Thứ sáu, 19/08/2022, 08:39 AM
  • Click để copy

Tự chủ bệnh viện trước yêu cầu về phục hồi hệ thống và phát triển ngành y tế

Các vấn đề lớn cần quan tâm để điều chỉnh nhất là sau các biến cố liên quan đến hậu đại dịch COVID-19 là tài chính bệnh viện, mua sắm thuốc, vật tư y tế, đầu tư trang thiết bị, phương thức cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh và nguồn nhân lực tại các bệnh viện công lập.

Thực trạng chung của hệ thống y tế và tư chủ bệnh viện

Kể từ sau Đổi mới, có lẽ chưa lúc nào ngành y tế đứng trước những thử thách và khó khăn như hiện nay. Các vấn đề nêu trên đặc biệt trở nên cấp bách đối với các bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ và tự chủ toàn diện.

Screenshot_20220818-190034_Chrome

Tự chủ bệnh viện trước yêu cầu về phục hồi hệ thống và phát triển ngành y tế

Chúng ta đã xem tự chủ như là một phương thức để tăng cường hiệu quả hoạt động của bệnh viện và chất lượng khám chữa bệnh. Song cơ chế này chịu tác động từ nhiều phương diện mà bản thân các bệnh viện tự chủ không thể chủ động giải quyết được  như các chính sách, quy định như đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế, chính sách về tiền lương, chính sách về khám chữa bệnh cho người nghèo.

Tương tự, về tài chính y tế, bệnh viện thực hiện tự chủ gặp rất nhiều khó khăn từ các quy định về giá dịch vụ khám chữa bệnh, bảo đảm quyền lợi của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, cơ chế chi trả chi phí khám chữa từ quỹ BHYT, từ ngân sách nhà nước và từ tiền túi của người sử dụng dịch vụ y tế.

Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến tự chủ bệnh viện như chuỗi cung ứng thuốc, vật tư y tế hay việc thực hiện các biện pháp xã hội, phải thực hiện trách nhiệm tham gia phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng hay hỗ trợ nguồn nhân lực cho các địa phương, đơn vị khác.

Về thực chất, tính tự chủ của bệnh viện bị hạn chế rất nhiều và vai trò tự chủ của bệnh viện không có nhiều ý nghĩa. Ví dụ như việc mua sắm vẫn phải theo quy định về đấu thầu, có loại hàng hóa mua theo kết quả đấu thầu tập trung. Tương tự, giá dịch vụ y tế không phản ánh đầy đủ chi phí thực tế như chưa tính khấu hao tài sản hay chi phí quản lý nên khả năng thu đủ bù chi và có tích lũy để phát triển là rất thấp.

Thực tế hiện nay, nhiều bệnh viện công lập, kể cả các bệnh viện tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật gặp khó khăn trong việc bảo đảm nguồn tài chính cho hoạt động. Nguyên nhân do giá dịch vụ khám chữa bệnh do Bộ Y tế quy định chưa tính đúng, tính đủ các yếu tố thuộc chi phí đầu vào, thiếu thuốc, vật tư y tế liên quan.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của chuỗi cung ứng và sự chưa phù hợp với thực tiễn và chuyên môn của quy định liên quan đến đấu thầu, dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu khó triển khai do thiếu trang thiết bị hoặc có trang thiết bị từ việc liên doanh, liên kết hay xã hội hóa. Những hạn chế sử dụng do việc liên doanh, liên kết, máy đặt, máy mượn chưa phù hợp với các quy định chung về quản lý tài sản.

Thực hiện cơ chế tự chủ và nhiệm vụ của các bệnh viện

Một vấn đề xã hội cần được quan tâm đó là sự cân bằng giữa tự chủ bệnh viện với việc thực hiện trách nhiệm xã hội và công bằng trong khám chữa bệnh.

Cơ chế tự chủ tiềm ẩn nguy cơ  các bệnh viện có khuynh hướng phải tìm kiếm thêm doanh thu thông qua việc cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cao và xem nhẹ các dịch vụ cơ bản, khuyến khích khám chữa bệnh theo yêu cầu (có giá cao hơn khám chữa bệnh BHYT) dẫn đến chức năng xã hội của bệnh viện bị giảm sút, ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo.

Trong khi đó, các bệnh viện công lập phải thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng của mình là “chất lượng, công bằng, hiệu quả và phát triển” trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các bệnh viện công lập có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ với ý nghĩa là dịch vụ công bao gồm các dịch vụ khám chữa bệnh cơ bản do ngân sách nhà nước và quỹ BHYT chi trả, các dịch vụ khám chữa bệnh ngoài phạm vi chi trả của quỹ BHYT và các dịch vụ y tế bổ trợ có tính chất nâng cao.

Với các bệnh viện tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật, ngoài việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh còn chỗ dựa cho tuyến trước, là cơ sở kỹ thuật chuyên sâu có tính nền tảng khoa học, kỹ thuật cho sự phát triển.

Đóng góp vào quá trình quản lý phát triển của nhà nước đối với hệ thống y tế các bệnh viện tuyến cuối như là người dẫn dắt về chuyên môn kỹ thuật, đồng thời là chỗ dựa cho hệ thống y tế trong những biến cố liên quan nên phải thực sự vững chắc và ổn định. Bất kỳ biến cố bất lợi nào xảy ra tại tuyến này sẽ kéo theo hệ lụy của hệ thống và cả sự ổn định xã hội và niềm tin của nhân dân.

Cần thấu đáo, có lộ trình

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y tế hco rằng, tự chủ bệnh viện mặc dù được xem là có những lợi ích nhất định cần được nghiên cứu thấu đáo, có lộ trình và điều kiện cụ thể để áp dụng theo từng phạm vi và mức độ tự chủ.

Các điều kiện đó có thể là sự đầy đủ và thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật phù hợp với lĩnh vực đặc thù của y tế, sự làm chủ về chuyên môn kỹ thuật, tính chủ động trong việc duy trì sự ổn định được nguồn cung ứng thuốc và vật tư y tế, sự sẵn sàng và minh bạch của các nguồn tài chính cho hoạt động bệnh viện. Cùng với đó là chức năng, nhiệm vụ của hệ thống y tế theo phân cấp quản lý và phân cấp chuyên môn kỹ thuật rõ ràng, đồng thời với cơ chế kiểm soát việc cung ứng dịch vụ theo luật định.

Điều quan trọng để kiểm soát tự chủ bệnh viện là phải đảm bảo công bằng, hiệu quả và phát triển, thực hiện an sinh xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Cần hết sức chú ý để không có tình trạng doanh nghiệp hóa bệnh viện công lập do hiểu sai chủ trương và thực hành sai cơ chế tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập xét cả về mặt tổ chức quản lý hoạt động của bệnh viện và cả mặt hoạt động cung ứng dịch vụ.

Trong quá trình cụ thể hóa cơ chế tự chủ tại mỗi một bệnh viện cũng cần cân nhắc việc thử nghiệm các mô hình tự chủ để đảm bảo tính pháp lý, tính bền vững và nhất quản trong cách tiếp cận thực hiện.

Chính phủ đã có Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định cụ thể việc thực hiện tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập cho nên các cơ quan quản lý nhà nước và mỗi đơn vị cân nhắc để thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Nhiều ý kiến cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, với những khó khăn của ngành y tế và yêu cầu phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch, chỉ nên thực hiện tự chủ chi thường xuyên mà chưa tự chủ chi đầu tư, nhất là đối với các bệnh viện tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật.

Với các bệnh viện tuyến huyện, là tuyến y tế cơ sở nên cần rất cân nhắc kỹ lưỡng về lộ trình áp dụng.

Nói chung, với mỗi một quyết định về tự chủ bệnh viện, cần có tầm nhìn phù hợp, quy mô áp dụng phải tương thích với điều kiện thực tế, kiểm soát được các yếu tố ảnh hướng đến thực hiện tự chủ và có phương án chắc chắn để kiểm soát được rủi ro khi áp dụng mà không làm ảnh hướng đến sự ổn định và phát triển bền vững hệ thống y tế trong yêu cầu về an ninh y tế và khả năng chống chịu trước các biến cố, đến quyền lợi người bệnh và đảm bảo chức năng an sinh xã hội của hệ thống bệnh viện công lập.

Đã có phương án cho 14.000 tấn rác đang lưu chứa tạm tại Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre

Đã có phương án cho 14.000 tấn rác đang lưu chứa tạm tại Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre

23/03/2024 17:21

Theo ngành chức năng tỉnh Bến Tre, các đơn vị liên quan sẽ cải tạo 3 ao sinh học (diện tích 0,23ha) thành ô chôn lấp rác tại bãi rác Phú Hưng để chứa khoảng 14.000 tấn rác đang lưu chứa tạm tại nhà xưởng của Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre.

Cuộc khủng hoảng rác thải điện tử đang ngày càng trầm trọng

Cuộc khủng hoảng rác thải điện tử đang ngày càng trầm trọng

21/03/2024 11:30

Trong báo cáo mới công bố của Liên hợp quốc (LHQ), tốc độ thải rác điện tử trên thế giới đang tăng nhanh hơn 5 lần so với tốc độ tái chế. Điều này đang làm trầm trọng thêm các vấn đề về môi trường và sức khỏe toàn cầu.

Phân loại và tái chế rác để giảm thiểu tác động tiêu cực với môi trường

Phân loại và tái chế rác để giảm thiểu tác động tiêu cực với môi trường

20/03/2024 14:38

Việc phân loại và tái chế rác nhựa là một trong những biện pháp quan trọng để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường.

Bộ TN&MT đề nghị Thái Bình kiểm tra toàn bộ hồ sơ xử phạt vi phạm về môi trường

Bộ TN&MT đề nghị Thái Bình kiểm tra toàn bộ hồ sơ xử phạt vi phạm về môi trường

19/03/2024 11:56

Chiều 18/3, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết vừa công bố kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực TN&MT năm 2022 tại tỉnh Thái Bình.

'Giải mã' ký hiệu đặc biệt trên thẻ bảo hiểm y tế

'Giải mã' ký hiệu đặc biệt trên thẻ bảo hiểm y tế

18/03/2024 16:17

Trên bảo hiểm y tế (BHYT) có một ký tự đặc biệt quy định mức hưởng cụ thể khi tham gia khám chữa bệnh của chủ thẻ.

Năm 2024 - Thế giới sẽ đối mặt với thời tiết cực đoan?

Năm 2024 - Thế giới sẽ đối mặt với thời tiết cực đoan?

18/03/2024 16:15

Sau 1 năm chịu tác động mạnh của hiện tượng El Nino, thế giới sẽ có thể chứng kiến hiện tượng La Nina hình thành trong nửa sau năm 2024, kéo theo thời tiết cực đoan ở Thái Bình Dương.

Tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở cai nghiện

Tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở cai nghiện

18/03/2024 16:13

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 1716/VPCP-KGVX ngày 16/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm về kết quả xử lý vụ việc tại Cơ sở cai nghiệm ma túy tỉnh Sóc Trăng.

Cùng hướng tới 'Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời'

Cùng hướng tới 'Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời'

18/03/2024 10:55

Trong tháng 3 đến tháng 5 năm 2024, tại nhiều tỉnh như Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Quảng Trị và Quảng Bình sẽ triển khai chiến dịch truyền thông “Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời".

Hà Nội công khai loạt doanh nghiệp bất động sản nợ bảo hiểm người lao động

Hà Nội công khai loạt doanh nghiệp bất động sản nợ bảo hiểm người lao động

16/03/2024 15:28

Mới đây, BHXH TP Hà Nội công bố danh sách đơn vị chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp từ 1 tháng trở lên trên địa bàn TP Hà Nội tháng 2/2024 . Trong đó, có nhiều doanh nghiệp bất động sản tên tuổi như: Cen Land, Lilama 3, Vinaconex, Công ty CP Kosy…