Ba Lan lên kế hoạch tăng cường khai thác khí đốt, dầu thô ở Na Uy
Tập đoàn dầu mỏ hàng đầu của Ba Lan PKN Orlen có kế hoạch tăng sản lượng khí đốt tự nhiên và dầu thô ở Na Uy, Daniel Obajtek, CEO và Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty, cho biết.

(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
“Chúng tôi đã trình kế hoạch phát triển các mỏ mới trên biển lên Bộ Dầu mỏ và Năng lượng Na Uy” - vị CEO viết trên Twitter, đồng thời cho biết thêm rằng khí đốt sẽ được vận chuyển đến Ba Lan qua Đường ống Baltic.
Vào tháng 10, PKN Orlen đã tiếp quản gã khổng lồ khí đốt tự nhiên PGNiG của Ba Lan. Việc sản xuất khí đốt từ Na Uy do công ty con của PKN Orlen - PGNiG Upstream Norway - của thực hiện.
“Chúng tôi sẽ bắt đầu các giếng khoan đầu tiên vào năm 2024”, ông Obajtek cho biết, đồng thời thông báo thêm rằng việc sản xuất sẽ được triển khai một năm sau đó.
Theo ông Obajtek, việc sản xuất tại hai mỏ trên thềm lục địa Na Uy, trong đó PGNiG có cổ phần, sẽ bắt đầu vào năm 2027 với điều kiện cả kế hoạch phát triển và khai thác đã được quốc hội Na Uy phê duyệt.
Ngày 6/12, PGNiG đã báo cáo rằng PGNiG Upstream, cùng với các đối tác được cấp phép khác, đã đề nghị phê duyệt kế hoạch phát triển và khai thác mỏ Verdande ở Biển Na Uy.
Đường ống Baltic là dự án hợp tác trị giá hàng tỷ USD giữa công ty Energinet của Đan Mạch và nhà điều hành hệ thống truyền tải khí Ba Lan GAZ-SYSTEM, nhắm kết nối các mỏ khí đốt của Na Uy với Ba Lan và Đan Mạch.

Kinh tế khu vực đồng euro suy giảm nhanh hơn dự báo
04/09/2023, 16:13
Vì sao miền bắc Trung Quốc bị lũ lụt tàn phá?
13/08/2023, 07:08
Điểm danh các quốc gia cấm sử dụng nhựa dùng một lần
08/08/2023, 17:29
Đột nhập thị trường chợ đen xăng dầu ở Niger
04/08/2023, 09:45
OPEC+ có nguy cơ tan vỡ, điều gì sẽ xảy ra?
28/07/2023, 10:52
Bản tin Năng lượng Quốc tế 26/7: Dự trữ dầu thô tại Mỹ bất ngờ tăng
26/07/2023, 16:33
Vì sao Nam Phi 'chùn bước' trước năng lượng xanh?
20/07/2023, 11:39
Mùa đông ôn hòa có thể giảm một nửa giá khí đốt tự nhiên của châu Âu
18/07/2023, 07:07Vùng nước lạnh nhất thế giới đang ấm lên
Đại dương đã và đang hấp thụ phần lớn nhiệt lượng tỏa ra bởi hiện tượng trái đất nóng lên. Ngay cả khối nước biển sâu ở Nam Cực cũng đang ấm lên và co lại, có thể gây hậu quả lớn cho khí hậu và hệ sinh thái đại dương sâu.
Bốn điểm nhấn của tình trạng năng lượng toàn cầu
Viện Năng lượng (EI) có trụ sở tại Anh đã thay ông lớn dầu khí BP công bố Đánh giá thống kê năng lượng thế giới, một báo cáo thường niên được xuất bản trong gần 7 thập kỷ qua, với 4 điểm nhấn trong ấn bản năm 2023.
Châu Á: Thách thức về chuyển đổi năng lượng trong bối cảnh nắng nóng khắc nghiệt
Tình trạng nắng nóng kỷ lục hoành hành nhiều nước châu Á đang đặt ra thử thách cho khả năng cung cấp và chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo.
IMF đã kêu gọi được 100 tỷ USD cho quỹ khí hậu và nghèo đói
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva thông báo các quốc gia giàu đã đạt được mục tiêu phân bổ lại 100 tỷ USD trong các quỹ của tổ chức này để ứng phó với biến đổi khí hậu và tình trạng nghèo đói tại các nước đang phát triển.
Khi nào nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ đạt đỉnh?
Theo báo cáo thường niên mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) về dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ dầu mỏ trên toàn thế giới có thể sẽ giảm mạnh trong 5 năm tới, "chứng tỏ nhu cầu đang đạt đỉnh".
Luật về năng lượng tái tạo của châu Âu có gì mới?
Theo những nguồn tin ngoại giao, các nước EU dự kiến sẽ thông qua luật về những mục tiêu năng lượng tái tạo mới vào hôm 14/6. Hiện họ đang xem xét một vài lựa chọn còn lại, trong đó có miễn trừ đối với một số nhà máy amoniac, nhằm thuyết phục những quốc gia vẫn còn hoài nghi về phiên bản cuối cùng của luật.
Phó thủ tướng Nga: Nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng trong năm nay
Ngày 8 tháng 6, Phó Thủ tướng Alexander Novak cho biết trong một bài báo viết cho tạp chí Chính sách Năng lượng, rằng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng trong năm nay và Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ là động lực tăng trưởng chính.
Vì sao OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu?
OPEC và các đồng minh, bao gồm cả Nga, sẽ họp mặt tại Vienna vào ngày 4/6 để quyết định chính sách sản lượng của họ.
Big Oil đang quay lưng với thỏa thuận khí hậu?
Các Big Oil đang đứng trước sức ép giữa thực tế tăng trưởng nhu cầu dầu, khí đốt và trách nhiệm thực hiện các mục tiêu phát thải nghiêm ngặt theo thỏa thuận khí hậu Paris và sự phản đối quyết liệt của các nhà hoạt động môi trường.