Cung ứng điện khó khăn, TKV cam kết cấp vượt 15% than cho sản xuất điện
Trong 6 tháng đầu năm, khối lượng than cấp các nhà máy nhiệt điện của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã đạt 20,981 triệu tấn (tương đương đạt 54,5% khối lượng hợp đồng), tăng 15,2% so cùng kỳ 2022.
Sản lượng tăng 15,2% so cùng kỳ 2022
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp về việc cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện những tháng mùa khô (tháng 5,6,7/2023) đặc biệt là tại chuyến công tác kiểm tra sản xuất và làm việc của Thủ tướng Chính phủ tại Quảng Ninh ngày 11/6/2023, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đang đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện, trong đó có các nhà máy nhiệt điện của EVN.
Trong 6 tháng đầu năm, khối lượng than cấp các nhà máy nhiệt điện của TKV đã đạt 20,981 triệu tấn (tương đương đạt 54,5% khối lượng hợp đồng), tăng 15,2% so cùng kỳ 2022.
Tổng Giám đốc TKV Đặng Thanh Hải cam kết 6 tháng cuối năm, TKV sẽ đảm bảo cung cấp khoảng 18,7 triệu tấn than và dự kiến cả năm dự kiến đạt 39,7 triệu tấn, tăng 15% so với cùng kỳ 2022.
Tổng Giám đốc TKV Đặng Thanh Hải cũng cho biết, tháng 6-7/2023, theo đề nghị của của EVN, căn cứ vào khả năng TKV sẽ cấp bổ sung cho các nhà máy nhiệt điện của EVN bình quân 10.000 tấn/tháng/nhà máy so với tiến độ quy định trong hợp đồng đã ký. Cùng đó, giảm khối lượng giao than trong tháng 6 của BOT Mông Dương 2 khoảng 40.000 tấn cám 6a.1 để tăng khối lượng than pha trộn nhập khẩu khoảng 50.000 tấn cấp bổ sung cho nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1 30.000 tấn và Hải Phòng 20.000 tấn.
Ngoài ra, trong tháng 6, TKV cung cấp cho nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 khoảng 300.000 tấn than, cao hơn cam kết theo hợp đồng đã ký (140.000 tấn) theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương tăng cường hỗ trợ các nhà máy nhiệt điện phía Bắc.
TKV cho biết dự báo nhu cầu than điện 6 tháng cuối năm 2023, theo nguồn huy động điện của A0-EVN (phương thức vận hành tháng 6/2023 và cập nhật các tháng còn lại trong năm 2023), nhu cầu than cho điện tăng cao đến hết tháng 7/2023 sau đó sẽ giảm trong các tháng mùa mưa và tăng trở lại từ tháng 11/2023.
Dự kiến, theo tiến độ hợp đồng nhu cầu than cho các nhà máy nhiệt điện 6 tháng cuối năm là 18,745 triệu tấn và cả năm dự kiến đạt 39,7 triệu tấn tăng khoảng 1,2 triệu tấn so hợp đồng (chủ yếu là do các nhà máy nhiệt điện BOT tăng khối lượng và khối lượng tăng thêm tháng 5,6,7/2023 các nhà máy nhiệt điện của EVN).
Tình hình cung ứng điện miền Bắc vẫn rất căng thẳng
Theo báo cáo của Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp về tình hình vận hành hồ thủy điện ngày 13/6, lưu lượng nước về hồ tăng nhẹ so với 12/6.
Các hồ chứa khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ ở mực nước tăng nhẹ ở mức nước thấp, xấp xỉ mực nước chết; Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên mực nước các hồ dao động nhẹ so với ngày hôm qua, mực nước nằm trong phạm vi mực nước tối thiểu theo quy định của quy trình vận hành.
Lượng nước về hồ chủ yếu để điều tiết nước đảm bảo dòng chảy tối thiểu, các nhà máy thủy điện vận hành phát điện bằng lưu lượng nước về, số nhà máy xấp xỉ mực nước chết tập trung khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Hiện, tình hình cung ứng điện tại miền Bắc vẫn rất căng thẳng, gặp nhiều khó khăn do nhiệt điện than liên tục gặp sự cố, còn các hồ thủy điện vẫn cạn nước, chỉ phát điện cầm chừng. Trong ngày 12/6 đã có 5 nhà máy nhiệt điện than khu vực Miền Bắc bị sụt giảm công suất (Hải Phòng, Quảng Ninh, Mông Dương 1, Cẩm Phả, Thái Bình 2, Sơn Động), tổng sự cố dài ngày 2.100 MW, tổng sự cố ngắn ngày 580 MW.
Một số hồ xấp xỉ mực nước chết tại miền Bắc như: Sơn La, Thác Bà, Bản Chát, Bản Vẽ, Hủa Na, Thác Mơ. Một số thủy điện phát điện cầm chừng với cột nước, công suất thấp: Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát, Thác Bà, Tuyên Quang, Hủa Na, Trung Sơn, Thác Mơ, Trị An.
Cơ quan thống kê dự báo tình hình thủy văn, lưu lượng nước về hồ 24h tới tăng; mực nước các hồ khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ tăng chậm, ở mức thấp.
Hiện, tổng công suất không huy động được từ các hồ Sơn La, Lai Châu, Bản Chát, Huội Quảng, Tuyên Quang, Thác Bà, Hủa Na, Bản Vẽ... tới gần 5.000 MW.
Cùng chủ đề
Triển khai 6 nhóm giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa nắng nóng
Đề phòng nguy cơ thiếu điện, Bộ Công Thương ban hành kế hoạch sản xuất điện mùa khô năm 2024
Vì sao loạt lãnh đạo EVN bị đề xuất kỷ luật?
Cung ứng điện miền Bắc sẽ cơ bản được đảm bảo từ 23/6/2023
Nhiều hồ thủy điện vượt mực nước chết, việc cung ứng điện liệu có thoát khó?
Bí quyết giúp VegGieg nhanh chóng chinh phục thị trường Việt Nam
29/08/2024, 11:21Hà Tĩnh đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển kinh tế
13/08/2024, 11:57Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ngày càng hoàn thiện
19/04/2024, 14:19Cục Viễn thông đề nghị xử phạt CMC và FPT Telecom 280 triệu đồng
15/04/2024, 10:56Việt Nam được một tổ chức trả 10 USD/tín chỉ carbon rừng
03/04/2024, 07:46Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam
30/03/2024, 10:24Deepfake và những nguy cơ với an toàn thông tin tại Việt Nam
26/03/2024, 11:58Xem xét nới thời gian đăng kiểm xe ô tô cá nhân
19/03/2024, 12:03Hydro tự nhiên sẽ cách mạng hóa tương lai carbon thấp?
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, quá trình tạo ra hydro trong tự nhiên vẫn chưa được hiểu đầy đủ, mặc dù trên thực tế hydro được tìm thấy trong phạm vi rộng lớn các môi trường địa chất - trong lớp vỏ đại dương và lục địa, khí núi lửa và hệ thống thủy nhiệt.
Việt Nam và Hoa Kỳ “bắt tay” thực hiện dự án chống biến đổi khí hậu tại ĐBSCL
Dự án Bảo vệ Hệ sinh thái ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ra đời với mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái ven biển, nâng cao hiệu quả quản lý ngành thủy sản, khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.
Hạ viện Mỹ cấm TikTok, thiệt hại nghiêm trọng thế nào?
Dự luật buộc ByteDance bán TikTok ở Mỹ đã được Hạ viện Mỹ thông qua, đặt ra lo ngại cho nhiều doanh nghiệp Mỹ làm ăn dựa trên nền tảng này.
Hạ viện Mỹ phê chuẩn dự luật có thể cấm TikTok, Trung Quốc cảnh báo
Hạ viện Mỹ thông qua với tỷ lệ áp đảo dự luật buộc TikTok phải thoái vốn khỏi chủ sở hữu Trung Quốc, nếu không nền tảng này sẽ bị cấm hoạt động ở Mỹ.
Công bố xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023
Bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương là tài liệu hữu ích, cung cấp các căn cứ khoa học và thực tiễn để các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trực tiếp là lãnh đạo các địa phương sử dụng trong xây dựng và thực thi các chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đến năm 2030, Việt Nam cần 135 tỷ USD đầu tư cho lưới điện và năng lượng tái tạo
Theo Dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII nhận định đến 2030, nguồn vốn để đầu tư, xây dựng dự án điện dự kiến khoảng 135 tỷ USD. Đây cũng là mức đầu tư được báo cáo triển vọng thị trường vốn của FiinRatings dự đoán đối với năng lượng tái tạo.
Nhan nhản “công nghệ” cờ bạc bịp
“Tháng Giêng là tháng ăn chơi/ Tháng Hai cờ bạc tháng Ba rượu chè…” - lợi dụng tâm lý này nhiều đối tượng đã tổ chức “gầy sòng” sát phạt.
Nhà máy THACO KIA tham gia giám sát sản xuất xe Kia Sonet tại Uzbekistan
Đoàn 25 nhân sự của nhà máy THACO KIA (thuộc Tập đoàn THACO AUTO) sẽ tham gia giám sát sản xuất xe Kia Sonet cho Công ty ADM - Uzbekistan theo thỏa thuận đào tạo ký kết vào ngày 14/4/2023.
Hợp tác phát triển hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam
Vị trí địa chiến lược quan trọng cùng việc chuyển dịch sản xuất và xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu đã mang tới cho Việt Nam cơ hội trở thành nhân tố then chốt trong quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn đang là thách thức với Việt Nam.