Thứ năm, 07/12/2023, 12:15 PM
  • Click để copy

Trí tuệ nhân tạo: Mạnh ai nấy làm!

Các nước EU và Mỹ đều nhất trí về việc quản lý sự phát triển của AI, nhưng không thể đạt được thỏa thuận chung vì mỗi bên đều muốn áp đặt kịch bản của riêng mình.

capture-decran-le-2023-09-04-a-144806-1024x90220230905142013

Trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển nhanh đến mức nhiều bên tham gia vào quá trình phát triển của nó hiện đang phải tích cực kêu gọi ban hành quy định chung đối với lĩnh vực này. Mặc dù AI mang lại nhiều lợi ích nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Không chỉ các nhà phân tích mà ngay cả các chính trị gia cũng đã lên tiếng thẳng thắn về các mối đe dọa do AI gây ra. Về mặt lý thuyết, các bên liên quan chỉ cần họp mặt và thiết lập các quy tắc chung nhằm điều tiết lĩnh vực này. Nhưng trên thực tế, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Nguyên nhân chính là do là tất cả những người chơi chủ chốt của phương Tây đều muốn giành chiến thắng trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo.

Thời gian gần đây, các mối đe dọa từ trí tuệ nhân tạo thường là tâm điểm chú ý của các nhà phân tích và truyền thông. Nhiều người hoài nghi cho rằng AI có thể được sử dụng để tạo ra vũ khí sinh học hoặc vũ khí điều khiển từ xa. Ngoài ra, nếu bất kỳ mô hình AI nào bị đánh cắp hoặc công khai thì sẽ không thể ngăn chặn được làn sóng công nghệ này lan rộng trên toàn thế giới. Nhiều người thậm chí còn cho rằng trí tuệ nhân tạo có thể vượt khỏi tầm kiểm soát và biến con người thành nô lệ của chúng.

Tất cả những lời cảnh báo này không hẳn đều vô căn cứ, nhưng đây cũng chỉ là một giả định trong tương lai. Tuy nhiên, có một lĩnh vực mà mối đe dọa từ AI đã trở thành hiện thực. Đó là việc AI góp phần vào các chiến dịch truyền bá thông tin sai lệch trên diện rộng.

Những tin tức giả trên mạng xã hội đã phổ biến trước khi AI được sử dụng rộng rãi. Một trong những nhân vật chính trong quá trình này là cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Hiện ông vẫn tiếp làm như vậy. Tháng 5/2023, chính trị gia này đã đăng tải một đoạn video giả mạo từ một đoạn clip của CNN, trong đó người dẫn chương trình cho rằng Tổng thống Joe Biden "có thể vẫn sẽ tiếp tục nói dối, nói dối và nói dối".

Vấn đề là AI đã thúc đẩy thông tin sai lệch ngày càng lan rộng, khiến quá trình tạo ra những tin tức giả như vậy trở nên ngày càng đơn giản hơn nhiều. Giờ đây, bất kỳ ai cũng có thể ngay lập tức trở thành nhà sáng tạo nội dung chính trị nhờ các công cụ trí tuệ nhân tạo tổng hợp mới như DALL-E, Reface hoặc FaceMagic.

Người dân nước Mỹ thực sự lo ngại về những công nghệ này vì có liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2024. Cựu Giám đốc điều hành Google Eric Schmidt đã cảnh báo rằng trong chiến dịch tranh cử, "không thể tin vào bất cứ điều gì mà chúng ta thấy hay nghe".

Các quan chức của EU, Mỹ và các nền kinh tế lớn khác trên thế giới đang tích cực đưa ra các đề xuất để điều tiết sự phát triển của AI. Tháng 4 vừa qua đã diễn ra một cuộc họp giữa các bộ phận công nghệ của G7 nhằm đề xuất các ý tưởng chung về quy định phát triển AI.

Bên cạnh đó, các quốc gia này cũng bộc lộ những mâu thuẫn ngày càng gia tăng, do mỗi bên đều đề cao mô hình giải pháp của riêng mình. Brussels mong muốn rằng luật của EU về AI, dự kiến sẽ được thông qua vào tháng 12, sẽ làm nền tảng cho các biện pháp chung của phương Tây. EU khẳng định các hạn chế nghiêm ngặt đối với việc sử dụng AI cần được các quốc gia trên thế giới áp dụng.

Tuy nhiên, Mỹ và Nhật Bản đề xuất cách tiếp cận linh hoạt hơn. Họ đề nghị các công ty cho phép các quan sát viên bên ngoài kiểm tra hệ thống trí tuệ nhân tạo của họ để phát hiện các hình thức vi phạm.

Ngoài ra, Vương quốc Anh cũng khẳng định vai trò đặc biệt trong việc phát triển các cơ chế quản lý và lên kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh AI của riêng mình vào tháng 11 tại London. Thủ tướng Anh Rishi Sunak coi sự kiện này là cơ hội để nâng cao vai trò của nước này với tư cách là một người chơi toàn cầu.

Dù thế nào đi nữa, cơ hội để các nước phương Tây đạt được sự đồng thuận về trí tuệ nhân tạo vào mùa thu này cũng rất thấp. Những mâu thuẫn quá lớn và mỗi bên đều sẵn sàng ưu tiên đấu tranh cho dự án của mình. Trong trường hợp khả quan nhất, các quốc gia sẽ đạt được một thỏa thuận không rõ ràng, không có các bước hoặc cơ chế rõ ràng nào và chỉ dừng lại ở những khái niệm chung chung.

Hạ viện Mỹ phê chuẩn dự luật có thể cấm TikTok, Trung Quốc cảnh báo

Hạ viện Mỹ phê chuẩn dự luật có thể cấm TikTok, Trung Quốc cảnh báo

14/03/2024 11:17

Hạ viện Mỹ thông qua với tỷ lệ áp đảo dự luật buộc TikTok phải thoái vốn khỏi chủ sở hữu Trung Quốc, nếu không nền tảng này sẽ bị cấm hoạt động ở Mỹ.

Công bố xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023

Công bố xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023

14/03/2024 07:18

Bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương là tài liệu hữu ích, cung cấp các căn cứ khoa học và thực tiễn để các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trực tiếp là lãnh đạo các địa phương sử dụng trong xây dựng và thực thi các chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Đến năm 2030, Việt Nam cần 135 tỷ USD đầu tư cho lưới điện và năng lượng tái tạo

Đến năm 2030, Việt Nam cần 135 tỷ USD đầu tư cho lưới điện và năng lượng tái tạo

12/03/2024 10:38

Theo Dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII nhận định đến 2030, nguồn vốn để đầu tư, xây dựng dự án điện dự kiến khoảng 135 tỷ USD. Đây cũng là mức đầu tư được báo cáo triển vọng thị trường vốn của FiinRatings dự đoán đối với năng lượng tái tạo.

Nhan nhản “công nghệ” cờ bạc bịp

Nhan nhản “công nghệ” cờ bạc bịp

11/03/2024 11:43

“Tháng Giêng là tháng ăn chơi/ Tháng Hai cờ bạc tháng Ba rượu chè…” - lợi dụng tâm lý này nhiều đối tượng đã tổ chức “gầy sòng” sát phạt.

Hợp tác phát triển hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam

Hợp tác phát triển hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam

04/03/2024 16:24

Vị trí địa chiến lược quan trọng cùng việc chuyển dịch sản xuất và xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu đã mang tới cho Việt Nam cơ hội trở thành nhân tố then chốt trong quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn đang là thách thức với Việt Nam.

Phát hiện gần 72.000 lỗ hổng an toàn thông tin tại các cơ quan, tổ chức nhà nước

Phát hiện gần 72.000 lỗ hổng an toàn thông tin tại các cơ quan, tổ chức nhà nước

03/03/2024 14:30

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã ghi nhận có 71.877 điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin tại các hệ thống thông tin của các cơ quan tổ chức nhà nước.

Sự phát triển của các phương tiện ngầm điều khiển từ xa trong thám hiểm đại dương

Sự phát triển của các phương tiện ngầm điều khiển từ xa trong thám hiểm đại dương

17/01/2024 10:09

Cho đến nay, đại dương mênh mông bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt trái đất vẫn là một trong những ranh giới bí ẩn và chưa được khám phá nhất. Trong lĩnh vực này, sự phát triển của phương tiện ngầm/dưới nước điều khiển từ xa (Remotely Operated Vehicles -ROV/ROUV) đóng vai trò rất then chốt trong việc giải mã những bí ẩn dưới đáy đại dương, một lĩnh vực quan trọng đối với các nhà sinh vật học và sinh thái học biển.

Sản xuất điện từ phản ứng nhiệt hạch

Sản xuất điện từ phản ứng nhiệt hạch

14/01/2024 09:25

Một công nghệ được các nhà khoa học nghiên cứu hàng thập niên đang đạt những tiến bộ mới, sản xuất điện từ phản ứng nhiệt hạch hứa hẹn cung cấp cho thế giới nguồn năng lượng sạch gần như vô tận.

IEAE Hà Nội: Cầu nối cho các doanh nghiệp điện tử và thiết bị thông minh

IEAE Hà Nội: Cầu nối cho các doanh nghiệp điện tử và thiết bị thông minh

08/01/2024 07:25

Nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác thúc đẩy mở rộng hợp tác và nâng cao tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển thị trường tiêu dùng điện tử chất lượng cao tại Việt Nam, yừ ngày 2-4/11, Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE Hà Nội).