Áp trần giá dầu Nga, Mỹ và EU 'thích đủ thứ'
Các nước EU và G7 hiện đang tranh cãi về giới hạn giá dầu toàn cầu của Nga. Họ vừa muốn áp đặt mức giá bán ra của dầu Nga lại muốn điều này không khiến thị trường tăng giá vì Moscow cắt nguồn cung. Theo tờ báo Die Welt, phương Tây không đủ khả năng để làm điều đó.
Mỹ, EU và G7 đang chịu áp lực. Ngay cả trước khi Washington ngừng phần lớn công việc vào tuần lễ Tạ ơn này, các nước G7 có thể đạt được đồng thuận về giới hạn giá dầu toàn cầu của Nga để nó có thể có hiệu lực vào đầu tháng 12. Hôm thứ Tư tuần này, G7, các quốc gia EU và Australia đã xem xét về các biện pháp trừng phạt dầu mỏ của Nga trong một loạt cuộc họp. Giới hạn giá nhằm đáp ứng ba mục tiêu là một điểm gây tranh cãi cho đến khi kết thúc các cuộc thảo luận. Dầu của Nga phải tiếp tục được giao dịch trên thị trường thế giới để duy trì nguồn cung dầu toàn cầu ở mức cao và ngăn chặn tình trạng tăng giá khi dầu thiếu hụt. Đồng thời, giới hạn này nhằm đảm bảo rằng Nga thu được khoản tiền ít nhất có thể từ hoạt động dầu mỏ để nước này không thể sử dụng nguồn thu vào cuộc chiến ở Ukraine. Tờ Die Welt cho biết: “Các nước EU và G7 không thể đưa ra câu trả lời cho câu hỏi về giới hạn này, họ thích tranh luận về biện pháp này”.
Các nhà kinh tế cho rằng sản lượng dầu của Nga hấp dẫn về mặt kinh tế với mức giá 30 USD/thùng, do đó các nhà sản xuất Nga không bị thiệt hại từ việc khai thác và bán dầu. Trên thực tế, Die Welt chỉ ra rằng ngân sách của nước Nga được dự kiến cho giá dầu từ 50 đến 60 USD/thùng. Mức giá thấp hơn có nghĩa đây là một cú sốc lớn đối với ngân sách quốc gia và cả nền kinh tế Nga. Phương Tây cho rằng, Tổng thống Vladimir Putin phải đối mặt với những khó khăn đáng kể trong việc cấp vốn cho cuộc chiến ở Ukraine - đặc biệt là ông còn phải trả tiền cho hàng trăm nghìn quân dự bị vừa được triệu tập.
Các phương tiện truyền thông Đức đưa tin, một số quốc gia EU đã cố gắng đưa ra mức giá thấp nhất có thể trong các cuộc đàm phán, chỉ cao hơn chi phí sản xuất. Một nhà ngoại giao đến từ Đông Âu đã đưa ra mức giá là 20 USD/thùng. Một vài tuần trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ, Janet Yellen đã đưa ra mức giá cao hơn nhiều là 60 USD. Gần đây hơn, các nước EU đã thảo luận giá từ 65-70 USD/thùng.
Có những nghi ngờ về khả năng giới hạn giá dầu của Nga. Mặc dù G7, Australia và EU muốn đạt được một thỏa thuận trong tương lai gần, các chuyên gia cho rằng vẫn chưa chắc chắn liệu các lệnh trừng phạt toàn cầu mới có thực sự được thực thi hay không. Họ có rất nhiều nghi ngờ. Ông Louis Wilson thuộc tổ chức phi chính phủ Global Witness cho biết: “Chúng tôi rất nghi ngờ về khả năng áp dụng những quy tắc phức tạp này”. Ông nói thêm: “Đây là một trong những chế tài phức tạp nhất từ trước đến nay, chế tài càng phức tạp thì càng khó giám sát và tuân thủ theo”.
Tờ Die Welt cho biết: “Trên thực tế, Mỹ đang cố gắng dung hòa các lệnh trừng phạt và lợi ích của chính mình với việc giới hạn giá”, trong đó nêu rõ kể từ ngày 5/12/2022, các lệnh trừng phạt của EU sẽ cấm vận chuyển, bảo hiểm và tài trợ cho các chuyến hàng chở dầu của Nga. Lệnh cấm bảo hiểm đặc biệt gây khó khăn cho Nga: theo tổ chức Global Witness, 80% các chuyến giao hàng bằng tàu chở dầu của Nga hiện do các công ty bảo hiểm ở London, Luxembourg, Thụy Điển và Na Uy chi trả.
Ban đầu, lệnh cấm bảo hiểm sẽ làm tê liệt phần lớn hoạt động thương mại của dầu Nga. Tuy nhiên, chính phủ Hoa Kỳ không muốn phong tỏa hoạt động thương mại của dầu Nga vì họ lo ngại giá dầu và khí đốt toàn cầu sẽ tăng nếu nguồn cung của Nga không còn trên thị trường thế giới. Thay vào đó, Mỹ dựa vào giới hạn giá dầu và giành được ưu thế ở Brussels.
Một biện pháp không thể kiềm chế được Nga. Hiện tại, các chuyến giao dầu của Nga trong tương lai dự kiến rằng sẽ chỉ có thể được vận chuyển, bảo hiểm và tài trợ trên toàn thế giới nếu giá vẫn dưới mức trần. Die Welt cảnh báo, biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp ở EU, các nước G7 và Úc cũng như ảnh hưởng đến việc giao hàng trên khắp thế giới. Hơn nữa, các nhà sản xuất, nhà môi giới và công ty bảo hiểm của Nga ở châu Âu, các công ty bảo hiểm thay thế ở Thổ Nhĩ Kỳ và Dubai cũng sẽ phải chấp nhận giới hạn giá. “Không ai trong ba nhóm này quan tâm đến việc tuân theo các quy tắc. Nếu chỉ một trong hai nhóm này không tuân thủ, toàn bộ hệ thống sẽ sụp đổ”, Louis Wilson khẳng định.
Đặc biệt, các quốc gia EU thiếu năng lực để kiểm soát các quy tắc. EU để lại phần lớn quyền kiểm soát và thực thi các biện pháp trừng phạt cho các quốc gia thành viên. Họ giải thích: “Mỹ sẽ thực thi giới hạn giá dầu và các lệnh trừng phạt khác một cách hợp lý, nhưng các tổ chức của EU không mạnh bằng của Mỹ”. Sự thành công của giới hạn giá phụ thuộc vào việc Mỹ sẵn sàng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các doanh nghiệp từ các bên thứ ba. Câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các khách hàng dầu mỏ, các công ty vận chuyển và công ty bảo hiểm ở Trung Quốc hoặc Ấn Độ hay không. Đây là một thách thức chính trị. Vì vậy, sẽ rất thú vị khi xem Mỹ và các chính phủ khác sẵn sàng đi bao xa.
Tờ Continental Observer mới đây có bài báo: “Châu Âu và Mỹ đang hướng tới một cuộc chiến thương mại”. Mỹ cần dầu của Nga để duy trì sự ổn định nhất định trong cung và cầu, không muốn thấy giá cả tăng lên mức cao tột đỉnh, điều này sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng trong nước, trong khi vào tháng 8/2021, nước này đã thông qua Đạo luật Giảm lạm phát năm 2022 (IRA) để kiềm chế lạm phát bằng cách giảm thâm hụt, giảm giá các đơn thuốc và đầu tư vào sản xuất năng lượng trong nước, đồng thời thúc đẩy năng lượng sạch và tạo việc làm.
Bất kể giới hạn giá dầu toàn cầu như thế nào, EU không còn muốn nhập khẩu dầu của Nga bằng tàu biển kể từ đầu tháng 12. Các trường hợp ngoại lệ có thể xảy ra đối với dầu vào EU qua đường ống, mục đích chính là để các nước Trung và Đông Âu không có đường ra biển đưa ra yêu cầu. Đối với các sản phẩm dầu khác từ các nhà máy lọc dầu của Nga, thậm chí còn khó thay thế hơn dầu thô của Nga, lệnh cấm nhập khẩu sẽ không có hiệu lực cho đến đầu 2/2023.
Kể từ 5/12/2022, các doanh nghiệp của EU cũng sẽ không còn được phép vận chuyển dầu của Nga đến các quốc gia bên ngoài EU, cũng như đảm bảo hoặc tài trợ cho việc giao hàng tương ứng - trừ khi lô hàng tuân thủ các quy định giới hạn giá của G7. Khi các lệnh trừng phạt này trở thành một thách thức, chúng có thể không được thực thi, đặc biệt là khi châu Âu và Mỹ tiến tới một cuộc chiến thương mại.
Ngân hàng Goldman Sachs rút khỏi liên minh Net Zero
09/12/2024, 07:00Tàu vận chuyển khí CO2 hóa lỏng đầu tiên trên thế giới
04/12/2024, 06:15Châu Âu cảnh báo một số nước không tuân thủ các quy định về năng lượng
22/11/2024, 06:15Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
20/11/2024, 06:27CEO Vitol dự báo giá dầu năm 2025
08/11/2024, 13:26Tổng thống Putin đề xuất chiến lược kinh tế mới cho BRICS
25/10/2024, 11:34Ngân hàng Thế giới “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong 10 năm tới
Ngân hàng Thế giới (WB) đã bỏ phiếu vào thứ Ba (15/10) để thay đổi các quy định cho vay nhằm “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong thập kỷ tới để giúp các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác, Chủ tịch WB Ajay Banga nói với Reuters NEXT.
Việt Nam - Lào hợp tác phòng chống tội phạm
Ngày 14/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Công an Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị song phương cấp Bộ trưởng giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào về hợp tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phòng, chống ma túy.
Bão Milton đổ bộ Florida với sức gió hơn 190 km/ giờ
Milton hiện vẫn là cơn bão cấp 3 với sức gió 115 dặm/giờ (hơn 190km/h) sau khoảng nửa giờ đổ bộ. Cơn bão di chuyển theo hướng đông-đông bắc với tốc độ 15 dặm/giờ, mang theo sóng lớn, gió cực mạnh và lũ quét đe dọa tính mạng.
Xuất khẩu LNG của Bắc Mỹ tăng gấp đôi trong những năm tới
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) mới đây cho biết công suất xuất khẩu LNG ở Bắc Mỹ sẽ tăng gấp đôi trong vòng ba năm tới lên 24,4 tỷ feet khối mỗi ngày (Bcf/d) so với mức của năm 2023.
Diễn biến thị trường dầu thô thế giới tuần qua
Giá dầu tương lai giảm vào thứ Sáu (30/8), ghi nhận mức giảm trong 2 tháng liên tiếp, do lo ngại về nhu cầu về dầu sẽ giảm bất chấp nguồn cung gián đoạn từ Libya.
Bhutan - Quốc gia “xanh” duy nhất trên thế giới
Giữa bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức to lớn từ biến đổi khí hậu, Bhutan là hình mẫu toàn cầu về bảo vệ môi trường khi đạt mức carbon âm tính nhờ bảo tồn rừng và phát triển hiệu quả.
Lo ngại mưa bão diễn biến bất thường, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo khẩn
Càng về cuối năm, xác suất xuất hiện La Nina lại càng lớn, tăng nguy cơ xảy ra mưa, bão, lũ với nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở các sân bay khu vực miền Trung.
Mỹ tăng mạnh nhập khẩu cá ngừ đóng hộp từ Việt Nam
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), xuất khẩu (XK) cá ngừ đóng hộp của Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng trưởng cao trong những tháng đầu 2024. Chỉ tính riêng trong tháng 4/2024, XK cá ngừ đóng hộp sang thị trường này tăng 127%, đạt hơn 10 triệu USD.
Ngành công nghiệp dầu khí Mỹ được lợi gì nếu ông Trump tái đắc cử?
Khi hàng trăm nhà khoa học khí hậu quốc tế dự báo hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ vượt qua ngưỡng nguy hiểm, ngành dầu khí đang chuẩn bị cho nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Donald Trump với một loạt sắc lệnh hành pháp sẵn sàng được ký vào ngày đầu tái đắc cử.