Vũ khí phương Tây khó xoay chuyển chiến trường Ukraine
Pháo phản lực phương Tây đang phát huy ưu thế ở Ukraine, song khó giúp Kiev lật ngược thế cờ trước Nga do số lượng quá ít.

Quân đội Ukraine ở khu vực Kharkov sử dụng thiết bị do Mỹ hỗ trợ để chiến đấu với lực lượng Nga hôm 14/7. Ảnh: AP.
Những vũ khí hiện đại do phương Tây viện trợ đã phần nào giúp quân đội Ukraine kháng cự tốt hơn trước lực lượng Nga. Pháo phản lực Cơ động Cao HIMARS do Mỹ và đồng minh cung cấp đã bắt đầu tấn công vào chuỗi hậu cần sau chiến tuyến, trong đó có các kho đạn.
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết những cuộc tập kích như vậy đã làm chậm đà tiến cũng như bào mòn hỏa lực của quân đội Nga ở mặt trận miền đông, nơi Moskva được đánh giá là đang chiếm ưu thế.
"Ukraine đã tấn công được các cứ điểm của Nga ở nước này, sâu hơn phía sau chiến tuyến và làm gián đoạn khả năng tiến hành các chiến dịch pháo kích", một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ cho hay.
Nhưng liệu việc phá hủy các kho vũ khí và trung tâm chỉ huy có đủ làm suy yếu năng lực tác chiến của Nga ở Ukraine và thay đổi cục diện chiến trường, tránh được một cuộc chiến dai dẳng hay không vẫn là câu hỏi cốt lõi chưa có lời đáp đối với NATO.
Họ gần đây đã chuyển sang cung cấp các thiết bị chính xác hơn, tầm xa và đắt tiền hơn cho Kiev. Các chuyên gia "đang tiến hành rất nhiều đánh giá, phân tích về những vũ khí nào hiệu quả nhất mà họ có thể hỗ trợ" Ukraine, một quan chức tình báo cấp cao phương Tây giấu tên cho hay, thêm rằng những khí tài này phải được sử dụng dễ dàng mà không cần đào tạo chuyên sâu, đồng thời dễ bảo trì, sửa chữa.
Rob Lee, chuyên gia cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, Mỹ, cho biết HIMARS và các hệ thống tương tự đã có tác động ngay lập tức đến cuộc xung đột, làm suy giảm đáng kể lợi thế của Nga về pháo tầm xa, điều từng giúp Moskva đạt được nhiều bước tiến trong tháng 5 và tháng 6.
Quân đội Ukraine cũng đồng tình. "Vũ khí của chúng tôi đã tấn công chính xác và gây tổn thất lớn, làm thay đổi cục diện chiến trường", trung úy Valentyn Koval, một sĩ quan điều khiển tổ hợp HIMARS, tuyên bố.
Tình báo Ukraine nói rằng lực lượng Nga đã bị choáng ngợp và mất tinh thần trước tầm bắn và độ chính xác của các tên lửa mới do phương Tây viện trợ Ukraine.
Theo Rob Lee, Nga có ít hệ thống phòng thủ chống lại pháo phản lực hiện đại của phương Tây vì chúng có thể bắn nhanh và di chuyển lập tức ra khỏi tầm bắn của pháo binh đối phương. Chúng cũng có thể hoạt động vào ban đêm, khiến máy bay không người lái Nga khó phát hiện hơn.
Mức độ hiệu quả của vũ khí phương Tây khi thực hiện các cuộc tấn công chính xác vào loạt mục tiêu giá trị cao của Nga sẽ trở nên rõ ràng hơn trong những tuần tới. Một số nhà phân tích tình báo cho hay họ đã nhìn thấy những dấu hiệu thay đổi trong chiến thuật của Nga, có thể bắt nguồn từ tình trạng thiếu hụt pháo binh do các cuộc tập kích từ phía Ukraine.
Lee cho rằng HIMARS dường như đã gây khó khăn đáng kể cho quân đội Nga. Nhưng ông cảnh báo điều đó không đồng nghĩa là Ukraine sẽ có thể xoay chuyển cục diện chiến trường và giành lại lãnh thổ. Để làm được điều này, Ukraine phải tập hợp được số lượng đủ lớn các đơn vị quân đội, pháo binh được đào tạo bài bản và có đủ đạn dược.
Mỹ cam kết chuyển 12 tổ hợp HIMARS cho Ukraine, nhưng tới nay mới có 8 tổ hợp đến tay Kiev. Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine Oleksii Danilov nói rằng nếu Kiev có 50 tổ hợp HIMARS, "đó sẽ là câu chuyện hoàn toàn khác".
Nhưng các nước phương Tây khó cung cấp lượng lớn HIMARS như vậy cho Ukraine bởi chúng đắt đỏ, nguồn cung không đủ đáp ứng và thường bị hạn chế xuất khẩu.
TIN LIÊN QUAN

Trao đổi thương mại Nga-EU hiện giờ ra sao?
01/04/2023, 07:28
Politico: Mỹ bác bỏ lời kêu gọi hạ trần giá dầu Nga
01/04/2023, 07:23
Nhật-Mỹ ký Hiệp định về trao đổi các vật liệu tối quan trọng và pin điện
30/03/2023, 12:46
Thổ Nhĩ Kỳ cần thêm dầu từ Nga và Iran sau khi thua kiện?
28/03/2023, 07:09
Pháp - Đức tranh cãi căng thẳng về điện hạt nhân và xe điện
27/03/2023, 06:31
Liệu EU có tiếp tục giảm nhu cầu khí đốt trong tương lai?
25/03/2023, 07:56
Trung Quốc hưởng lợi gì từ lệnh trừng phạt xuất khẩu năng lượng Nga?
24/03/2023, 06:23
Xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang châu Âu đạt mức cao kỷ lục
23/03/2023, 07:06
Iran mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào các dự án dầu khí
22/03/2023, 06:47Lạm phát tại Pháp tăng cao kỷ lục
Theo Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Pháp (Insee), nền kinh tế nước này lại tiếp tục bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ lạm phát tăng cao kỷ lục trong tháng 2.
Mỹ phê duyệt dự án khai thác dầu gây tranh cãi tại Alaska
Thứ Hai vừa qua, Chính phủ Mỹ đã phê duyệt dự án khoan dầu lớn ở Alaska có tên là Willow, do gã khổng lồ năng lượng ConocoPhillips của Mỹ thực hiện.
Các lệnh trừng phạt của G7 và EU với dầu khí của Nga đã thất bại như thế nào?
Vào tháng 2/2023, doanh thu dầu mỏ của Nga đã giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái dưới tác động từ các lệnh trừng phạt của G7 và Liên minh châu Âu, mặc dù nước này vẫn xuất khẩu cùng một khối lượng, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết hôm thứ Tư.
Tổng thống Biden hứa sẽ trừng phạt lãnh đạo của SVB và Signature Bank
Tổng thống Joe Biden ngày 13/3 cho biết cơ quan quản lý đang thực hiện các biện pháp khẩn cấp nhằm bảo toàn tiền gửi ngân hàng và thuyết phục người dân Mỹ tin vào sự an toàn của hệ thống ngân hàng sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank.
Xuất khẩu của Mỹ sang Nga giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm
Dữ liệu từ Cục Phân tích Kinh tế Mỹ cho thấy xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Nga tiếp tục sụt giảm, thậm chí xuống mức thấp kỷ lục 44,6 triệu USD vào tháng 1/2023.
Mỹ có thể ban hành lệnh cấm khai thác dầu ở Alaska
Chính quyền của Tổng thống Biden vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về dự án dầu khổng lồ Willow của Tập đoàn ConocoPhillips ở Tây Bắc Alaska.
Chiến lược mới của Pháp ở châu Phi trước sức ép từ Nga và Trung Quốc
Trong chuyến công du châu Phi từ ngày 1/3 đến 5/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dành 5 ngày thăm Gabon, Angola, Cộng hòa Congo và Cộng hòa Dân chủ Congo, để nói về chiến lược mới trong quan hệ ngoại giao với châu Phi và việc giảm dần sự hiện diện quân đội Pháp ở châu Phi.
Tổng hợp diễn biến thị trường dầu mỏ sau 1 năm chiến sự Nga – Ukraine
Một năm sau chiến sự ở Ukraine và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã khiến thị trường dầu mỏ ngày càng trở nên phân mảnh và bấp bênh, với mức giá dầu trung bình cao hơn trong tương lai.
Kinh tế Nga sau một năm bị phương Tây trừng phạt
Một số quốc gia đã áp lệnh trừng phạt đối với Nga sau khi nước này bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt vào ngày 24/2/2022, với mong muốn tước đi khả năng tài chính của Moscow trong cuộc tấn công chống lại Kiev. Xung đột ở Ukraine đã kéo dài hơn một năm và ngày càng có nhiều câu hỏi được đặt ra về tính hiệu quả của các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với Moscow.