Công bố 141 vùng hạn chế khai thác nước dưới đất ở TP. Hồ Chí Minh
UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định 3225/QĐ-UBND phê duyệt danh mục, bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.

TP HCM phê duyệt danh mục, bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất. Ảnh minh họa
Theo UBND TP.HCM, trên địa bàn thành phố không có vùng cấm khai thác nước dưới đất theo điểm b khoản 5 Điều 31 Luật Tài nguyên nước 2023 và khoản 1 Điều 33 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước 2023.
Trong khi đó, TP.HCM xác định có 141 vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, tập trung ở 15 quận, huyện, TP. Thủ Đức. Trong đó, TP. Thủ Đức có 29 vùng; quận Bình Thạnh và huyện Bình Chánh cùng có 14 vùng; quận 4 có 12 vùng; quận 7 và quận 8 cùng có 10 vùng; quận 1 và quận 5 cùng có 9 vùng; quận Gò Vấp có 8 vùng; quận 12 và huyện Nhà Bè cùng có 6 vùng; huyện Hóc Môn 5 vùng; quận 3 và huyện Cần Giờ cùng có 1 vùng.
Trong số 141 vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, TP.HCM chia ra làm 2 cấp độ: Vùng hạn chế 1 ( 135 vùng ) bao gồm khu vực có nguy cơ sụt, lún đất và khu vực có nguồn nước dưới đất có nguy cơ bị xâm nhập mặn. Vùng hạn chế 2 ( 6 vùng, tập trung ở TP. Thủ Đức ) gồm khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ vượt ngưỡng khai thác nước dưới đất.
Về các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất đối với những vùng này, UBND TP.HCM yêu cầu: không chấp thuận việc đăng ký, cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác nước dưới đất để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới (trừ trường hợp khoan thay thế giếng thuộc công trình đã được cấp giấy phép theo quy định) và thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác.
Trường hợp công trình đang khai thác nước dưới đất nhưng không có giấy phép khai thác hoặc không đăng ký khai thác thì phải dừng khai thác và cơ quan nhà nước thực hiện việc xử lý vi phạm đối với việc khai thác nước dưới đất không có giấy phép theo thẩm quyền.
Trường hợp công trình có giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất hoặc giấy phép khai thác nước dưới đất thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép. Được xem xét cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nhưng không vượt quá lưu lượng nước khai thác đã được cấp phép trước đó. Trường hợp công trình đã được đăng ký thì được tiếp tục khai thác, nhưng không được tăng lưu lượng khai thác đã đăng ký.
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
Đẩy nhanh áp dụng quy định khí thải ô tô, xe máy
Vietjet tăng tần suất bay đến Perth (Australia), khuyến mãi siêu hấp dẫn với vé chỉ từ 0 đồng
Vướng mắc trong tính tiền thuế đất, TP. Hồ Chí Minh xin ý kiến Thủ tướng
Khám phá cố đô Tây An (Trung Quốc) dễ dàng hơn bao giờ hết cùng Vietjet
Vietjet tăng chuyến bay đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm ở nhiều khu vực
28/03/2025, 10:31
Hỗ trợ 100 tỉ đồng cho một tỉnh giảm sau sáp nhập
28/03/2025, 10:29
Nam thanh niên thông chốt, tông gãy 2 xương sườn Đại uý CSGT
27/03/2025, 21:43
Người lao động được nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày liên tục
27/03/2025, 21:41
Đề xuất giá điện tăng từ 2-5% EVN được quyền tự quyết điều chỉnh
27/03/2025, 21:39
“Tắt sống nhanh, bật sống xanh”, hưởng ứng Giờ trái đất
23/03/2025, 13:28
Cháy rừng phòng hộ núi Nghiêm, 500 người ứng cứu
23/03/2025, 04:16
Đẩy nhanh tiến độ cải tạo sông Tô Lịch
23/03/2025, 04:09
Việt Nam tăng hạng vượt bậc về chỉ số hạnh phúc
21/03/2025, 15:26Sắp xếp các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trước 15/7
Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, việc sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trực thuộc MTTQ Việt Nam xong trước 15/7.
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 126/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tại cuộc họp rà soát Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành đường song hành Vành đai 4 ngay trong tháng 10
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố được Chủ tịch Hà Nội yêu cầu đôn đốc các nhà thầu hoàn thành đường song hành Vành đai 4 trong tháng 10/2025, chào mừng Đại hội Đảng bộ thành phố.
Hungary sẵn sàng giúp đào tạo cho Việt Nam 1000 chuyên gia điện hạt nhân
Hungary sẵn sàng hợp tác, giúp đào tạo cho Việt Nam 1000 chuyên gia về vận hành nhà máy điện hạt nhân, coi đây là một lĩnh vực hợp tác chiến lược giữa hai nước.
Lãnh đạo cấp cao T&T Group làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam
Phó Tổng giám đốc Tập đoàn T&T Group chính thức được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.
Đề xuất chặt hạ, di chuyển hàng chục cây xanh ven hồ Gươm
Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa xin phép chặt hạ và dịch chuyển một số cây xanh tại vườn hoa sát hồ Gươm nhằm cải tạo, nâng cấp vườn hoa Lý Thái Tổ.
Đã rõ thời gian khởi công cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu khởi công cầu Tứ Liên vào dịp 19/5/2025, khởi công cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi trong thời gian sớm nhất.
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030
Ngày 18/3, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP phê duyệt nhiệm vụ lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất lắp camera AI để kiểm soát khai thác khoáng sản
Để tăng cường hiệu quả quản lý và giám sát hoạt động khai thác khoáng sản, hạn chế tình trạng thất thoát tài nguyên, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất lắp camera AI để kiểm soát khai thác khoáng sản.