Dấu hiệu báo trước cái chết của ngành công nghiệp châu Âu
Trong một tháng, giá dầu đã giảm 17 USD - một trở ngại cho ngành dầu mỏ. Vì giá dầu giảm, cổ phiếu của các công ty dầu mỏ không tăng trở lại...
Dù vậy, trong năm 2022, chỉ số S&P 500 của những nhà khai thác và sản xuất dầu mỏ vẫn tăng 56%.
Cổ đông của các công ty dầu mỏ cũng không tin rằng giá dầu sẽ giảm mãi.
Trong tháng qua, như các loại năng lượng khác, giá dầu đã hạ nhiệt. Giá khí đốt tự nhiên đã giảm sau khi đạt mức cao kỷ lục vào mùa hè. Giá điện cũng giảm, với nhiều thời điểm rơi xuống mức âm.
Và bây giờ, giá khí đốt tự nhiên đang tăng trở lại. Theo chỉ số AEX, giá khí đốt đã tăng 54% trong một năm.
Giá điện cũng đã bắt đầu tăng trở lại. Theo công ty điện Epex, chỉ trong một tháng, giá điện ở Pháp đã tăng từ 100 euro/MWh lên 411 euro/MWh.
Sự hy sinh của ngành công nghiệp
Theo số liệu của Financial Times, châu Âu đã tiêu thụ khí đốt tự nhiên ít hơn 24% so với mức trung bình của 5 năm qua.
Những khoản tiết kiệm này xuất phát từ đâu? Chắc chắn không phải từ văn phòng hay hộ gia đình, vì họ vẫn đang sử dụng hệ thống sưởi và điện. Các doanh nghiệp cũng luôn bật đèn và máy tính. Như vậy, những khoản tiết kiệm này bắt nguồn từ sự suy thoái của ngành công nghiệp - nhà máy thép, nhà máy sản xuất phân bón, và nhiều cơ sở khác.
Theo báo cáo của Tổng công ty Truyền tải điện Pháp (RTE), mức tiêu thụ điện ở Pháp đã giảm 6,5% so với giai đoạn từ năm 2014 - 2019. Báo cáo cũng chỉ rõ rằng mức giảm tiêu thụ “chủ yếu bắt nguồn từ lĩnh vực công nghiệp”.
Chưa kể, theo số liệu năm 2020, ngành công nghiệp chỉ chiếm 18% mức tiêu thụ điện tại Pháp. Trên quy mô châu Âu, tỉ trọng tiêu thụ năng lượng của ngành công nghiệp đã giảm từ 31% xuống còn 27% trong giai đoạn 2000 - 2019 (tổng mức tiêu thụ năng lượng trong khối EU cũng giảm trong giai đoạn này).
Hiện nay, nỗ lực tiết kiệm không còn thu về nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp. Giá khí đốt và điện thì vẫn đang tăng.
Giai đoạn tiếp theo: Thêm nhiều mất mát
Nhiều người nghĩ rằng, ngành công nghiệp có thể sẽ phải ngủ đông mãi mãi…
Thật vậy, Bloomberg đã đưa nhận định như sau: “Có thể giá năng lượng không còn đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế như trước đây nữa. Vào những năm 1970, ngành công nghiệp từng chi phối kinh tế. Nhưng sang những năm 2020, vị trí này đã thuộc về ngành dịch vụ.
Chưa kể, nhờ vào sự tăng trưởng và tính hiệu quả cao của ngành điện tái tạo, năng lượng đang dần không còn là gánh nặng tài chính của nhiều hộ gia đình nữa”.
Nói cách khác, đối với Bloomberg, những nhà lãnh đạo EU dường như nghĩ rằng, ngành năng lượng không có tầm quan trọng lớn đối với nền kinh tế.
Họ cung cấp năng lượng cho các hộ gia đình với giá chiết khấu. Đồng thời, hạn chế khả năng khai thác thêm dầu hoặc khí đốt - hai thứ mà các nhà máy cần nhất.
Ví dụ, EU lên kế hoạch áp trần giá khí đốt cho năm 2023. Họ cũng đã thực hiện lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga.
Nhìn chung, trong năm nay, do những lệnh trừng phạt và quyết định rút khỏi Nga của nhiều công ty đa quốc gia, ngành dầu khí châu Âu đã đầu tư ít hơn 15 tỷ USD so với dự kiến của năm 2022.
Đối với ngành công nghiệp năng lượng toàn cầu, con số này chạm mức hàng chục tỷ USD.
Theo dữ liệu mà các nhà phân tích cung cấp cho tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global, trong năm 2020, các công ty dầu mỏ đầu tư ít hơn 35% so với dự kiến. Vào năm 2021, họ đầu tư ít hơn 23% so với dự kiến. Và năm nay, họ đầu tư ít hơn 10%.
Tại sao họ không bắt đầu đầu tư lại? Trong khi đó, những công ty này đã thu về lợi nhuận bạc tỷ trong năm nay.
Một phần nguyên nhân đến từ những rào cản trong đầu tư và khai thác. Chính sách kiểm soát giá là một trong những rào cản đó.
FranceTVInfo cũng có ý kiến tương tự: “Ủy ban châu Âu đề xuất áp dụng một "cơ chế điều chỉnh thị trường" nếu giá khí đốt trong hợp đồng tương lai vượt quá 275 euro/MWh trong hai tuần liên tiếp tại thị trường châu Âu”.
Như vậy, người tiêu dùng sẽ không cần mua khí đốt theo giá thị trường. Điều này đồng nghĩa rằng, cơ chế trên sẽ gây hại cho ngành công nghiệp vì họ không thể trả tiền để mua được lượng khí đốt cần thiết. Thêm nữa, các nhà sản xuất khí đốt sẽ rời bỏ châu Âu vì họ được trả ít hơn giá thị trường.
Nhà báo tự do Irina Slav bình luận: “Câu hỏi về những hậu quả nghiêm trọng ngoài ý muốn do chính sách áp trần khí đốt gây ra, vẫn còn bị bỏ ngỏ”.
Mặt khác, EU đang thắt chặt những quy định về khí thải carbon: Trong giai đoạn 2020 - 2022, tín chỉ carbon từ mỗi hợp đồng đã tăng từ 20 euro lên hơn 80 euro.
Giá thành leo thang, chính sách can thiệp thị trường, rào cản trong hoạt động sản xuất năng lượng… Bất chấp những hy sinh, áp lực vẫn đè nặng lên ngành năng lượng. Như vậy, có thể ngành công nghiệp này sẽ còn chịu đựng nhiều mất mát.
CEO Vitol dự báo giá dầu năm 2025
08/11/2024, 13:26Tổng thống Putin đề xuất chiến lược kinh tế mới cho BRICS
25/10/2024, 11:34Ngân hàng Thế giới “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong 10 năm tới
16/10/2024, 16:01Việt Nam - Lào hợp tác phòng chống tội phạm
14/10/2024, 15:40Bão Milton đổ bộ Florida với sức gió hơn 190 km/ giờ
10/10/2024, 15:01Xuất khẩu LNG của Bắc Mỹ tăng gấp đôi trong những năm tới
05/09/2024, 12:26Diễn biến thị trường dầu thô thế giới tuần qua
02/09/2024, 09:02Bhutan - Quốc gia “xanh” duy nhất trên thế giới
Giữa bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức to lớn từ biến đổi khí hậu, Bhutan là hình mẫu toàn cầu về bảo vệ môi trường khi đạt mức carbon âm tính nhờ bảo tồn rừng và phát triển hiệu quả.
Lo ngại mưa bão diễn biến bất thường, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo khẩn
Càng về cuối năm, xác suất xuất hiện La Nina lại càng lớn, tăng nguy cơ xảy ra mưa, bão, lũ với nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở các sân bay khu vực miền Trung.
Mỹ tăng mạnh nhập khẩu cá ngừ đóng hộp từ Việt Nam
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), xuất khẩu (XK) cá ngừ đóng hộp của Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng trưởng cao trong những tháng đầu 2024. Chỉ tính riêng trong tháng 4/2024, XK cá ngừ đóng hộp sang thị trường này tăng 127%, đạt hơn 10 triệu USD.
Ngành công nghiệp dầu khí Mỹ được lợi gì nếu ông Trump tái đắc cử?
Khi hàng trăm nhà khoa học khí hậu quốc tế dự báo hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ vượt qua ngưỡng nguy hiểm, ngành dầu khí đang chuẩn bị cho nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Donald Trump với một loạt sắc lệnh hành pháp sẵn sàng được ký vào ngày đầu tái đắc cử.
Cuộc tấn công bất ngờ làm rung chuyển ngành đá phiến Mỹ
Những cáo buộc của Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) rằng người tiên phong về đá phiến Scott Sheffield đã thông đồng với OPEC để hỗ trợ giá dầu thô, khiến các nhà điều hành dầu mỏ Mỹ đang theo đuổi các thỏa thuận trị giá hơn 100 tỷ USD cảm thấy lo lắng.
Thảm họa thời tiết của Brazil: mưa bão lớn khiến 10 người thiệt mạng, 21 người mất tích
Chưa kịp hoàn hồn sau đợt nắng lịch sử lên tới 62,3 độ vào hồi tháng 3 vừa qua, Brazil tiếp tục đối mặt với trận mưa bão lớn nhất trong những năm trở lại đây.
Lốc xoáy khiến bầu trời Quảng Đông, Trung Quốc tối sầm như ngày tận thế, 5 người thiệt mạng
Sau nhiều người mưa to gió lớn dầm dề, tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc đã bất ngờ gặp trận lốc xoáy lớn gây ra thiệt hại về cả người và tài sản.
IMF nâng mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế Nga
Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất được công bố hôm thứ Ba 16/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024.
Bất chấp kêu gọi của Mỹ, Ukraine vẫn tấn công các nhà máy lọc dầu Nga
Theo các quan chức Mỹ giấu tên, việc Kiev từ chối nhượng bộ đã khiến căng thẳng gia tăng giữa Ukraine và Washington – đối tác quân sự hàng đầu của nước này.