Chủ nhật, 15/09/2019, 07:56 AM
  • Click để copy

Ga ngầm Hồ Gươm C9 vướng mắc ở đâu?

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa yêu cầu các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện hồ sơ về phương án thiết kế, thi công ga ngầm C9 (ga ngầm cạnh Hồ Gươm) thuộc Dự án đường sắt đô thị Hà Nội.

Phối cảnh ga ngầm C9 cạnh Hồ Gươm được trưng bày.
Phối cảnh ga ngầm C9 cạnh Hồ Gươm được trưng bày. (Ảnh: Nhất Nam).

Ga ngầm C9 là đoạn ga thuộc Dự án tuyến đường sắt đô thị số 2 Hà Nội kéo dài từ Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo.

Tuyến ga được thiết kế đi ngầm do có vị trí xây dựng cạnh bờ Hồ Gươm trên trục đường Lý Thái Tổ sát ven hồ, tháp bút.

Vào tháng 3 năm 2018, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã triển khai trưng bày mô hình mặt bằng ga ngầm C9 cạnh Hồ Gươm, để lấy ý kiến nhân dân. Sự kiện thu hút đông đảo người dân và giới chuyên gia lịch sử, kiến trúc sư cùng những người nghiên cứu tâm đắc với văn hóa Hà Nội.

Việc vị trí ga ngầm C9 được đặt sát cạnh bờ Hồ Gươm đã nảy sinh ra nhiều ý kiến tranh cãi. Trong đó có luồng ý kiến phản đối từ không ít kiến trúc sư và nhà nghiên cứu lịch sử bởi lo ngại rằng việc xây dựng ga ngầm này có thể khiến cảnh quan khu vực bị phá vỡ, xâm phạm di tích lịch sử lâu đời. Cuộc tranh cãi kéo dài chưa có hồi kết khiến đến nay dự án vẫn chưa được triển khai.

Mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện hồ sơ về phương án thiết kế, thi công ga ngầm C9.

Thiết kế đoạn ga ngầm C9 dự kiến đi qua. (Ảnh: Nhất Nam).
Thiết kế đoạn ga ngầm C9 dự kiến đi qua. (Ảnh: Nhất Nam).

Về phương án thiết kế, thi công nhà ga C9 tại, Phó Thủ tướng chỉ đạo UBND TP Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất đảm bảo đúng quy định pháp luật về di sản văn hóa.

Đồng thời yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tư pháp có ý kiến chính thức bằng văn bản về phương án do UBND TP Hà Nội đề xuất, gửi UBND TP Hà Nội để đơn vị này hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Trước đó, có mặt tại buổi trưng bày mô hình mặt bằng và phương án thiết kế, thi công ga ngầm C9, Kiến trúc sư Trần Huy Ánh (Hội Kiến trúc sư Việt Nam đồng thời cũng là một người dân Thủ đô) bày tỏ: “Tôi cho rằng phương án thiết kế này chưa phải phương án tối ưu. Tôi không đồng tình với việc đặt vị trí như thiết kế”.

Dẫn ra các lý do không đồng tình, kiến trúc sư Trần Huy Ánh cho rằng: Trong triển khai dự án này việc đầu tiên Hà Nội cần phải lưu ý đến là vấn đề đầu tư mà theo ông khi làm ga ngầm như trên chắc chắn chi phí giá vé sẽ không đủ bù cho chi phí vận hành.

Vấn đề thứ 2 kiến trúc sư Trần Huy Ánh đề cập là vị trí đặt ga. Theo đó, vị kiến trúc sư cho rằng Hồ Gươm bình thường vốn đã là nơi đông đúc người qua lại áp lực giao thông vốn đã lớn do đó nếu làm ga tàu điện ngầm tại đây thì sẽ gây ra xung đột giao thông và như vậy là trái với mục đích giải quyết giảm bớt áp lực giao thông mà dự án này đề ra.

Trong khi đó, PGS Hà Đình Đức, người nhiều năm gắn bó với Hồ Gươm bày tỏ sự lo ngại việc xây dựng ga ngầm C9 sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến di tích xung quanh bờ hồ. Ông Đức cho rằng, việc phân định vòng 1, vòng 2, vòng 3, vùng lõi khu vực Hồ Gươm chưa được phân biệt rõ ràng.

"Vùng 1 là từ đâu, vùng 2 từ đâu, vùng 3 từ đâu... Tôi cho rằng rất không rõ ràng", PGS Hà Đình Đức bày tỏ.

PGS.TS Hà Đình Đức cho rằng, việc xây ga C9 cạnh Hồ Gươm sẽ làm mất đi giá trị truyền thống và giá trị tâm linh của di tích “linh thiêng” này. Ông cũng cho rằng việc xây dựng như trên là hành động xâm hại luật di sản, di tích quốc gia đặc biệt.

 

Thanh hóa: Sai phạm đất đai Quảng Xương, cán bộ vi phạm được 'thăng quan'?

Trong khi người dân chờ đợi câu trả lời về loạt sai phạm trong giao đất, cấp đất của các “quan lớn” huyện Quảng Xương gây ra thì chính quyền các cấp lại cố ý bao che khiến dư luận bất bình...

 

Vốn ODA được giao 60.000 tỉ đồng, mới 'tiêu' được hơn 6.000 tỉ đồng

Vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài tính tới ngày 31-8 vừa qua chỉ mới giải ngân được 6.480 tỉ đồng (đạt 10,7%) trong tổng số kế hoạch vốn do Quốc hội giao là 60.000 tỉ đồng.

 

Ông Tất Thành Cang liên quan thế nào đến sai phạm tại Sadeco

Theo kết luận của Thanh tra TP HCM, sai phạm tại Sadeco có sự tiếp tay của ông Tất Thành Cang trên cương vị Phó bí thư Thành ủy.