Cựu Thủ tướng Đức chỉ rõ cách duy nhất kết thúc xung đột Nga - Ukraine
Trong khi ccựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder khẳng định ông sẽ vẫn giữ liên hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin bất chấp cuộc xung đột ở Ukraine, Chủ tịch Phòng Kinh tế liên bang Áo Harald Mahrer cũng tái khẳng định không đồng tình với các lệnh trừng phạt chống lại Nga.

Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder. Ảnh: AFP
Phát biểu trên tờ FAZ của Đức ngày 10/7, cựu Thủ tướng Schröder nêu rõ: "Tôi sẽ không từ bỏ cơ hội đối thoại với Tổng thống Putin... Cách duy nhất để kết thúc cuộc xung đột này là thông qua đàm phán ngoại giao". Cựu Thủ tướng Schröder cũng nhắc lại chuyến thăm của ông tới Moskva, trong đó Tổng thống Putin bày tỏ quan tâm tới một giải pháp ngoại giao, song một giải pháp cụ thể như thế nào chỉ có thể được làm rõ thông qua đàm phán.
Ông Schröder giữ chức thủ tướng Đức giai đoạn 1998-2005 và được cho là người có quan hệ gần gũi với Tổng thống Putin. Khoảng 2 tuần sau khi xung đột bùng phát ở Ukraine, ông Schröder đã tới Moskva để thảo luận với người đứng đầu Điện Kremlin, trong đó có đề cập tới việc hướng tới hoà bình cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Tại Áo, Chủ tịch Phòng Kinh tế liên bang Áo Harald Mahrer ngày 11/7 cũng tái khẳng định không đồng tình với các lệnh trừng phạt chống lại Nga, cho rằng các lệnh trừng phạt này chưa được tính toán kỹ lưỡng. Theo ông Harald Mahrer, quyết định ủng hộ Ukraine là một quyết định chính trị. Ông cũng cho biết ông không phản đối các biện pháp trừng phạt nói chung nhưng các lệnh trừng phạt thường gây ra những hậu quả kinh tế to lớn và giới lãnh đạo cần phải có trách nhiệm giải quyết.
Kể từ sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2, nhiều nước phương Tây đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Moskva, gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn dầu, khiến giá dầu mỏ, khí đốt và ngũ cốc tăng mạnh.
TIN LIÊN QUAN

Mỹ áp mức thuế 35% với toàn bộ hàng nhập khẩu của Canada
11/07/2025, 15:07
Mỹ áp thuế 50% lên đồng và hàng nhập khẩu từ Brazil
10/07/2025, 10:25
Xung đột Trung Đông ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu?
16/06/2025, 14:39
Mỹ - Trung đạt thỏa thuận thương mại
11/06/2025, 17:42
Mỹ tăng gấp đôi thuế nhôm, thép, lên mức 50%
04/06/2025, 14:26
Nga hướng tới xây dựng trung tâm năng lượng tại Malaysia
23/05/2025, 10:15
La Nina trở lại, cảnh báo gì cho kinh tế và môi trường?
05/05/2025, 10:47
Băng tan và mực nước biển dâng gây thách thức lớn cho hành tinh
25/04/2025, 12:04
LG và Samsung kiện chính sách quản lý chất thải điện tử mới của Ấn Độ
22/04/2025, 10:09
Trung Quốc: Không có bên nào thắng trong thương chiến
10/04/2025, 15:22Cảnh báo nóng lên toàn cầu: Trái Đất đang phát sốt?
Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) thuộc Liên minh châu Âu (EU) cho biết, nhiệt độ trung bình toàn cầu tháng 3/2025 đã tăng cao hơn 1,6°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Mỹ áp thuế 104%, Trung Quốc tuyên bố 'chiến đấu đến cùng'
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ không bao giờ chấp nhận mức thuế 104% mà Mỹ áp lên hàng hóa nước này, và sẽ chiến đấu đến cùng nếu mức thuế này giữ nguyên.
Chứng khoán châu Á lao dốc
Nỗi lo suy thoái sau đòn thuế quan của Mỹ khiến chứng khoán châu Á sáng nay (7/4) giảm 6-9%, riêng Đài Loan phải dừng giao dịch khi cổ phiếu TSMC, Foxconn mất gần 10%.
Các nước phản ứng với thuế quan mới của Mỹ ra sao?
Loạt lãnh đạo các quốc gia đã bày tỏ phản ứng bước đầu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố biểu thuế cơ sở và thuế đối ứng mới.
Trung Quốc phát hiện 2 mỏ vàng tổng trữ lượng 2.000 tấn
Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây cho biết họ đã phát hiện ra hai mỏ vàng có trữ lượng kỷ lục lên tới 2.000 tấn ở miền trung và đông bắc nước này.
Nguyên nhân nào gây ra động đất ở Myanmar và Thái Lan?
Ngày 28/3, trận động đất mạnh 7,7 độ richter có tâm chấn ở khu vực Sagaing gần thành phố Mandalay của Myanmar, đã gây thiệt hại lớn ở nước này, và cũng làm rung chuyển nước láng giềng Thái Lan.
Hầm tận thế - Tương lai xanh của nhân loại
Hầm hạt giống toàn cầu, hay còn gọi là hầm chống tận thế, là kho lưu trữ hạt giống lớn nhất thế giới được xây dựng để chống lại nguy cơ đe dọa đa dạng sinh học toàn cầu. Với mô hình như một ngân hàng ký gửi hạt giống, hầm tận thế đang được nhiều quốc gia “chọn mặt gửi vàng” nhằm bảo tồn những hạt giống quý cho tương lai.
Các tập đoàn dầu khí quốc tế tìm kiếm ưu đãi thuế mới dưới thời ông Trump
Tổng thống Trump muốn thúc đẩy phát triển năng lượng hóa thạch, ông phải “trả giá” để các doanh nghiệp giúp ông thực hiện lời hứa này. Một trong những phần thưởng chính là thuế. Hơn một thế kỷ qua, ngành dầu khí đã hưởng lợi từ các quy định thuế đặc biệt, giúp họ tiết kiệm hàng tỷ USD mỗi năm.
Năm 2024 ghi nhận nhiệt độ toàn cầu cao nhất lịch sử
Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc, nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2024 cao hơn 1,55 độ C so với mức nhiệt ghi nhận trong thời kỳ tiền Cách mạng Công nghiệp (1850-1900) và vượt qua mức tăng kỷ lục của năm 2023.