Tổng thống Mỹ Joe Biden lên tiếng về chuyến thăm chính thức đến Saudi Arabia
Ngày 9/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bảo vệ quyết định đến thăm Saudi Arabia, đồng thời khẳng định chương trình nghị sự của ông sẽ bao gồm các vấn đề nhân quyền.

Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Nguồn: Reuters)
Theo Nhà Trắng, trong tuần tới, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ có chuyến thăm chính thức đến Saudi Arabia và có cuộc hội đàm với Thái tử Mohammed bin Salman.
Cụ thể, chia sẻ trong một bài viết trên báo Washington Post, ông Biden thừa nhận có nhiều người không đồng tình với chuyến công du Saudi Arabia.
"Tôi biết rằng có nhiều người không đồng ý với quyết định của tôi khi đến thăm Saudi Arabia. Quan điểm của tôi về nhân quyền rất rõ ràng và lâu đời, và các quyền tự do cơ bản luôn nằm trong chương trình nghị sự khi tôi đi công tác nước ngoài", ông Biden viết.
Trên cương vị Tổng thống, ông Biden khẳng định công việc của ông là giúp đất nước vững mạnh và an toàn, luôn trong trạng thái sẵn sàng đương đầu với các thách thức và duy trì sức cạnh tranh cũng như nỗ lực để đảm bảo ổn định tại các khu vực có ảnh hưởng đến lợi ích chiến lược của Mỹ.
Để làm được những điều này, chính phủ Mỹ phải tiếp xúc trực tiếp với những quốc gia có ảnh hưởng đến kết quả đã nêu trên và Saudi Arabia là một trong số đó. Ông Biden cho biết mục đích của ông là định hướng lại và không phá vỡ quan hệ với một quốc gia đã là đối tác chiến lược của Mỹ trong vòng 80 năm qua.
Ông Biden xác nhận sẽ gặp các lãnh đạo Saudi Arabia trong ngày 15/7, với mục tiêu là tăng cường quan hệ đối tác chiến lược tiến bộ, dựa trên lợi ích và trách nhiệm song phương, trong khi vẫn đảm bảo tuân thủ các giá trị cơ bản của nước Mỹ.
Chuyến thăm này đã vướng phải không ít lời chỉ trích, đặc biệt liên quan đến Thái tử Mohammed bin Salman và vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi. Năm ngoái, các cơ quan tình báo Mỹ khẳng định thái tử Saudi "đã đồng ý với chiến dịch hành động tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để bắt và giết nhà báo Saudi Arabia, ông Jamal Khashoggi".
Theo kế hoạch, Tổng thống Mỹ sẽ công du Trung Đông từ ngày 13-16/7, trong đó sẽ tới Saudi Arabia, Israel và Bờ Tây. Ông miêu tả chuyến công du này sẽ bắt đầu một chương mới và nhiều hứa hẹn về chính sách của Mỹ đối với khu vực Trung Đông.
Reuters nhận định, ông Biden cần sự giúp đỡ của Saudi Arabia, quốc gia giàu dầu mỏ, vào thời điểm giá xăng dầu cao. Đồng thời, ông cũng cần khuyến khích các nỗ lực chấm dứt chiến tranh ở Yemen sau khi Saudi Arabia gia hạn lệnh ngừng bắn gần đây.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng muốn kiềm chế ảnh hưởng của Iran ở Trung Đông và sự ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc.
TIN LIÊN QUAN

Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật hạn chế rút dầu từ SPR
30/01/2023, 05:12
Mỹ, EU hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Nam Phi
29/01/2023, 07:41
Bùng nổ giá khí đốt đã ảnh hưởng như thế nào lên người châu Âu?
26/01/2023, 07:29
Khí đốt tự nhiên: EU sẽ đối mặt tình thế khó khăn hơn vào năm 2023
22/01/2023, 07:00
Dự báo giá dầu 2023-2027
17/01/2023, 07:09
Mỹ không loại trừ khả năng sẽ có thêm nhiều đợt xả kho SPR
15/01/2023, 07:18
Kinh tế thế giới đang chuyển sang kỷ nguyên khó khăn hơn
11/01/2023, 06:46
Giá dầu trong năm 2022 đã tăng bao nhiêu?
08/01/2023, 07:13
Chuyên gia Nga: Nga nên chuyển hướng sang khai thác các mỏ nhỏ
07/01/2023, 07:01Venezuela: Xuất khẩu dầu nặng của Chevron gặp khó
Vận chuyển dầu qua kênh đào đang làm chậm nỗ lực của Chevron trong việc bốc dỡ các tàu chở dầu tại một trong bốn liên doanh của họ ở Venezuela và đưa dầu thô nặng đến Mỹ.
Tin Thị trường: Mỹ trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới
BP đẩy mạnh đầu tư vào trung tâm dầu mỏ của Mỹ; Mỹ trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới...
EU áp trần giá khí đốt: Các chuyên gia trong ngành nói gì?
27 nước thành viên EU đã thông qua một cơ chế để hạn chế giá khí đốt trên thị trường bán buôn của châu Âu. Nhưng theo giới chuyên gia, cơ chế này sẽ chỉ có tác động hạn chế lên hóa đơn năng lượng của những doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chưa kể, họ lo ngại về những tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với nguồn cung của châu Âu vào mùa đông tới.
Triều Tiên tiết lộ các mục tiêu quân sự mới
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tiết lộ tại một cuộc họp của Đảng Lao động các mục tiêu mới cho quân đội vào năm 2023, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin hôm thứ Tư.
Luật khẩn cấp ở châu Âu về năng lượng mặt trời
Từ tháng 1/2023, các nước EU sẽ có thể triển khai các dự án năng lượng mặt trời nhanh hơn. Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua văn bản Luật khẩn cấp về năng lượng mặt trời, nhằm đáp ứng nhu cầu tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng.
Nga sẵn sàng đàm phán về vấn đề Ukraine?
Theo Tổng thống Putin, phương Tây đang cố chống phá nước Nga. Ông cáo buộc Kiev và phương Tây từ chối đàm phán.
Dự báo tác động của suy thoái kinh tế đối với giá dầu trong năm 2023
Vào hôm 30/12, kết quả khảo sát của Reuters cho thấy: Giá dầu có thể sẽ tăng nhẹ vào năm 2023, vì bối cảnh kinh tế toàn cầu sẽ trở nên u ám đi. Thêm vào đó, dịch COVID-19 lại bùng phát ở Trung Quốc, đe dọa khả năng phục hồi nhu cầu. Thị trường cũng phải đối mặt với tác động của việc thiếu hụt nguồn cung - xuất phát từ những lệnh trừng phạt nhắm vào Nga.
Đức nói gì về lệnh cấm bán dầu của Nga?
Vào hôm 28/12, Chính phủ Đức khẳng định: Việc Nga cấm bán dầu cho những nước tuân thủ chính sách áp trần của G7 sẽ không có “ý nghĩa thiết thực” nào.
FED cố tình tạo ra cuộc suy thoái kinh tế 2023?
PetroTimes xin giới thiệu bài viết của Patti Domm, biên tập viên thị trường của CNBC, đưa ra các quan điểm khác nhau về cuộc suy thoái kinh tế 2023 và dự báo của các nhà kinh tế trưởng thuộc Big Four, bao gồm: Mark Zandi, kinh tế trưởng của Moody’s Analytics; Diane Swonk, nữ kinh tế trưởng của KPMG; Tom Simons, nhà kinh tế thị trường tiền tệ tại Jefferies.