Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
Vinamilk tiếp tục khẳng định vị trí tiên phong và dẫn đầu của ở cả khía cạnh quản trị lẫn phát triển bền vững qua các kết quả nổi bật tại Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết năm 2024 với hơn 500 doanh nghiệp tham gia.
“Vinamilk tiên phong tiến vào kỷ nguyên xanh”
Đây là nhận định chung của Hội đồng giám khảo Cuộc bình chọn Doanh nghiệp Niêm yết 2024 dành cho Vinamilk. Theo đó, Vinamilk đã có bước tiến lớn trong hành trình phát triển bền vững, thể hiện qua những thành tựu nổi bật về giảm thiểu tác động lên môi trường và trách nhiệm xã hội.
Nhờ đó, doanh nghiệp này vẫn luôn là cái tên được xướng lên tại nhiều hạng mục như Giải nhất Báo cáo phát triển bền vững; Giải Doanh nghiệp báo cáo quản lý khí thải nhà kính tốt nhất; Top 10 Doanh nghiệp quản trị công ty tốt nhất (nhóm vốn hóa lớn) và Giải Doanh nghiệp quản trị công ty vượt trên tuân thủ tại chương trình.
Tại buổi lễ trao giải, ông Lê Hoàng Minh - Giám đốc điều hành Sản xuất kiêm Trưởng dự án Net Zero Vinamilk – cho biết, giải thưởng là sự ghi nhận cho các nỗ lực làm tốt công tác báo cáo và công bố thông tin, thực hành quản trị tốt về môi trường - xã hội - quản trị (ESG) của doanh nghiệp. Qua sự ghi nhận này, doanh nghiệp mong muốn lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy các tổ chức, doanh nghiệp khác hướng tới các chuẩn mực quản trị tiên tiến, minh bạch và phát triển bền vững.
Trên khía cạnh quản trị, Vinamilk được đánh giá cao khi áp dụng các nguyên tắc quản trị công ty vượt trên tuân thủ, tiệm cận với thông lệ quản trị tốt trên thế giới và khu vực của Thẻ Điểm Quản trị Công ty ASEAN (ASEAN Corporate Governance Scorecard). Điều này giúp doanh nghiệp tăng cường tính minh bạch, tạo niềm tin, đảm bảo quyền lợi của cổ đông, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.
Phong độ bền vững suốt 12 năm liền
Từ khi công bố cuốn Báo cáo Phát triển bền vững đầu tiên vào năm 2012 đến nay, Vinamilk luôn là cái tên nằm trong Top 3 công ty được đánh giá tốt nhất. Riêng về hạng mục Công bố thông tin khí thải nhà kính, Vinamilk là doanh nghiệp duy nhất và dẫn đầu trong 3 năm liên tiếp.
Một điểm đáng chú ý khác, mặc dù số lượng báo cáo phát triển bền vững riêng biệt năm nay đã tăng kỷ lục, từ 21 lên 33 đơn vị, nhưng chỉ có 2 doanh nghiệp đặt mục tiêu phát thải dựa theo tiêu chuẩn SBTi (Science Based Targets initiative) trong đó có Vinamilk. Điều này khẳng định cam kết mạnh mẽ của doanh nghiệp về việc giảm phát thải theo các chuẩn mực quốc tế.
BáNet Zero - không chỉ là cam kết
Cuốn báo cáo đạt giải của Vinamilk năm nay có chủ đề “Để tâm hành động - Net Zero 2050” và “Net Zero 2050” cũng là từ khóa nổi bật của năm 2024. Tiến tới mục tiêu Net Zero 2050, doanh nghiệp đang đẩy mạnh việc cắt giảm phát thải trong toàn bộ chuỗi cung ứng cũng như mở rộng các bể hấp thụ carbon thông qua hoạt động trồng rừng.
Vinamilk hợp tác cùng Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và Gaia khoanh nuôi tái sinh 25ha rừng ngập mặn, dự kiến hấp thụ khoảng 62.000-73.000 tấn CO2e (carbon quy đổi).
Cam kết tiến đến Net Zero 2050 được doanh nghiệp chính thức đưa ra từ 2023, nhưng trước đó hơn 10 năm, Vinamilk đã bắt tay triển khai các hành động cắt giảm phát thải khí nhà kính, kiểm kê đo đạc phát thải và xem phát triển bền vững là một chiến lược trong đầu tư các nhà máy, trang trại, công nghệ sản xuất... Điều này tạo cơ sở cho doanh nghiệp đi nhanh hơn trong lộ trình tiến đến Net Zero 2050, mà cụ thể là 3 đơn vị của Vinamilk đã được công nhận trung hòa carbon theo chuẩn quốc tế PAS2060:2014.
Green Farm là mô hình trang trại sinh thái của Vinamilk, được sự đánh giá cao từ các chuyên gia quốc tế về các thực hành phát triển bền vững.
Net Zero được nhận định không chỉ là xu hướng toàn cầu mà còn là chiến lược kinh doanh thông minh, giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế, mở rộng thị trường, quản lý rủi ro và thu hút đầu tư và người tiêu dùng. Như tại Vinamilk, việc sẵn sàng đáp ứng về các yêu cầu liên quan đến báo cáo phát triển bền vững, kiểm kê khí nhà kính hay đạt tiêu chuẩn trung hòa carbon… giúp sản phẩm thương hiệu Việt “rộng cửa” hơn khi khai phá những thị trường mới, đặc biệt là các nước bắt đầu có hàng xào “xanh” cho hàng hóa nhập khẩu....
Cùng chủ đề
Vinamilk: Doanh thu thị trường nước ngoài tăng 15,7%, xuất khẩu tiếp tục là 'lực đẩy'
Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy ‘xanh’ sản xuất ra họp sữa Vinamilk
Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên 'chất' Vinamilk
Tái sinh vỏ hộp sữa, Vinamilk khuyến khích Gen Z, Alpha hành động vì môi trường
Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1 để nhân đôi hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
Kia K5 và Kia Sorento ưu đãi đặc biệt gần nửa tỷ đồng
20/11/2024, 09:51Ngân hàng lại tiếp tục giảm lãi suất cho vay
20/11/2024, 06:25VITAS tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập
19/11/2024, 16:50Giá xăng dầu đồng loạt giảm
14/11/2024, 16:52Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng
13/11/2024, 16:08Xây dựng sản phẩm OCOP lê Tai Nung
13/11/2024, 16:07Mộc Châu mở rộng diện tích trồng rau an toàn
13/11/2024, 16:06Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm 'siêu xanh, siêu xinh' đến từ Vinamilk
Chỉ trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, hơn 11.000 vỏ hộp sữa đã được mang đến khu vực trải nghiệm của Vinamilk để tái chế; người tham gia nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Hiệu quả canh tác cây trồng trên đất dốc
Cải tạo đất, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng mô hình canh tác áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao độ phì nhiêu của đất dốc trồng cây ăn quả. Sau gần 3 năm triển khai, bước đầu giúp bà con nông dân sản xuất theo hướng bền vững.
Hợp tác đưa nông sản vươn xa
Mai Sơn hiện có 204 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, thời gian qua, các hợp tác xã đã phát huy tốt vai trò liên doanh, liên kết, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hiệu quả từ mô hình trồng cây xen canh
Trồng cây xen canh, là mô hình sản xuất được nhân dân xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn áp dụng trồng với cây cà phê, nhằm gia tăng giá trị đất canh tác, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng nguồn thu nhập.
Sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản ở Sông Mã
Sông Mã là huyện có vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, với 10.877 ha. Thời điểm này, nhiều loại cây ăn quả bắt đầu vào vụ thu hoạch. Chính quyền địa phương và nông dân đang tích cực triển khai các phương án kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.
Vai trò của HTX trong sản xuất nông nghiệp
Những năm qua, các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực khai thác các sản phẩm thế mạnh, chủ lực của địa phương; áp dụng những cách làm mới, đầu tư công nghệ hiện đại, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, giúp tăng thu nhập cho các thành viên, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.
HTX tiêu biểu trên cao nguyên Mộc Châu
Đổi mới trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, HTX Nông nghiệp Quyết Thanh đang là đơn vị tiêu biểu trong trồng cây ăn quả và chế biến nâng cao giá trị nông sản, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm OCOP trên vùng đất cao nguyên.
Xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
Huyện Sốp Cộp đang phát huy lợi thế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển nông nghiệp bền vững.
Tiếp sức cho hợp tác xã phát triển
Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) triển khai Dự án “Hợp tác xã liên kết với hộ nông dân để phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững” tại tỉnh Sơn La, tạo cơ hội phát triển cho các HTX, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.