Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Xử lý ô nhiễm sông, hồ ở Hà Nội nhanh nhất có thể
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ việc xử lý ô nhiễm sông, hồ của Hà Nội là hết sức cấp bách, cần thiết, phải làm nhanh nhất có thể.
Chiều 21/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ tri cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch (Hà Nội) nhằm cải thiện môi trường.
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, nguồn nước lấy trực tiếp từ sông Hồng, dẫn qua tuyến đường ống chạy ngầm dọc đường Võ Chí Công đến điểm đầu sông Tô Lịch tại đường Hoàng Quốc Việt với chiều dài khoảng 5,3 km. Tuyến ống có dành một nhánh bổ cập nước cho Hồ Tây.
Dự kiến lưu lượng nước bổ cập từ 240.000-270.000 m3/ngày đêm, giúp sông Tô Lịch đạt cao độ 3,3-3,8 m so với cao độ hiện nay là 1,3-1,8 m và lưu lượng 100.000 m3/ngày đêm.
Dọc sông Tô Lịch sẽ thiết kế một số đập dâng với chức năng lắng đọng phù sa, làm trong nước, tạo dòng chảy, khai thác cảnh quan hai bên bờ…
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đề nghị TP Hà Nội cần rà soát, cập nhật lại quy hoạch cấp, thoát nước của Thủ đô; vị trí, quy mô, công suất trạm bơm; làm rõ phương án xử lý phù sa trước khi đưa nước vào sông Tô Lịch…
Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng nêu rõ việc xử lý ô nhiễm sông, hồ của Hà Nội là hết sức cấp bách, cần thiết, phải làm nhanh nhất có thể.
Phương án bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, theo lãnh đạo Chính phủ là có căn cứ chính trị, pháp lý, cơ sở khoa học, thực tiễn.
Vì vậy, TP Hà Nội chịu trách nhiệm tính toán phương án, giải pháp kỹ thuật để triển khai bảo đảm mục tiêu môi trường, tính bền vững, hiệu quả kinh tế, mức độ tác động, ảnh hưởng trong quá trình thi công, vận hành trạm bơm, tuyến ống dẫn, dòng chảy… đối với các công trình xung quanh.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu cùng với việc bổ cập nước sạch cho sông Tô Lịch, TP Hà Nội phải thực hiện đồng bộ các giải pháp đi kèm, như nạo vét trầm tích đáy sông: thu gom, xử lý nguồn nước thải, nước mưa trước khi xả vào sông; cải tạo cảnh quan hai bên sông; rà soát, điều chỉnh, cập nhật các quy hoạch về cấp thoát nước…
Nhấn mạnh tính cấp bách của dự án, Phó Thủ tướng lưu ý TP Hà Nội muốn làm nhanh thì phải có quy hoạch, thiết kế, giải pháp bài bản, tổng thể và cụ thể.
Không vì vội mà làm ẩu, làm sai về quy trình, thiết kế, quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, gây thất thoát, làm mất đi tính lợi ích kinh tế tổng thể, lãnh đạo Chính phủ quán triệt.
Phó Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn sông Tô Lịch thực sự trở lại là một dòng sông mang lại giá trị cảnh quan, đô thị, dịch vụ, giao thông, du lịch… là hình mẫu về cơ chế, cách thức xử lý các dòng sông ô nhiễm, các khu vực ô nhiễm môi trường.
Cùng chủ đề
Đô thị là động lực phát triển, nông thôn là nền tảng bền vững
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo hoàn thiện 3 nghị định quan trọng về đất đai
Sớm xây dựng, ban hành bộ tiêu chí xanh cho nền kinh tế
Sẽ giám sát bán thuốc kháng sinh theo đơn tại các cơ sở bán lẻ
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT sớm ban hành quy chuẩn đường cao tốc
Những lưu ý khi đi tàu dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
20/01/2025, 13:26Chi tiết dự báo thời tiết dịp Tết Nguyên đán
20/01/2025, 13:22Trong tháng 1 sẽ trình kịch bản nguồn nước của 6 lưu vực sông
19/01/2025, 13:45Lập tổ công tác triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
19/01/2025, 13:40Thiết chế trọng tài trong kỷ nguyên mới của đất nước
18/01/2025, 13:45Đồn Biên phòng Lạch Kèn: Mang xuân ấm áp, thắm tình quân dân
17/01/2025, 06:40Thủ tướng đồng ý đề xuất lấy nước sông Hồng hồi sinh sông Tô Lịch
15/01/2025, 16:05Nghệ An: Nhiều xã miền núi xuất hiện băng giá, nhiệt độ dưới 0 độ C
14/01/2025, 14:10Hà Nội chốt phương án hồi sinh sông Tô Lịch
Chủ tịch Hà Nội thống nhất phương án tuyến ống dẫn nước qua đê, đi dọc đường Võ Chí Công đưa nước vào đầu sông Tô Lịch tại cống trên đường Hoàng Quốc Việt.
Hà Nội dự kiến đầu tư 550 tỷ làm dự án hồi sinh sông Tô Lịch
Hà Nội đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch để hồi sinh dòng sông này, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 550 tỷ đồng.
Việt Nam SuperPortTM cùng các đối tác chiến lược hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt
Việt Nam SuperPort TM đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải (thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam) và Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc 16 Việt Nam (thuộc Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc) phát triển hạ tầng logistics đường sắt. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành logistics và nâng cao quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực.
Miền Bắc lại chuẩn bị đón thêm đợt không khí lạnh
Những ngày qua, miền Bắc duy trì hình thái rét khô. Trời rét về đêm và sáng, ban ngày trở nắng hanh khiến nền nhiệt tăng nhanh. Dự báo vài ngày tới không khí lạnh mạnh tràn về.
Thủ tướng gửi thư chúc mừng đội tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có thư khen gửi Đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam sau khi đội giành chức vô địch ASEAN Mitsubishi Electric Cup™ 2024.
Hôm nay (3/1) Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Hệ thống quan trắc không khí IQAir cho thấy, sáng 3/1/2025, Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới với chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức 305.
Tăng cường xe dự phòng, chuyến bay dịp cao điểm Tết
Tại TPHCM và Hà Nội, dự báo lượng khách đi lại sẽ tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân Ất Tỵ. Các đơn vị vận tải đã lên kế hoạch phục vụ đi lại của người dân.
Sân Pikleball Hoa Phượng xây dựng trái phép trên đất công viên cây xanh
Hàng nghìn mét vuông đất công viên cây xanh tại Khu biệt thự Hoa Phượng (xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) bị chiếm dụng để xây dựng sân Pikleball kinh doanh trái phép. Mặc dù hoạt động xây dựng, kinh doanh đã diễn ra công khai nhiều tháng nay nhưng trả lời báo chí, Phó Chủ tịch UBND xã An Khánh vẫn nói rằng “đang phối hợp với Đội thanh tra xây dựng để tiến hành kiểm tra”. Điều bất ngờ là trong thời gian lãnh đạo xã nói đang kiểm tra thì tại đây thêm một sân Pikleball mới tiếp tục được thi công xây dựng rầm rộ.
Thống nhất lấy tên Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi hợp nhất 2 Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT
Sau khi hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) thống nhất lấy tên mới là Bộ Nông nghiệp và Môi trường.