Thứ tư, 07/12/2022, 06:47 AM
  • Click để copy

Giới hạn giá dầu Nga: 'Gậy ông đập lưng ông'?

Hiện nay, giá dầu thô Urals của Nga dao động quanh mức 65 USD/thùng, chỉ cao hơn mức trần 60 USD một chút. Như vậy, chính sách áp trần đối với dầu Nga của EU, G7 và Úc đang tạo ra tác động khá hạn chế trong ngắn hạn.

fr-20221205-100315-100612-cs20221205181411

Theo Reuters, thị trường thế giới càng mất nhiều dầu Nga thì giá cả càng chịu tác động lớn. Điều này có thể mang lại lợi thế cho Nga và những nước xuất khẩu lớn khác, đồng thời gây thiệt hại lên người tiêu dùng phương Tây - những người đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát gia tăng mạnh nhất trong nhiều thập kỷ, ảnh hưởng phần lớn bởi chi phí năng lượng. Thật vậy, ông Igor Galaktionov thuộc công ty môi giới BCS Mir Investitsiy cho biết: “Ngay cả khi xuất khẩu của Nga sụt giảm nhiều hơn dự kiến, ngân sách vẫn được bù đắp bằng giải pháp tăng giá. Do đó, nguồn thu ngân sách sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể”.

Vào hôm 1/12, chính phủ các nước EU đã tạm thời thống nhất mức trần 60 USD/thùng cho dầu thô Nga, kèm theo đó là cơ chế điều chỉnh để đảm bảo mức trần thấp hơn 5% so với giá thị trường. Trước đây, các nước G7 từng đề xuất mức trần 65-70 USD/thùng, dựa vào chiều giá trung bình của dầu Urals. Trong khi đó, Ba Lan yêu cầu đặt mức trần 30 USD/thùng. Phần lớn dầu Urals của Nga được bán sang châu Âu. So với giai đoạn đầu năm nay, giá dầu Urals đã giảm khoảng 23,5 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent chỉ giảm khoảng 2 - 3 USD/thùng. Hiện nay, dầu Brent đang được giao dịch trong khoảng 87 USD/thùng, gần với mức giá trong hợp đồng tương lai.

Theo ông Alexei Gromov - chuyên gia tại Viện nghiên cứu Năng lượng và Tài chính (FIEF - Nga): “Tôi nghĩ rằng mức giá trần do EU đề ra khá gần với giá dầu đang được giao dịch trên thị trường hiện nay. Nếu giá trần chỉ nằm trong khoảng 60 USD/thùng, Nga sẽ tiếp tục xuất khẩu dầu một cách thoải mái”. Như vậy, Nga chỉ không hưởng lợi nếu người mua từ chối trả cao hơn mức giá trần, và khi giá dầu trên thị trường quốc tế tăng cao.

Hiện tại, chỉ từ lời đề xuất thiết lập chính sách áp trần giá dầu của Mỹ và G7, doanh thu của Nga và cả những nước sản xuất dầu mỏ khác đã giảm, khiến triển vọng kinh tế toàn cầu suy yếu, tạo thêm áp lực lên thị trường dầu mỏ quốc tế. Ông Yevgeny Suvorov - nhà kinh tế thuộc Ngân hàng CentroCredit (Nga) cảnh báo: Nếu giá dầu của Nga giảm xuống còn 45-50 USD/thùng trong năm 2023, ngân sách của Nga sẽ thâm hụt 2 nghìn tỷ rúp (32 tỷ USD). Theo dự báo của Ngân hàng Trung ương Nga, tổng doanh thu từ ngành dầu khí năm 2023 của Nga sẽ đạt 8,9 nghìn tỷ rúp. Đáng chú ý, doanh thu được xác định qua hai yếu tố: Giá dầu thô và tỷ giá hối đoái tại thời điểm bán.

Nếu đồng rúp tiếp tục duy trì thế tương đối mạnh như hiện nay, nguồn thu ngân sách bằng nội tệ sẽ giảm, khiến Bộ Tài chính khó cân đối sổ sách. Bộ Tài chính Nga đặt giả định như sau: Giá dầu Nga trung bình đạt 70,1 USD/thùng; tỷ giá hối đoái trung bình đạt 68,3 rúp/USD. Bộ Tài chính sẽ sử dụng dữ liệu này để đối chiếu với các mức hiện tại tương ứng: 65 USD/thùng cho giá dầu; 61-62 rúp/USD.

Gần đây, tuy đồng rúp đã suy giảm, giá trị vẫn đạt mức cao hơn nhiều so với phạm vi ưa chuộng của chính phủ: 70-80 rúp đổi 1 USD. Vì vậy, các doanh nghiệp Nga đã thúc giục ngân hàng trung ương lập các quỹ dự trữ đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và thực hiện chính sách phá giá tiền tệ.

Ngoài chính sách áp trần giá dầu và lệnh cấm vận từ châu Âu, ngành dầu mỏ của Nga cũng chịu ảnh hưởng bởi chính sách Zero Covid ở Trung Quốc, vì quốc gia này cũng là một khách hàng rất lớn của ngành công nghiệp dầu mỏ Nga. Thật vậy, trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã mua khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày từ Nga. Như vậy, so với đầu năm, sản lượng mua đã tăng 1,6 - 1,8 triệu thùng/ngày. Từ đó, ông Matt Smith - chuyên phân tích cấp cao về dầu mỏ tại Công ty phân tích dữ liệu Kpler (Pháp), cho biết: “Tin tức từ Trung Quốc sẽ tiếp tục rung chuyển thị trường dầu mỏ, vì chính sách phong tỏa đang tác động đến nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của quốc gia có sức tiêu dùng mạnh thứ nhì trên toàn thế giới”.

OPEC+ không phản ứng trước lời kêu gọi cấm vận dầu mỏ Israel

OPEC+ không phản ứng trước lời kêu gọi cấm vận dầu mỏ Israel

20/10/2023 10:13

Nhóm OPEC+ không có kế hoạch thực hiện bất kỳ hành động ngay lập tức nào sau khi Iran kêu gọi các nước Hồi giáo áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Israel vì cuộc chiến với Hamas ở Gaza.

Nga, Venezuela bắt tay cùng tăng sản lượng dầu mỏ

Nga, Venezuela bắt tay cùng tăng sản lượng dầu mỏ

17/10/2023 10:17

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết sau cuộc họp lần thứ 17 của Uỷ ban liên chính phủ của hai nước rằng Nga và Venezuela đã vạch ra những kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực dầu mỏ nhằm tăng sản lượng, Interfax đưa tin.

Ấn Độ “nhờ” Ả Rập Xê-út phát triển nguồn dự trữ dầu mỏ chiến lược

Ấn Độ “nhờ” Ả Rập Xê-út phát triển nguồn dự trữ dầu mỏ chiến lược

14/10/2023 08:29

Theo một tài liệu mà Reuters có được, Ấn Độ muốn mời gã khổng lồ năng lượng Saudi Aramco của nhà nước Ả Rập Xê-út tham gia vào chương trình phát triển nguồn Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) của New Delhi, với khả năng tích trữ đến 6,5 triệu tấn dầu thô. Thật vậy, quốc gia Nam Á này đang tìm cách tăng cường quan hệ với nhà cung cấp dầu chính của họ.

Xung đột ở Trung Đông làm gia tăng bất ổn tàn phá các thị trường

Xung đột ở Trung Đông làm gia tăng bất ổn tàn phá các thị trường

11/10/2023 07:13

Những lo ngại về khả năng xung đột ở Trung Đông ngày càng leo thang đang đe dọa các nhà đầu tư với nhiều biến động lớn hơn, làm tăng thêm sự bất ổn trước mùa báo cáo kết quả kinh doanh và dữ liệu quan trọng về lạm phát ở Mỹ vào cuối tuần này.

Kinh tế khu vực đồng euro suy giảm nhanh hơn dự báo

Kinh tế khu vực đồng euro suy giảm nhanh hơn dự báo

04/09/2023 16:13

Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) - ông Boris Vujcic nhận định xu hướng này là có lợi vì tăng trưởng kinh tế yếu hơn có thể giúp giảm lạm phát.

Vì sao miền bắc Trung Quốc bị lũ lụt tàn phá?

Vì sao miền bắc Trung Quốc bị lũ lụt tàn phá?

13/08/2023 07:08

Bão Doksuri, cơn bão mạnh nhất được ghi nhận ở Trung Quốc trong năm nay, đã đổ bộ vào phía nam và di chuyển lên phía bắc vào cuối tháng 7, mang theo lượng mưa khổng lồ đến lưu vực sông Hải và Bắc Kinh - một khu vực hiếm khi có bão và mực nước mưa cao kỷ lục kể từ 140 năm trước.

Điểm danh các quốc gia cấm sử dụng nhựa dùng một lần

Điểm danh các quốc gia cấm sử dụng nhựa dùng một lần

08/08/2023 17:29

Nhiều quốc gia trên thế giới đã “tuyên chiến” với rác thải nhựa bằng hành động cụ thể. Theo đó, các quốc gia này đã cấm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần.

Đột nhập thị trường chợ đen xăng dầu ở Niger

Đột nhập thị trường chợ đen xăng dầu ở Niger

04/08/2023 09:45

Trên con đường quốc lộ nối thủ đô Niamey (Niger) với Zinder - thành phố lớn thứ hai của Niger nằm ở phía nam, những nhà kho bất hợp pháp cùng với những kẻ chào hàng gan dạ, thường đứng vẫy chiếc phễu cạnh làn xe ô tô, đã biến mất khỏi hiện trường.

OPEC+ có nguy cơ tan vỡ, điều gì sẽ xảy ra?

OPEC+ có nguy cơ tan vỡ, điều gì sẽ xảy ra?

28/07/2023 10:52

Tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu chậm lại và bất đồng về chính sách khai thác dầu thô có thể dẫn đến sự tan rã của liên minh OPEC+, khiến giá dầu giảm xuống mức thấp nhất là 35 USD/thùng, trang Oil Price dẫn lời một nhà quản lý danh mục đầu tư tại nhóm đầu tư Clean Energy Transition hôm thứ Năm (27/7).