Quy chuẩn quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh
Thông tư số 01/2023/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh.
Tháng 3/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã ban hành Thông tư số 01/2023/TT-BTNMT quy định về 5 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh. Đây là văn bản cụ thể hóa nhiều nội dung quan trọng của Luật BVMT năm 2020.
Theo Thông tư 01/2023/TT-BTNMT, Bộ TN&MT đưa ra 5 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh được ban hành, gồm QCVN 03:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất; QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí; QCVN 08:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 09:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất; QCVN 10:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/9/2023. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các quy chuẩn sau hết hiệu lực thi hành. Cụ thể: QCVN 15:2008/BTNMT ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; QCVN 05:2013/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Thông tư cũng nêu rõ, đối với các nhiệm vụ, dự án đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ đã được phê duyệt trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành có nội dung đánh giá các thông số nitrate (NO3- tính theo N) và phosphate (PO43- tính theo P) thì tiếp tục được áp dụng ngưỡng giới hạn thông số nitrate, phosphate quy định tại QCVN 08-MT:2015/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư số 65/2015/TT-BTNMT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, trừ các nhiệm vụ, dự án được điều chỉnh để áp dụng QCVN 08:2023/BTNMT.
Bên cạnh đó, các nhiệm vụ, dự án xử lý đất bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lưu đã được phê duyệt trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được áp dụng QCVN 54:2013/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư số 43/2013/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, trừ các nhiệm vụ, dự án được điều chỉnh để áp dụng QCVN 03:2023/BTNMT.
Bộ TN&MT cũng nêu rõ các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp, sở tài nguyên- môi trường các tỉnh thành và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành thông tư này.
Trước đó, tại Quyết định số 1779/QĐ-BTNMT ngày 17/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch xây dựng hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, Tổng cục Môi trường được Lãnh đạo Bộ giao chủ trì, xây dựng nhóm Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường gồm có: (1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; (2) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất; (3) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển; (4) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và (5) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất.
Theo đó, Tổng cục Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh đảm bảo các mục tiêu:
Thứ nhất, Tuân thủ đúng các quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các văn bản quy phạm pháp luât khác có liên quan;
Thứ hai, Học tập kinh nghiệm Hàn Quốc và một số quốc gia khác (lấy Hàn Quốc là chính) đảm bảo tiếp cận được các quy định tiên tiến;
Thứ ba, Kế thừa các nội dung của QCVN hiện hành nhằm đảm bảo phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Thứ tư, Tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến kỹ thuật của các chuyên gia, các Trung tâm quan trắc và các bên liên quan để hoàn thiện bản Dự thảo.
Quá trình xây dựng và thẩm định 05 Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường đã được Tổng cục Môi trường trước đây, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường và Tổ soạn thảo thực hiện đầy đủ theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 32 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Khoản 1 Mục IV Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật; Thông tư số 32/2016/TT-BTNMT ngày 07/11/2016 ban hành quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Quyết định số 1677/QĐ-BTNMT ngày 05/7/2019 ban hành Quy chế quản lý hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cùng chủ đề
Nhà cao tầng ở Hà Nội có thể chịu được động đất cấp 8?
4 điểm mới lái xe cần chú ý tránh bị mất tiền oan từ 1/7
Bộ Xây dựng cho phép chung cư tối thiểu 25m2: Lo ngại hình thành khu ổ chuột, cơ hội cho người thu nhập thấp?
Các bến xe khách phải lắp camera giám sát
Nghệ An: Kinh hãi đường đi ra thị trường của hơn 2 triệu lít xăng bẩn
Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gió giật cấp 10
18/09/2024, 10:29Miền Nam đón đợt mưa lớn kéo dài
14/09/2024, 17:41Bão Yagi có thể mạnh cấp 12, giật cấp 15 trên Biển Đông
05/09/2024, 12:26Thời tiết 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 như thế nào?
02/09/2024, 09:00TP HCM xử lý nghiêm các hoạt động xả thải gây ô nhiễm nguồn nước
31/08/2024, 15:14Nghệ An: Quy định về quản lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn
23/08/2024, 14:11Cá chết hàng loạt tại hồ nước lớn nhất tỉnh Quảng Bình
Chiều 6/8, lãnh đạo UBND xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) xác nhận, tại hồ thủy lợi Rào Đá xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt, nguyên nhân đang được ngành chức năng làm rõ.
Dự báo miền Trung sẽ đón một đợt nắng nóng gay gắt
Theo dự báo, trong hai ngày 4-5/8, khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hoà có nắng nóng, cục bộ có nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất 35-37 độ, từ 6/8, nắng nóng có thể mở rộng ra toàn bộ miền Trung.
Chất độc xyanua là gì? Người bị nhiễm độc xyanua thường có dấu hiệu ra sao?
Với số ca nhiễm độc xyanua hằng năm cao và số ca đầu độc giết người bằng xyanua ngày một nhiều, người dân cần nắm rõ được dấu hiệu nhiễm độc xyanua để có biện pháp phòng tránh và bảo vệ bản thân.
Thông tin mới nhất vụ sạt lở đất vùi lấp xe khách ở Hà Giang: 11 người tử vong, 4 người bị thương
Theo thông tin mới nhất, tổng số người bị nạn trong vụ sạt lở vùi lấp xe khách ở Hà Giang được chính xác là 15 người với 11 người tử vong, 4 người bị thương. Hiện Thủ tướng đã chỉ đạo làm rõ nguyên nhân vụ sạt lở có tính chất nghiêm trọng này.
Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn chặn, không để lây lan, bùng phát bệnh bạch hầu
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 13/7/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu.
Khi dân số Việt Nam vượt mốc 100 triệu người
Theo công bố của Cục Dân số, dân số Việt Nam vừa vượt mốc 100 triệu dân. Con số này đến sớm hơn hai năm so với dự báo hồi năm 2017 của Viện Chính sách công và quản lý.
Người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu được trợ cấp hàng tháng
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó quy định chế độ đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Số phận những tấm pin mặt trời cũ sẽ đi về đâu, có gây hại cho môi trường?
Không thể phủ nhận ưu điểm vượt trội của ngành năng lượng mặt trời nhưng bài toán hóc búa về quy trình tái chế tấm pin mặt trời cũ vẫn luôn khiến các nhà nghiên cứu phải đau đầu.
Bệnh Bạch Hầu xuất hiện - Sở Y tế Hà Nội phản ứng ra sao?
Chiều 8/7 Cục Y tế dự phòng (BYT) đã có công văn khẩn gửi Sở Y tế Nghệ An và Sở Y tế Bắc Giang về việc chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu.