Hà Nội bước vào “mùa ô nhiễm”, chuyên gia đề xuất giải pháp
Thời gian gần đây Hà Nội đang trong "mùa ô nhiễm không khí". Cùng với tình trạng đốt rơm rạ lại tái diễn khiến khói bụi mù mịt, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí, đe dọa sức khoẻ người dân và mất an toàn giao thông.
Chất lượng không khí suy giảm nghiêm trọng
Hà Nội đang bước vào thu hoạch lúa, trên các cánh đồng, tình trạng đốt rơm rạ lại tái diễn khiến khói bụi mù mịt, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí và mất an toàn giao thông..
Theo ghi nhận từ hệ thống theo dõi chất lượng không khí PAM Air (mạng lưới theo dõi chất lượng không khí thực tế đầu tiên và duy nhất phủ khắp 63 tỉnh, thành), từ ngày 5 tới 13/11, hàng chục điểm tại Hà Nội có chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức 175-197 (cảnh báo đỏ, là ngưỡng không khí xấu có hại cho sức khỏe). Thậm chí, rất nhiều điểm chỉ số AQI ở mức 205-298 (nguy hại) và một số điểm vượt ngưỡng 300 rất nguy hại.

Những ngày gần đây, miền Bắc đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó ô nhiễm không khí rất đáng lo ngại
Bản đồ chất lượng không khí lúc 13h ngày 14/11 hiển thị chỉ số AQI tại Hà Nội là 137. Vào thời điểm trên tại Hà Nội, cũng ghi nhận chỉ số nồng độ bụi mịn PM2.5 là 50 (μg/m3), theo quy chuẩn quốc gia QCVN 05:2013/BTNMT quy định, nồng độ bụi mịn trung bình là 25 μg/m3. Có nghĩa là chỉ số PM2.5 đang vượt gấp đôi ngưỡng tiêu chuẩn Việt Nam và vượt tiêu chuẩn của tổ chức Y tế Thế giới gấp 5 lần là 10 (μm/m3).
Theo các chuyên gia, đây là mức chỉ số đã duy trì các năm đều như vậy vào mùa đông tại Hà Nội cũng như một số tỉnh miền Bắc. Với đặc thù khí hậu tại miền Bắc, khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau chất lượng không khí thường bị ô nhiễm theo từng đợt, mỗi đợt có thể kéo dài 2-5 ngày, thậm chí 1-2 tuần liên tục.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tỷ lệ đốt rơm rạ ở các huyện còn khá phổ biến, trung bình chiếm khoảng 20% tổng lượng rơm rạ phát sinh sau mùa vụ (hơn 710.000 tấn rơm rạ tươi). Nhiều huyện có tỷ lệ đốt rơm rạ cao như: Gia Lâm và Thường Tín (50%), Thạch Thất (45%), Chương Mỹ (37%)...
Với 20% lượng rơm rạ bị đốt trên địa bàn Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nhận định sẽ phát sinh 179 tấn bụi PM10, 163 tấn bụi mịn PM2.5 và 23.000 tấn CO2. Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng. Đáng lo ngại nhất là bụi mịn PM2.5 - tác nhân gây ra hàng loạt bệnh về hô hấp và tim mạch.
Nguyên nhân do đâu?
Thực tế, những ngày gần đây, miền Bắc đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó ô nhiễm không khí rất đáng lo ngại. Tình trạng này là do mùa đông có nhiều yếu tố làm gia tăng ô nhiễm như gió lặng, nhiệt độ thấp, ít mưa, độ ẩm cao… làm giảm khuếch tán của không khí các chất ô nhiễm lưu cữu ở tầm thấp, không thoát lên cao hoặc ra các vùng khác được khiến nồng độ PM2.5 (bụi mịn) ngày càng tăng.
Theo TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam,, nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí là do tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa. Bên cạnh đó, các yếu tố từ nguồn giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp, làng nghề và các hoạt động dân sinh không phát tán được mà đọng lại ở khu vực gần mặt đất, gây ô nhiễm nghiêm trọng… cũng chính là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí.
Tình trạng ô nhiễm bụi mịn trong thành phố cao hơn vùng ngoại ô phần lớn là do lượng phương tiện đi lại lớn hơn rất nhiều. Theo đó, thành phố càng phát triển, công trình xây dựng, các khu công nghiệp, nhà máy càng mọc lên không ngừng. Các loại vật liệu như xi măng, đất, cát, phế liệu, khí thải… đều góp phần không nhỏ làm tăng tỷ lệ bụi mịn, gây ô nhiễm trong thành phố.
Vì vậy, trong khoảng thời gian này người dân nên theo dõi diễn biến chất lượng không khí thường xuyên và chủ động bảo vệ sức khỏe bằng cách đeo khẩu trang chống bụi mịn PM 2.5, hạn chế ra ngoài vào các khung thời gian ô nhiễm; vận động và bồi bổ dinh dưỡng.
Trước thực trạng không khí bị ô nhiễm và các chỉ số chất lượng không khí đang ở mức báo động như hiện nay, TS Hoàng Dương Tùng đưa ra một số giải pháp. Trong đó, kiểm soát phát thải khí thải từ ô tô, xe máy, tăng cường các phương tiện giao thông xanh như xe chạy bằng nhiên liệu sạch, ô tô điện, xe máy điện hiện đã xuất hiện trên thị trường. Đây cũng là một giải pháp lâu dài cho việc giảm thiểu ô nhiễm không khí.
Hay là khuyến khích sử dụng nhiều hơn phương tiện công cộng hơn như xe bus, xe điện trên cao, metro. Vấn đề nữa, chúng ta phải kiểm soát tốt việc đốt rác trong tự nhiên, che chắn kín những công trình xây dựng và kiểm soát thật chặt quá trình sản xuất công nghiệp.
"Đối với những ngày có chỉ số AQI cao, người dân cần hạn chế ra đường đi lại nếu không có công việc thật sự cần thiết. Những khung giờ cao điểm, lưu lượng xe đi lại tăng, người dân cũng cần tránh để giảm thiểu lượng bụi hít phải trong không khí. Khi cần đi ra ngoài, nên đi tranh thủ để hạn chế thời gian di chuyển, lưu lại trên đường", TS Hoàng Dương Tùng khuyến cáo.
TIN LIÊN QUAN

Phản cảm: Trường học 'xẻ thịt' đất công làm quán nhậu
27/11/2023, 06:44
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT sớm ban hành quy chuẩn đường cao tốc
22/11/2023, 09:07
7 quy định nổi bật về PCCC có hiệu lực từ 12/2023
20/11/2023, 11:47
Khởi công xây dựng dự án Tháp Kim Thành tại Lào Cai
20/11/2023, 11:45
Hơn 16.000 ngôi nhà bị ngập, 2 người chết và mất tích do mưa lũ tại Huế
18/11/2023, 06:33Đánh giá tổng kết hoạt động của khối thi đua Khoa học Kinh tế Môi trường và Biến đổi khí hậu lần VI
Sáng 15/11, tại Trụ sở Liên Hiệp Hội, Khối thi đua Khoa học Kinh tế Môi trường và Biến đổi khí hậu (Khối V) đã tổ chức hội nghị đánh giá tổng kết hoạt động của khối lần VI - năm 2023.
Thủ tướng: Phải có cảm xúc với những gì mà người dân, doanh nghiệp đang vướng mắc
Đây là 1 trong những chia sẻ của Thủ tướng tại phiên họp của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ diễn ra chiều ngày 14/11.
Những vấn đề môi trường nào 'làm nóng' Kỳ họp thứ 6, Quốc hội XV?
Giải quyết ô nhiễm sông Cầu, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải cùng xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam, kiểm soát chặt chẽ khai thác khoáng sản... là những vấn đề nổi bật về môi trường được Quốc hội thảo luận trong Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XV.
Tăng quyền lợi cho người tham gia, thụ hưởng bảo hiểm y tế
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT (Nghị định số 75). Nghị định này có nhiều điểm mới theo hướng tăng quyền lợi cho người tham gia BHYT.
Chủ tịch Quốc hội: Xây dựng Luật Thủ đô không phải chỉ riêng của Hà Nội mà thực chất là cho cả nước
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) ngày 10/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ xây dựng Luật Thủ đô không phải chỉ riêng của Hà Nội mà thực chất là cho cả nước.
Đại hội Chi hội Nhà báo Tạp chí Người Xây dựng nhiệm kỳ 2023 – 2025
Sáng 10/11/2023, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí Người Xây dựng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2025.
Đã hứa thì phải làm!
Đó là ý kiến của các đại biểu Quốc hội (QH) và của chính các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6, QH khóa 15, diễn ra trong hai ngày rưỡi (từ ngày 6 đến hết sáng ngày 8-11).
Đề xuất thí điểm quản lý tốc độ 30km/h ở TP.HCM 'chết yểu'
Sở GTVT TP.HCM vừa thu hồi và huỷ bỏ công văn trình UBND về kế hoạch đề xuất quản lý tốc độ không quá 30 km/h đối với khu vực nội thị.
Hôm nay, miền Bắc đón không khí lạnh kèm mưa dông rải rác
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Nhiệt độ giảm xuống từ 20-23 độ C, riêng vùng núi miền Bắc có nơi rét 16 độ C