Châu Phi: Cứu tinh cho thị trường năng lượng toàn cầu?
Trong bối cảnh xu hướng năng lượng toàn cầu thay đổi liên tục, nhiều nhà phân tích đã nhìn nhận tầm quan trọng của châu Phi trên bàn cờ dầu khí toàn cầu.
Công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie (Anh) đã công bố một báo cáo phân tích về tiềm năng của châu Phi. Theo đó, với đà phát triển hiện nay, châu Phi sẽ có đủ năng lực để trở thành nhà cung cấp năng lượng toàn cầu trong trung và dài hạn.
Nghiên cứu này đưa kết luận dựa trên nhiều cơ sở, trong đó có “tiềm năng tài nguyên khổng lồ chưa được khai thác” ở châu Phi. Thật vậy, trong giai đoạn năm 2010-2020, các công ty thăm dò đã phát hiện được khoảng 61 tỷ thùng dầu tương đương trên toàn lục địa này.

Theo công ty, con số này cao xấp xỉ 2 lần tổng tiềm năng dầu mỏ đã được khám phá tại các lục địa khác trong cùng thời kỳ. Không chỉ vậy, con số này dự báo sẽ còn tăng lên đáng kể, nhờ vào các hoạt động thăm dò thành công ở các quốc gia như Namibia hoặc Bờ Biển Ngà - hai quốc gia tìm thấy trữ lượng dầu thô lớn chỉ trong những tháng gần đây.
Mặt khác, trong hai năm qua, thế giới đang có xu hướng tăng đầu tư vào phân khúc thượng nguồn ở châu Phi và giảm đầu tư vào các khu vực khác trên thế giới.
Từ xu hướng này, Wood Mackenzie đưa dự báo như sau: Từ nay cho đến năm 2025, nếu các nước Namibia, Bờ Biển Ngà, Senegal, Mozambique, Uganda và Nam Phi tiếp tục phát triển tiềm năng hydrocarbon, ngân sách đổ vào các hoạt động ở phân khúc thượng nguồn châu Phi sẽ tăng gấp đôi.
Theo Wood Mackenzie, chính phủ của các quốc gia trên phải nắm bắt những cơ hội này, duy trì động lực và đẩy nhanh tiến độ bằng cách đưa ra những chiến lược giúp tối đa hóa nguồn thu từ nguồn hydrocarbon của họ trong dài hạn.
Thật vậy, ông Simon Flowers - Chủ tịch kiêm Trưởng phòng Phân tích Wood Mackenzie nhấn mạnh: “Châu Phi cần phải giảm bớt thủ tục giấy tờ để cấp và phê duyệt giấy phép khai thác; đảm bảo khu vực có chuỗi cung ứng và dịch vụ thích ứng với nhu cầu; củng cố niềm tin của các nhà đầu tư thông qua hoạt động minh bạch, uy tín và quản trị tốt; khích lệ các nhà đầu tư bằng nguồn tài chính ổn định và các điều kiện rõ ràng”.
Hiện nay, nhiều nhà lãnh đạo của châu Phi đã thể hiện rõ quyết tâm tạo lợi nhuận từ các nguồn hydrocarbon để kích thích tăng trưởng kinh tế và nhiều mảng khác. Dù vậy, các nước sản xuất dầu tương lai của châu Phi có chung một thách thức: Tìm cách phát triển bền vững qua việc khai thác dầu kết hợp với đáp ứng các cam kết về khí hậu.

Thổ Nhĩ Kỳ cần thêm dầu từ Nga và Iran sau khi thua kiện?
28/03/2023, 07:09
Pháp - Đức tranh cãi căng thẳng về điện hạt nhân và xe điện
27/03/2023, 06:31
Liệu EU có tiếp tục giảm nhu cầu khí đốt trong tương lai?
25/03/2023, 07:56
Trung Quốc hưởng lợi gì từ lệnh trừng phạt xuất khẩu năng lượng Nga?
24/03/2023, 06:23
Xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang châu Âu đạt mức cao kỷ lục
23/03/2023, 07:06
Iran mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào các dự án dầu khí
22/03/2023, 06:47
Lạm phát tại Pháp tăng cao kỷ lục
20/03/2023, 06:19
Mỹ phê duyệt dự án khai thác dầu gây tranh cãi tại Alaska
18/03/2023, 06:31Tổng thống Biden hứa sẽ trừng phạt lãnh đạo của SVB và Signature Bank
Tổng thống Joe Biden ngày 13/3 cho biết cơ quan quản lý đang thực hiện các biện pháp khẩn cấp nhằm bảo toàn tiền gửi ngân hàng và thuyết phục người dân Mỹ tin vào sự an toàn của hệ thống ngân hàng sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank.
Xuất khẩu của Mỹ sang Nga giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm
Dữ liệu từ Cục Phân tích Kinh tế Mỹ cho thấy xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Nga tiếp tục sụt giảm, thậm chí xuống mức thấp kỷ lục 44,6 triệu USD vào tháng 1/2023.
Mỹ có thể ban hành lệnh cấm khai thác dầu ở Alaska
Chính quyền của Tổng thống Biden vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về dự án dầu khổng lồ Willow của Tập đoàn ConocoPhillips ở Tây Bắc Alaska.
Chiến lược mới của Pháp ở châu Phi trước sức ép từ Nga và Trung Quốc
Trong chuyến công du châu Phi từ ngày 1/3 đến 5/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dành 5 ngày thăm Gabon, Angola, Cộng hòa Congo và Cộng hòa Dân chủ Congo, để nói về chiến lược mới trong quan hệ ngoại giao với châu Phi và việc giảm dần sự hiện diện quân đội Pháp ở châu Phi.
Tổng hợp diễn biến thị trường dầu mỏ sau 1 năm chiến sự Nga – Ukraine
Một năm sau chiến sự ở Ukraine và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã khiến thị trường dầu mỏ ngày càng trở nên phân mảnh và bấp bênh, với mức giá dầu trung bình cao hơn trong tương lai.
Kinh tế Nga sau một năm bị phương Tây trừng phạt
Một số quốc gia đã áp lệnh trừng phạt đối với Nga sau khi nước này bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt vào ngày 24/2/2022, với mong muốn tước đi khả năng tài chính của Moscow trong cuộc tấn công chống lại Kiev. Xung đột ở Ukraine đã kéo dài hơn một năm và ngày càng có nhiều câu hỏi được đặt ra về tính hiệu quả của các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với Moscow.
OPEC không cần thiết phải bù đắp cho lượng dầu cắt giảm của Nga
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) không cần phải tăng sản lượng dầu để bù đắp cho việc Nga cắt giảm 500.000 thùng mỗi ngày, theo Bộ trưởng Dầu khí Angola.
Iran: Xuất khẩu dầu thô tiếp tục tăng mạnh bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ
Xuất khẩu dầu thô của Iran sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những tháng tới bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngành năng lượng nước này, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Owji cho biết.
Giá dầu giảm sau khi Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng
Giá dầu giảm trong phiên giao dịch ngày 6/3 sau khi Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng thấp hơn dự kiến ở mức khoảng 5%.