6 nhóm giải pháp tháo gỡ khó cho phát triển nhà ở xã hội
Hệ thống pháp luật về nhà ở xã hội về cơ bản đã được ban hành tương đối đầy đủ, nhiều sự đổi mới có tính đột phá để thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội trên cả nước.

Đề án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn.
Nghị quyết về thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp, có hiệu lực đến khi Luật Nhà ở (sửa đổi) được thông qua và có hiệu lực (dự kiến ngày 1/7/2024).
Hiện nay, Bộ Xây dựng đang đề xuất xây dựng Nghị quyết với 6 nhóm chính sách lớn, cần thí điểm. Cụ thể,
Một là, chính sách về đất đai để xây dựng nhà ở xã hội.
Hai là, chính sách lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội.
Ba là, chính sách về quyền và ưu đãi chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội.
Bốn là, chính sách về xác định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội không phải do Nhà nước đầu tư xây dựng.
Năm là, chính sách về đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội.
Sáu là, chính sách về phát triển nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp.
Trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ chấp thuận cho phép cơ quan này nghiên cứu xây dựng hồ sơ, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội theo trình tự, thủ tục rút gọn, thông qua tại kỳ họp Quốc hội gần nhất.
Thực hiện các chủ trương của Đảng về chính sách nhà ở xã hội, nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến phát triển nhà ở xã hội đã được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành, địa phương ban hành.
Đến nay, hệ thống pháp luật về nhà ở xã hội về cơ bản đã được ban hành tương đối đầy đủ, nhiều sự đổi mới có tính đột phá để thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là các cơ chế chính sách ưu đãi hỗ trợ cho việc phát triển nhà ở xã hội để giải quyết nhu cầu bức thiết về nhà ở của các đối tượng chính sách xã hội, bao gồm đối tượng là người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
Tính đến nay, sau gần 13 năm triển khai thực hiện chính sách nhà ở xã hội, các chính sách nhà ở xã hội đã được ban hành tại Luật Nhà ở năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành còn một số bất cập, vướng mắc ngay trong quy định và trong triển khai thực hiện.
Do vậy, việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp là cần thiết để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà ở; đẩy mạnh nguồn cung nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp gắn với việc thực hiện Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030.
Đồng thời, góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, giúp thị trường phát triển ổn định, lành mạnh hơn.
Nhiều vướng mắc cần tháo gỡ
Theo quy định, dự án nhà ở thương mại tại các đô thị từ loại III trở lên phải dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội, dẫn đến hầu hết các địa phương không bố trí quỹ đất để phát triển dự án nhà ở xã hội độc lập.
Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho rằng quy định này dẫn đến việc bố trí quỹ đất không phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch đô thị... dẫn đến quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội trong thời gian qua thiếu nhiều so với nhu cầu và không tạo sự chủ động cho địa phương.
Bên cạnh đó, việc các dự án nhà ở xã hội phải dành tối thiểu 20% diện tích nhà ở để cho thuê và chủ đầu tư chỉ được bán sau 5 năm đưa vào sử dụng, trên thực tế có nhiều dự án không cho thuê được phần diện tích này, dẫn đến tình trạng các căn hộ để cho thuê này để không, lãng phí.
Các ưu đãi cho chủ đầu tư như miễn tiền sử dụng đất, giảm 50% thuế, được dành 20% tổng diện tích đất ở (hoặc diện tích sàn xây dựng) để kinh doanh nhà ở thương mại (hoặc sàn kinh doanh thương mại), được vay vốn với lãi suất ưu đãi... không thực chất vì chủ đầu tư không được hưởng, mà là người dân được hưởng do theo quy định không được tính các khoản ưu đãi của Nhà nước vào giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội.
Theo Bộ Xây dựng, hiện nay tại các khu vực đô thị cả nước có hơn 1,7 triệu người khó khăn về nhà ở và 1,7 triệu công dân có nhu cầu ổn định chỗ ở. Từ nay đến năm 2030, cả nước cần 2,4 triệu căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Qua tính toán, đề án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 sẽ hoàn thành khoảng 428.000 căn; trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2025-2030, hoàn thành khoảng 634.200 căn.
Tại cuộc họp về Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề nhà ở cho người dân. Hiến pháp năm 2013 quy định về “quyền có nơi ở hợp pháp”, “quyền sở hữu về nhà ở” của người dân và “Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở”. Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều cuộc họp, đặc biệt với các địa phương, doanh nghiệp có nhu cầu nhà ở cho công nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc thực hiện Đề án không chỉ gói gọn ở con số 1 triệu căn nhà ở xã hội, vì hiện nay còn hàng chục triệu người có nhu cầu về nhà ở. Mục tiêu dài hạn, tổng thể của Đề án là phải nâng cao thứ hạng của Việt Nam trong bảo đảm quyền tiếp cận nhà ở của người dân. Trong từng giai đoạn, cần đề ra mục tiêu cụ thể như xây ký túc xá cho sinh viên, nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở cho nhóm người yếu thế… Từ đó, đưa ra các giải pháp, chính sách, phân bổ nguồn lực ưu tiên, phù hợp.
Cùng chủ đề
Chuyên gia nói gì về đề xuất bỏ đăng ký thường trú, tạm trú khi mua NƠXH?
Tin bất động sản nổi bật tuần qua: Quyền sở hữu chỉ chấm dứt khi chung cư bị phá dỡ
Nhà ở xã hội áp lực và động lực
Sau gần chục năm sử dụng, giá nhà ở xã hội tăng gấp đôi
Đề xuất giải pháp nguồn vốn để phát triển nhà ở xã hội

OECD nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 lên 2,7%
09/06/2023, 07:08
Việt Nam - UAE tăng cường hợp tác thương mại, chuyển đổi năng lượng
07/06/2023, 07:14
Ngày đôi yêu chiều, Vietjet giảm 90% cực phiêu!
06/06/2023, 09:57
Đề xuất mở rộng phạm vi đối tượng được giảm 2% thuế VAT với ô tô
03/06/2023, 07:12
Làm thủ tục trực tuyến, bay thảnh thơi, không lo xếp hàng
02/06/2023, 11:04TP HCM kiện toàn Tổ Công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án
Mới đây, UBND TP HCM có quyết định về việc kiện toàn Tổ Công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố. Theo đó, Tổ Công tác được kiện toàn gồm 14 thành viên, do Chủ tịch Phan Văn Mãi làm Tổ trưởng; Phó Chủ tịch Bùi Xuân Cường làm Tổ phó Thường trực; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM Lê Thị Huỳnh Mai làm Tổ phó.
Xuất khẩu tăng trưởng, Việt Nam xuất siêu 9,8 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng đầu năm 2023 ước tính xuất siêu 9,8 tỷ USD. Xuất khẩu phục hồi tăng trưởng cho thấy các giải pháp xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả nhất định.
Nhiều thông điệp ý nghĩa tại Tọa đàm 'Đánh bại ô nhiễm nhựa – Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam'
Tọa đàm "Đánh bại ô nhiễm nhựa – Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam" mang đến nhiều thông điệp môi trường quan trọng, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng.
Vietjet dẫn đầu dịch vụ bay của hàng không chi phí thấp toàn cầu 2023 do AirlineRatings bình chọn
Vietjet vừa được bình chọn là “Hãng hàng không chi phí thấp có dịch vụ trên tàu bay tốt nhất năm 2023” (World’s Best Low Cost Airline Onboard Hospitality 2023”) và tiếp tục được vinh danh là “Hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới năm 2023” (Best Ultra Low-Cost Airline 2023) lần thứ 5 liên tiếp.
ĐBQH: Doanh nghiệp nội địa đang đứng trước nguy cơ giải thể, phá sản hoặc bị thâu tóm
Theo đại biểu Hoàng Đức Thắng, doanh nghiệp nội địa đang đứng trước nguy cơ giải thể, phá sản hoặc bị thâu tóm. Hiện nay, các tập đoàn Thái Lan đang sở hữu nhiều doanh nghiệp đầu ngành của Việt Nam và thu hàng tỷ USD tiền cổ tức.
Động thái mới của ngành ngân hàng: Lãi suất huy động đồng loạt giảm
Nhiều ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động tại hầu hết kỳ hạn sau động thái giảm trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vào tuần trước.
Quốc hội sẽ giám sát quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội
Một trong 4 chuyên đề giám sát được Quốc hội lựa chọn là việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.
Kỳ quan miền nhiệt đới MerryLand Quy Nhơn tiếp tục được chọn là địa điểm tổ chức Miss World Vietnam 2023
Ngày 29/05/2023 tại khách sạn 5 sao Pullman Saigon Centre đã diễn ra họp báo Vòng chung khảo toàn quốc và Lễ ký kết nhà tài trợ địa điểm vòng chung kết toàn quốc Miss World Vietnam 2023.
Ecopark- 'nơi có gió' chữa lành cho người trưởng thành và thiên nhiên hạnh phúc cho trẻ nhỏ
Thiên nhiên xoa dịu tổn thương tinh thần ở những người trưởng thành và là “trường học hạnh phúc” nuôi dưỡng trí sáng tạo, thể chất của trẻ nhỏ. Ở đó, từng nhành cây, ngọn cỏ, từng cơn gió trong lành sẽ là “người thầy hồn hậu”, hướng dẫn trẻ mở lòng, sống bao dung, hồn hậu với trái tim đầy nắng ấm, thiện lành, biết lan toả niềm vui và hạnh phúc.