Rút kho dự trữ dầu quá nhanh, chính quyền Mỹ nói gì?
Hạ viện Mỹ - do Đảng Cộng hòa nắm quyền, đã bày tỏ lo ngại về hành động rút cạn nguồn dầu mỏ khỏi Khu Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược, gây hư hại đến cấu trúc mỏng manh của hệ thống hang động muối. Tuy nhiên, đối với chính quyền của Tổng thống Joe Biden, đây là một nhận định thiếu cơ sở.

Vào năm 2022, chính quyền Mỹ đã rút 180 triệu thùng dầu khỏi Khu Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (Strategic Petroleum Reserve - SPR) – nằm trong một hệ thống hang muối tự nhiên dọc theo bờ biển bang Texas và Louisiana. Sau đó, nhằm xoa dịu giá nhiên liệu trên thị trường Mỹ, Tổng thống Joe Biden đã bán dầu dự trữ với giá chiết khấu.
Hành động rút dầu đã đẩy mức tồn kho SPR - kho dự trữ dầu khẩn cấp lớn nhất thế giới, xuống mức thấp nhất từng được ghi nhận từ năm 1983. Một số đảng viên của Đảng Cộng hòa Mỹ lo ngại rằng, hoạt động rút dầu sẽ gây nguy cơ làm hỏng một số khu vực trong hang động. Theo đó, dầu được đưa khỏi SPR bằng phương pháp bơm nước vào hang động muối, gây ảnh hưởng đến bề mặt hang động cũng như thể tích của bể chứa.
Vào tháng 11, Thượng nghị sĩ John Barrasso và Hạ nghị sĩ Cathy McMorris Rodgers – hai thành viên của Đảng Cộng hòa, đã viết thư cho bà Jennifer Granholm - Bộ trưởng Bộ Năng lượng Mỹ (DOE), để bày tỏ lo ngại về vấn đề “SPR cạn kiệt nhanh chóng, gây nguy cơ làm hỏng hệ thống đường ống và bề mặt hang động, làm ảnh hưởng đến chức năng nhiệm vụ của khu vực đối với nền an ninh năng lượng trong trường hợp gián đoạn nguồn cung trầm trọng".
Bà Kathleen Hogan - một quan chức công tác tại Bộ Năng lượng Mỹ, đã viết thư phản hồi đến các nghị sĩ vào ngày 12/4. Bà cho rằng những nhận định này là vô căn cứ. Bức thư viết: “Hoạt động bán dầu của năm 2022, tuy khẩn cấp nhưng cần thiết, sẽ không làm hỏng hệ thống đường ống hoặc hang động SPR của chúng ta".
Bà Hogan nói thêm: “Các nhà địa chất hàng đầu của quốc gia, đang công tác tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia của DOE, vẫn đang tiếp tục giám sát mức độ toàn vẹn của hang động. Do đó, nếu xảy ra vấn đề gián đoạn nguồn cung trong tương lai, SPR vẫn sẵn sàng cho nhiệm vụ ứng phó”.
Vào cuối tháng 3, trong một cuộc trao đổi với Reuters, bà Granholm cho biết sẽ đóng cửa 2 trên 4 khu vực thuộc SPR, Bryan Mound và Bayou Choctaw, từ nay cho đến mùa thu để bảo tồn khu vực.
Bà cho biết thêm, công việc bảo tồn và bán 26 triệu thùng dầu dự trữ theo yêu cầu của Quốc hội đã làm trì hoãn quá trình lấp đầy lại kho dầu.
Bộ Môi trường đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters về bức thư.
Theo bà Hogan, hoạt động bảo tồn đã bắt đầu từ năm 2016. Hơn nữa, DOE yêu cầu Quốc hội Mỹ bổ sung 500 triệu USD vào ngân sách để đáp ứng với nhu cầu chi phí tăng cao, chứ không phải để giải quyết thiệt hại từ sự cố tràn dầu. Trong bức thư của mình, bà viết: “Công việc bảo tồn cũng vấp phải những vấn đề về chuỗi cung ứng, về tình trạng thiếu lao động và những thứ khác mà nhiều doanh nghiệp thương nhân đã phải đối mặt trong thời hậu COVID-19”.
Cùng chủ đề
Ba yếu tố chính giúp Việt Nam an toàn trước chính sách thuế quan của Mỹ
Chi tiết thỏa thuận khoáng sản giữa Ukraine và Mỹ, tại sao ông Trump lại muốn có?
Sắc lệnh ủng hộ ống hút nhựa của ông Trump: Lợi cho doanh nghiệp, lo cho môi trường
Doanh nghiệp xuất khẩu nhôm thép ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế 25%?
Các doanh nghiệp đồ uống đối mặt khó khăn với thuế nhôm 25% của Mỹ

Năm 2024 ghi nhận nhiệt độ toàn cầu cao nhất lịch sử
23/03/2025, 13:30
Ý nghĩa của thỏa thuận ngừng bắn đối với Ukraine và Nga
21/03/2025, 15:30
Mỹ lên kế hoạch chế biến khoáng sản ngay tại căn cứ quân sự Lầu Năm Góc
12/03/2025, 14:32
Ukraine đạt thỏa thuận khoáng sản với Hoa Kỳ
26/02/2025, 13:41
Điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu của OPEC
24/02/2025, 10:14
Cung điện gió gần 1.000 cửa sổ
16/02/2025, 19:19
Hoa Kỳ: Số ca nhiễm cúm ở mức cao nhất trong hơn 15 năm
10/02/2025, 10:11Quy định mới của EU có làm đổ vỡ thỏa thuận khí đốt với Mỹ?
Brussels chuẩn bị phạt các công ty nhiên liệu hóa thạch vì phát thải khí methane vượt mức cho phép – điều này dự kiến sẽ làm phật lòng Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Quan chức Hungary kêu gọi tranh luận về lệnh trừng phạt của EU với Nga
Một quan chức cấp cao của Hungary kêu gọi một cuộc tranh luận và đặt nghi vấn về việc gia hạn lệnh trừng phạt của Liên minh Châu Âu đối với dầu mỏ Nga.
Tỷ phú truyền thông Bloomberg sẽ 'gánh' phí khí hậu thay Mỹ
Sau khi Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, tỷ phú truyền thông Bloomberg cho biết sẽ chi trả chi phí này thay cho nước Mỹ.
Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ cháy rừng
Thời gian gần đây, các vụ cháy rừng đã trở thành một thách thức lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới. Biến đổi khí hậu, với hiện tượng nhiệt độ toàn cầu tăng cao tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các vụ cháy rừng phát sinh và lan rộng.
Ukraine chấm dứt vận chuyển khí đốt Nga sang EU, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Việc cung cấp khí đốt từ Nga đến các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) qua Ukraine đã chấm dứt vào thứ Tư tuần này, sau khi nhà điều hành vận chuyển khí đốt của Ukraine, Naftogaz, từ chối gia hạn thỏa thuận vận chuyển 5 năm với Gazprom của Nga.
Liên Hợp Quốc kêu gọi hành động để tránh 'sụp đổ khí hậu'
Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới đưa ra những hành động khẩn cấp và thực chất trong năm 2025 để tránh "sự sụp đổ khí hậu".
Đang cháy rừng ở Australia, diện tích thiệt hại rộng bằng Singapore
Đám cháy lớn nhất hiện đã thiêu rụi 74.000ha rừng tại Công viên quốc gia Grampians, cách Melbourne 240km về phía Tây. Diện tích đất bị cháy rừng thiêu rụi hiện đã bằng đảo quốc Singapore.
CNPC: Trung Quốc đạt đỉnh nhu cầu dầu tinh chế
Một báo cáo từ CNPC cho thấy, Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đã chính thức đạt đỉnh.
Bản tin Năng lượng Quốc tế 12/12: Giá dầu WTI cho thấy xu hướng tăng mạnh
PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất trên thị trường Năng lượng Quốc tế.