủy ban bão quốc tế đã thống nhất loại hai cái tên này ra khỏi danh sách đặt tên bão.
Xây dựng phương án giải quyết tổng thể vấn đề hạn mặn vùng ĐBSCL
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, Bộ NN&PTNT đã xây dựng Đề án Phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún, ngập lụt và nước sinh hoạt để giải quyết tổng thể cả 5 vấn đề của vùng ĐBSCL.