Thứ sáu, 16/06/2023, 12:10 PM
  • Click để copy

Việc học ở Hà Nội

Năm 1946, trả lời các nhà báo nước ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.

Chín năm kháng chiến chống Pháp tuy điều kiện còn rất khó khăn nhưng việc học ở vùng kháng chiến được đặc biệt chú ý, bắt đầu hình thành hệ thống giáo dục của chế độ mới có đủ các cấp học.

Sau năm 1954, miền Bắc bước vào xây dựng chế độ mới việc học được đảng và nhà nước ta đặc biệt chú ý. Ngay năm 1945 sau khi giành chính quyền, Hồ Chủ tịch đã thực hiện ngay việc giệt giặc đói và giệt giặc dốt, vì theo người “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

Cả nước rầm rộ xây trường học từ các cấp từ mẫu giáo đến các bậc phổ thông và hệ thống các trường đại học, từ miền núi đến đồng bằng. Đối với người lớn tuổi mù chữ là phong trào mở lớp bình dân học vụ. Cả nước ai ai cũng được học, phải học. Người lớn đi chợ phải đọc được chữ viết ở cổng mới được vào chợ.

Tên các cấp học là trường phổ thông cấp I, phổ thông cấp II, phổ thông cấp III lúc đó là mong ước là mục tiêu phổ cập (phổ thông) việc họ từ cấp I đến cấp III cho tuổi trẻ.

Chỉ trong vòng mười năm nước ta đã có lớp thanh niên có học, nhờ đó mới xây dựng được các nhà máy, khoa học - kỹ thuật được áp dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống.

Bộ đội ta trong kháng chiến chống Pháp khi nhập ngũ phần lớn còn chưa hết chữ, các đơn vị vừa chiến đấu vừa tổ chức học chữ, học văn hóa cho bộ đội.

Đến kháng chiến chống Mỹ, nhờ giáo dục chúng ta có một lớp bộ đội có học, phần lớn là đã học cấp II, một bộ phận đã học cấp III và đại học. Chính vì thế mới sử dụng được các khí tài hiện đại, xây dựng được các quân binh chủng kỹ thuật. Bộ đội radar tên lửa được tuyển là các thanh niên đã học từ lớp 9 trở lên. Chính nhờ giáo dục đã góp phần quan trọng, thậm chí quyết định để chúng ta thắng Mỹ, một cường quốc về hàng đầu khoa học- kỹ thuật.

Sau năm 1975, trong chiến lược xây dựng nông thôn mới là tiêu chí rõ ràng: Điện, đường, trường, trạm, trong đó trường, trạm (giáo dục y tế) là thể hiện tính ưu việt đặc biệt của chế độ ta.

Các tỉnh miền núi tuy còn khó khăn nhưng đã có đủ hệ thống trường, điểm trường, nội trú …không chỉ nhà nước đầu tư mà nhiều tổ chức cá nhân cũng nhiệt tình đóng góp xây dựng trường học cho các tỉnh miền núi, vùng khó khăn.

Ở các tỉnh đồng bằng hệ thống trường học được xây dựng khang trang, là tiêu chí thi đua của các địa phương.

Cho đến nay ở các vùng nông thôn, 100% học sinh tiểu học và trung học cơ sở được học ở các trường công lập, hơn 90% học sinh trung học phổ thông được học các trường công lập, số còn lại học ở trung tâm giáo dục thường xuyên (cũng là công lập).

Buồn thay, mấy ngày hôm nay báo chí liên tục đưa tin buồn về việc học ở Thủ đô Hà Nội.

Hình ảnh các bậc phụ huynh chen lấn xô đẩy nhau, chửi nhau để nộp hồ sơ cho con vào lớp 1 công lập. Học sinh trung học cơ sở vất vả thi cử với hy vọng được vào Trung học phổ thông và các bậc phụ huynh thì mất ăn, mất ngủ nếu con không được học trường công lập.

Ở các huyện của các tỉnh đồng bằng quanh Hà Nội, dân số chỉ bằng 1/3, 1/4 dân số các quận Hà Nội, nhưng đều có từ 3 đến 4 trường Trung học phổ thông công lập, còn ở Hà Nội có quận chỉ có 2 trường Trung học phổ thông công lập. Năm học này dự kiến ở Hà Nội (nội thành) chỉ có khoảng 50% học sinh được học trung học phổ thông công lập.

Đầu vào lớp 1, có trường bán công lập chất lượng khá tốt, từ tháng 5 đã tổ chức học thêm để sau đó kiểm tra đầu vào. Mức học thêm (khi chưa hề đi học) là mười ngày với giá mười triệu (1 triệu đồng/ngày). Hàng nghìn gia đình đã cho con học thêm, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh chỉ khoảng 300-400 em. Như vậy chỉ riêng mười ngày học thêm nhà trường đã thu được hàng chục tỉ đồng.

Trường công có hạn nhưng trường tư lại mọc lên rất nhiều. Người ta mở trường tư không phải vì sự nghiệp giáo dục mà là kinh doanh giáo dục.

Chi phí một tháng học trường tư bằng một năm học trường công lập. Chỉ mẫu giáo và tiểu học tư thục ở Hà Nội hiện nay mỗi tháng phải đóng từ 5 đến 11 triệu đồng. Trong khi lương công chức bình quân từ 5 đến 6 triệu đồng/tháng.

Việc học ở Hà Nội, Thủ đô ngàn năm văn hiến sao nhọc nhằn thế mà chính quyền vẫn bình chân như vại.

Chủ tịch tỉnh Sóc Trăng: Đảm bảo tất cả trẻ em nghèo đều có quà Trung thu

Chủ tịch tỉnh Sóc Trăng: Đảm bảo tất cả trẻ em nghèo đều có quà Trung thu

21/09/2023 14:57

Để bảo đảm tất cả trẻ em đều có Tết Trung thu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu đã chỉ đạo các sở, ban ngành tỉnh bố trí kinh phí, huy động nguồn lực thăm hỏi, tặng quà, tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ.

Tạp chí Người Xây dựng ra mắt Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh

Tạp chí Người Xây dựng ra mắt Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh

21/09/2023 05:49

Ngày 20/09, Tạp chí Người Xây dựng tổ chức Lễ ra mắt Văn phòng đại diện TP Hồ Chí Minh tại địa chỉ số 37 Lê Quốc Hưng, Phường 12, Quận 4 (TP Hồ Chí Minh).

Nóng: Ngành thuế rà soát ngăn gian lận trong khai thác khoáng sản

Nóng: Ngành thuế rà soát ngăn gian lận trong khai thác khoáng sản

19/09/2023 22:17

Tổng cục Thuế vừa yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với cơ quan Tài nguyên môi trường để rà soát tài nguyên khai thác thực tế của người nộp thuế trên địa bàn.

Khoảng cách 'chết người' qua vụ cháy kinh hoàng!

Khoảng cách 'chết người' qua vụ cháy kinh hoàng!

19/09/2023 07:22

Một vụ cháy kinh hoàng, tang thương vừa xảy ra đêm 12-9 tại chung cư mini trong hẻm 29/70 Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội). 56 người đã thiệt mạng và nhiều nạn nhân khác được cứu chữa, chăm sóc tại các bệnh viện.

Sống ở chung cư mini, người dân phải biết 'võ'!

Sống ở chung cư mini, người dân phải biết 'võ'!

19/09/2023 07:20

Kinh nghiệm thực tế rút ra từ nhiều vụ hỏa hoạn tại các tòa nhà chung cư mini trên địa bàn Hà Nội cho thấy: Với những trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy hiện tại thì khi xảy ra cháy nổ, cách tốt nhất là người dân hãy trông chờ vào “bản lĩnh” của mình để... tự thoát thân!

Dùng đất đá thải mỏ san lấp ở Quảng Ninh-Góc nhìn từ Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Dùng đất đá thải mỏ san lấp ở Quảng Ninh-Góc nhìn từ Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

19/09/2023 07:08

Nhiều ý kiến của cử tri và nhân dân tỉnh Quảng Ninh lo lắng về vấn đề tác động đến môi trường xoay quanh hiện tượng sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp một số dự án, công trình ven biển.

Thời tiết hôm nay 15/9: Cập nhật tin thời tiết mới nhất trong ngày

Thời tiết hôm nay 15/9: Cập nhật tin thời tiết mới nhất trong ngày

15/09/2023 11:15

Cập nhật tin tức thời tiết mới nhất hôm nay 15/9/2023. Dự báo thời tiết ngày 15/9/2023 tại Hà Nội và các khu vực trên cả nước.

Nghệ An tăng cường kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy tại chung cư, nhà trọ

Nghệ An tăng cường kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy tại chung cư, nhà trọ

15/09/2023 11:15

Ngày 13/9, Công an tỉnh Nghệ An đã có công văn số 3031/CAT-PV01 về việc tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các chung cư, nhà trọ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là sau nhiều vụ cháy lớn xuất hiện trong thời gian qua.

Thủ tướng yêu cầu xây dựng quy chuẩn về đường bộ cao tốc

Thủ tướng yêu cầu xây dựng quy chuẩn về đường bộ cao tốc

13/09/2023 10:53

Hôm qua, 12/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện về việc khẩn trương xây dựng quy chuẩn về đường bộ cao tốc và tập trung triển khai các giải pháp bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông.