EU không đạt được thỏa thuận loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch
Cuộc họp hồi đầu tuần của các bộ trưởng ngoại giao Liên minh châu Âu đã không dẫn đến việc thông qua các quy tắc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch khi các nước châu Âu tranh luận về việc phân loại năng lượng hạt nhân như một phần của quá trình chuyển đổi năng lượng.
Cuộc họp nhằm đạt được một thỏa thuận, sẽ được trình bày dưới dạng chính sách thống nhất của EU tại hội nghị thượng đỉnh COP 28 sẽ diễn ra vào tháng 12.
Tuy nhiên, văn bản không đạt được sự đồng thuận từ tất cả các thành viên của EU, do lỗ hổng địa chính trị xuất phát từ sự phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch tạo ra, cũng như lời kêu gọi loại bỏ than trên toàn cầu.
Văn bản lưu ý: "Mặc dù nhận ra vai trò chuyển tiếp của khí đốt tự nhiên, nhưng việc chuyển đổi sang nền kinh tế trung lập với khí hậu sẽ yêu cầu toàn cầu loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch chưa suy giảm".
Đại diện cấp cao về đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết trong một tuyên bố sau cuộc họp rằng cuộc xung đột Nga - Ukraine cho thấy "sự cần thiết phải tăng cường hành động toàn cầu giữa các nước phát thải lớn nhất", Argus Media đưa tin.
Điểm mấu chốt chính là vai trò của năng lượng hạt nhân trong giai đoạn loại bỏ nhiên liệu hóa thạch và chuyển đổi năng lượng sạch. Pháp, quốc gia phụ thuộc nhiều vào năng lượng hạt nhân, đang "đọ sức" với Đức và Tây Ban Nha - những nước cảm thấy rằng năng lượng hạt nhân sẽ làm chậm tốc độ phát triển năng lượng tái tạo.
Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ ngày càng tăng cho năng lượng hạt nhân ở Vương quốc Anh, trong đó Thủ tướng Rishi Sunak đã ký một thỏa thuận trị giá khoảng 840 triệu USD với công ty EDF của Pháp để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân 3,2 GW trên bờ biển Suffolk.
Mặc dù không có thỏa thuận trong cuộc họp ngày 20/2, song, EU đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo trong thập kỷ qua, với năng lượng tái tạo gần ngang bằng thị phần nhiên liệu hóa thạch để phát điện vào năm 2021.
Năm 2011, nhiên liệu hóa thạch chiếm 49% sản lượng điện năng của EU, so với chỉ 18% cho năng lượng tái tạo. Đến năm 2021, những con số đó lần lượt là 36% và 32%.
Cùng chủ đề
Toàn cầu hướng tới loại bỏ dần than đá, ngăn chặn 'thảm họa' khí hậu
Liệu đầu tư vào năng lượng mặt trời sẽ sớm 'vượt mặt' khai thác dầu mỏ?
Biến đổi khí hậu là mối đe dọa ngang với cuộc khủng hoảng tài chính
Nhiều hãng ô tô lớn lên kế hoạch đầu tư đẩy mạnh sản xuất xe điện
Các quỹ đầu tư quốc tế kêu gọi các nước loại bỏ nhiên liệu hóa thạch
Xuất khẩu LNG của Bắc Mỹ tăng gấp đôi trong những năm tới
05/09/2024, 12:26Diễn biến thị trường dầu thô thế giới tuần qua
02/09/2024, 09:02Bhutan - Quốc gia “xanh” duy nhất trên thế giới
26/08/2024, 14:34Mỹ tăng mạnh nhập khẩu cá ngừ đóng hộp từ Việt Nam
12/06/2024, 11:24Ngành công nghiệp dầu khí Mỹ được lợi gì nếu ông Trump tái đắc cử?
15/05/2024, 06:20Cuộc tấn công bất ngờ làm rung chuyển ngành đá phiến Mỹ
04/05/2024, 20:54IMF nâng mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế Nga
19/04/2024, 14:12Bất chấp kêu gọi của Mỹ, Ukraine vẫn tấn công các nhà máy lọc dầu Nga
Theo các quan chức Mỹ giấu tên, việc Kiev từ chối nhượng bộ đã khiến căng thẳng gia tăng giữa Ukraine và Washington – đối tác quân sự hàng đầu của nước này.
Tổng thống Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu LNG để đổi viện trợ cho Ukraine
Thị trường đang nóng lòng chờ đợi quyết định từ Nhà Trắng về việc có thể dỡ bỏ lệnh cấm đối với các dự án xuất khẩu LNG mới khi chính quyền Biden tìm kiếm đòn bẩy để giành được sự chấp thuận của Đảng Cộng hòa đối với gói viện trợ mở rộng cho Ukraine.
Nếu có tận thế do thay đổi khí hậu, hộp đen Trái đất này sẽ lưu trữ lại toàn bộ dữ liệu
Dự án về hộp đen Trái đất hy vọng sẽ khơi gợi ý thức bảo vệ môi trường trên quy mô toàn cầu cả ở thời điểm hiện tại và mai sau.
Thảm khốc sập cầu ở Baltimore, Mỹ: 6 người được cho là đã thiệt mạng
Hiện nay giới chức thành phố Baltimore, Mỹ vẫn chưa thống kê chính xác được con số thương vong cụ thể của vụ sập cầu Francis Scott Key.
Vụ khủng bố đẫm máu ở Nga: Con số thương vong tăng lên 236 người
11 người đã bị bắt giữ liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại Crocus City Hall, ngoại ô Moscow.
WMO phát 'báo động đỏ' về khí hậu toàn cầu
Mọi kỷ lục lớn về khí hậu toàn cầu đã bị phá vỡ vào năm ngoái và năm 2024 có thể tồi tệ hơn, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết hôm thứ Ba 19/3, đồng thời bày tỏ mối quan ngại đặc biệt về nhiệt độ bề mặt đại dương và băng biển đang thu hẹp.
Việt Nam và lãnh đạo các nước chúc mừng Tổng thống Putin
Lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới gửi lời chúc mừng đến ông Putin sau khi ông tái đắc cử Tổng thống Nga.
Nigeria thay đổi chiến lược chống nạn trộm dầu mỏ
Mặc dù có nhiều nỗ lực ngăn chặn, Chính quyền Nigeria vẫn không thể giải quyết nạn trộm cắp dầu. Vấn nạn này gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích kinh tế và giảm sức hút của ngành dầu khí địa phương.
Ukraine không có ý định gia hạn thỏa thuận quá cảnh khí đốt của Nga
Ukraine hôm Chủ nhật cho biết họ không có kế hoạch gia hạn thỏa thuận 5 năm đã ký với Công ty Gazprom của Nga về việc vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu cũng như không ký một thỏa thuận nào khác.