Chiến lược mới của Pháp ở châu Phi trước sức ép từ Nga và Trung Quốc
Trong chuyến công du châu Phi từ ngày 1/3 đến 5/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dành 5 ngày thăm Gabon, Angola, Cộng hòa Congo và Cộng hòa Dân chủ Congo, để nói về chiến lược mới trong quan hệ ngoại giao với châu Phi và việc giảm dần sự hiện diện quân đội Pháp ở châu Phi.

Tổng thống Emmanuel Macron thăm Gabon
Theo Tổng thống Emmanuel Macron, để phát huy hiệu quả “quyền lực mềm”, Pháp không nên cố gắng điều chỉnh tất cả các vấn đề của châu Phi và không nên hy vọng đạt được nhiều hơn những gì nước này mong đợi
Chuyến công du của nhà lãnh đạo Pháp diễn ra trong bối cảnh nhiều biến động ở dải Sahel, giáp với sa mạc Sahara. Hai quốc gia trong nhóm G5 Sahel (gồm 5 quốc gia: Burkina Faso, Chad, Mali, Mauritania và Niger) đã từ bỏ sự hỗ trợ từ Pháp và nhận lợi ích từ Nga sau một cuộc đảo chính quân sự ở Mali.
Mở đầu là cuộc đảo chính ở Mali, tiếp theo là ở Burkina Faso. Trước tình hình này, người lính Pháp cuối cùng của nhóm tác chiến Sabre đã rời đi và chuyển sang chiến đấu với các phần tử thánh chiến vì chúng đang kiểm soát phần lớn quốc gia này. Quân đội địa phương cũng thất bại trong việc đối phó với những kẻ quá khích. Đại úy Ibrahim Traoré đứng đầu Burkina Faso, quốc gia đã cắt đứt quan hệ với Pháp, không che giấu sự thật việc ông đang trông cậy vào sự hỗ trợ của Moscow trong cuộc chiến chống lại các chiến binh Hồi Giáo.
Quân đội Pháp rời Burkina Faso và Mali không một lời phàn nàn vì đây là một phần trong chiến lược mới của Pháp ở châu Phi và chắc chắn sẽ được thực hiện trong những tháng tới. Theo ông Macron, quân đội Pháp sẽ vẫn ở châu Phi nhưng số lượng sẽ giảm lại. “Chúng tôi sẽ đào tạo nhiều hơn, trang bị nhiều hơn và hỗ trợ tốt hơn, bởi vì điều này sẽ dựa trên yêu cầu rõ ràng”, Tổng thống Pháp cho biết.
Ông Macron còn nói: “Mô hình của chúng tôi không còn là căn cứ quân sự như hiện tại, trong tương lai, chúng sẽ là trường học có nhân viên người Pháp và người châu Phi”.
Chính sách mới ở châu Phi do Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố là biến thể của chính sách trước đây được một số nước châu Âu sử dụng. Nếu Pháp rút quân hoàn toàn khỏi các quốc gia này thì đó là một đánh đổi quá đắt, trong khi lợi ích đem lại không rõ ràng. Tăng cường hợp tác với các quốc gia chính trị và kinh tế quan trọng nhất trong khu vực có thể đem lại lợi ích cho Pháp. Tuần tự các quốc gia mà tổng thống Pháp đến thăm trong chuyến công du không phải là một sự lựa chọn ngẫu nhiên: Gabon giàu dầu mỏ và là quốc gia châu Phi nói tiếng Pháp nhiều nhất trong khu vực. Angola đang phát triển toàn diện và Cộng hòa Dân chủ Congo là quốc gia quan trọng trong vành đai đồng của châu Phi, chiếm khoảng 60% lượng cobalt trên thế giới.
Tổng thống Macron nói rằng Pháp sẽ tích cực phát triển quan hệ với các nước trong khu vực này. Trong bài phát biểu của mình, ông Macron nhấn mạnh cần phải đối xử với châu Phi như một đối tác bình đẳng và không tập trung vào viện trợ mà là đầu tư. Ông nói: “Châu Phi không nên trở thành “sân sau” hoặc là khu vực cạnh tranh giữa các nước lớn”.
Nhà lãnh đạo Pháp tuyên bố chuẩn bị một luật khung và “sẽ được đề xuất vào những tuần tới để thiết lập phương pháp và tiêu chí nhằm tiến hành bồi thường các công trình do các nước châu Phi yêu cầu”. Hành động như này từng diễn ra lần đầu tiên vào năm 2021: Pháp trao trả cho Đức các đồ vật nghệ thuật và đồ tạo tác bị cướp phá trong các chiến dịch thuộc địa.
Ở dải Sahel, Cộng hòa Pháp đang duy trì một đội quân lớn ở Chad và Niger. Sau cái chết của cố Tổng thống Idriss Déby Itno trên chiến trường, con trai ông, Mahamat Idriss Déby lên nắm quyền ở Chad vào năm 2021. Ngày 20/4, ông Mahamat Idriss Déby Itno đã ký sắc lệnh giao nhiệm vụ cho hội đồng quân sự. Cuối cùng, điều hứa hẹn nhất là trữ lượng uranium phong phú ở Niger. Quốc gia này đã diễn ra hoạt động khai thác và vận chuyển uranium từ lâu. Đây là điểm khác biệt lớn giữa quốc gia này với nhiều quốc gia khác trong khu vực có trữ lượng khoáng sản, nhưng việc khai thác thương mại vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Hai chính trị gia người Pháp Jacques Chirac và Nicolas Sarkozy nói Điện Élysée đã tìm cách tiếp cận mới ở châu Phi trong vài năm qua. Người Pháp thường ủng hộ các chế độ độc tài, các nhà lãnh đạo sở hữu nhiều bất động sản và quyền lợi ở Pháp. Chắc chắn, ở một mức độ nào đó điều này sẽ giúp củng cố mối quan hệ giữa chính quốc cũ và các thuộc địa cũ của họ. Tuy nhiên, quá khứ khắc nghiệt đó đang ngăn cản việc triển khai thành công chính sách mới. Hay rõ ràng là Pháp không vui khi mất ảnh hưởng và chứng kiến Nga và Trung Quốc dần tăng sức ảnh hưởng ở châu Phi.
Cùng chủ đề
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương
SHB năm thứ ba liên tiếp được vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hàng loạt dự án của TTC Land ở TP.HCM 'bất động' nhiều năm: Có dấu hiệu sử dụng sai mục đích!
Đẩy nhanh tiến độ cải tạo sông Tô Lịch

Trung Quốc: Không có bên nào thắng trong thương chiến
10/04/2025, 15:22
Cảnh báo nóng lên toàn cầu: Trái Đất đang phát sốt?
09/04/2025, 11:58
Mỹ áp thuế 104%, Trung Quốc tuyên bố 'chiến đấu đến cùng'
09/04/2025, 11:56
Chứng khoán châu Á lao dốc
07/04/2025, 17:06
Các nước phản ứng với thuế quan mới của Mỹ ra sao?
03/04/2025, 15:55
Trung Quốc phát hiện 2 mỏ vàng tổng trữ lượng 2.000 tấn
02/04/2025, 10:55
Nguyên nhân nào gây ra động đất ở Myanmar và Thái Lan?
31/03/2025, 11:58
Hầm tận thế - Tương lai xanh của nhân loại
28/03/2025, 11:27
Năm 2024 ghi nhận nhiệt độ toàn cầu cao nhất lịch sử
23/03/2025, 13:30Ý nghĩa của thỏa thuận ngừng bắn đối với Ukraine và Nga
Việc tạm ngừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng giữa Ukraine và Nga sẽ tác động đến chiến lược quan trọng của cả hai bên trong nỗ lực làm suy yếu đối phương. Đây cũng sẽ là một bước đi đáng kể hướng tới giảm leo thang xung đột.
Mỹ lên kế hoạch chế biến khoáng sản ngay tại căn cứ quân sự Lầu Năm Góc
Theo nguồn tin, Tổng thống Trump không có kế hoạch dự trữ khoáng sản quan trọng, không yêu cầu chỉ sử dụng khoáng sản Mỹ mà nhằm mục đích mở rộng quy định cấp phép đạo luật FAST-41 cho các mỏ.
Ukraine đạt thỏa thuận khoáng sản với Hoa Kỳ
Ukraine đã đạt được thỏa thuận về khoáng sản với Hoa Kỳ. Văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một thông cáo đưa ra sau đó cũng xác nhận thông tin trên.
Điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu của OPEC
Báo cáo Thị trường Dầu hàng tháng của OPEC là ấn phẩm hàng tháng của Ban Thư ký OPEC, tập trung vào các diễn biến ngắn hạn trên thị trường dầu toàn cầu liên quan đến nền kinh tế toàn cầu, giá dầu, tiêu thụ dầu, sản xuất dầu, thương mại, sản phẩm dầu và thị trường tàu chở dầu. Dưới đây là những điểm nổi bật trong báo cáo tháng 2:
Cung điện gió gần 1.000 cửa sổ
Hawa Mahal còn gọi là cung điện gió nằm ở thành phố Jaipur (bang Rajasthan, Ấn Độ) với kiến trúc kim tự tháp độc đáo cùng gần 1.000 cửa sổ, có thể tự làm mát như điều hòa.
Mỹ ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với các quốc gia khác, lợi hay hại nhiều hơn?
Việc áp thuế đối ứng trước mắt có thể giúp giảm thâm hụt thương mại, đồng thời gia tăng nguồn thu cho chính phủ Mỹ nhưng kèm theo đó là những rủi ro cho nền kinh tế Mỹ cũng như mối quan hệ với các nước khác.
Trung Quốc chạm kỷ lục xây mới điện than, nhằm đạt đỉnh phát thải rồi mới trung hòa carbon
Nỗ lực gia tăng sản lượng điện than của Trung Quốc trong 2 năm gần có thể gây cản trở việc kết nối năng lượng sạch với hệ thống lưới điện nước này.
Hoa Kỳ: Số ca nhiễm cúm ở mức cao nhất trong hơn 15 năm
Ngày 7/2, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết tỷ lệ cúm của nước này đang ở mức cao nhất hoặc gần mức cao nhất trong ít nhất 15 năm qua và vẫn đang gia tăng.
Thái Lan kêu gọi thắp hương và đốt vàng mã online để giảm thiểu ô nhiễm không khí
Trong bối cảnh môi trường ngày càng bị hủy hoại như hiện nay thì phong tục truyền thống thắp hương và đốt vàng mã lại càng khiến không khí bị ô nhiễm trầm trọng.