Cứ 1 phút trôi qua, thế giới mất đi diện tích rừng nguyên sinh bằng 10 sân bóng đá
Theo báo cáo do các nhà nghiên cứu của Viện Tài nguyên thế giới (WRI) và Đại học Maryland vừa công bố, thế giới mất đi diện tích rừng nguyên sinh tương đương 10 sân bóng đá trong vòng 1 phút.
Báo cáo được công bố ngày 4/4 đã chỉ ra bức tranh kém tươi sáng về tình trạng rừng nguyên sinh trên toàn cầu, dù cuộc chiến chống nạn phá rừng Amazon đã đạt được những tiến bộ đáng khích lệ.
Mặc cho các nước đã cam kết bảo vệ hệ sinh thái thiên nhiên nhưng tỷ lệ mất rừng nhiệt đới vẫn rất cao. Năm 2023, khoảng 3,7 triệu ha rừng nhiệt đới nguyên sinh đã mất, gần bằng diện tích của Bhutan. Brazil, Cộng hòa dân chủ Công-gô, và Bolivia là những nước mất nhiều diện tích rừng nguyên sinh nhất.
Trong năm ngoái, Brazil ghi nhận tỷ lệ mất rừng nguyên sinh giảm 36% so với năm 2022. Mức giảm đáng kể này rõ nhất ở rừng Amazon, vốn được ví là "lá phổi xanh" của Trái Đất khi cung cấp khoảng 20% lượng khí oxy và hấp thu 26.000 tấn vật chất gây ô nhiễm không khí mỗi năm.
Con số trên được ghi nhận trong năm đầu tiên Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva lên nắm quyền, với cam kết bảo vệ rừng Amazon và khôi phục các biện pháp bảo vệ rừng.
Nghiên cứu của Global Forest Watch của Viện Tài nguyên Thế cho thấy, diện tích rừng giảm đáng kể ở Brazil và Colombia, được bù lại bằng sự gia tăng diện tích rừng ở Indonesia, Lào và Bolivia, cùng các quốc gia khác.
Hỏa hoạn một lần nữa thúc đẩy xu hướng mất rừng bên ngoài vùng nhiệt đới, với câu chuyện cháy rừng đáng lo ngại nhất vào năm 2023 diễn ra ở Canada. Giống như nhiều khu vực trên thế giới, hạn hán lan rộng và nhiệt độ tăng cao do biến đổi khí hậu đã lan rộng khắp Canada. Điều này dẫn đến mùa cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử và tỷ lệ mất độ che phủ của cây do cháy rừng tăng gấp 5 lần trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến năm 2023.
Những con số trên đã báo động vì rừng nhiệt đới nguyên sinh được coi là lá phổi sống quan trọng của thiên nhiên, hấp thụ một lượng lớn carbon dioxide (CO2) – loại khí thải là tác nhân gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu. Rừng rậm nhiệt đới cũng đóng vai trò điều hòa khí hậu khu vực và địa phương, cũng như là "ngôi nhà" của phần lớn các loài thực vật và động vật trên thế giới, đồng thời lọc không khí và nước.
Chuyên gia Mikaela Weisse, Giám đốc Cơ quan Theo dõi rừng toàn cầu của WRI, cho biết thế giới đã tiến hai bước nhưng đồng thời cũng lùi hai bước khi tình trạng phá rừng ở Brazil và Colombia đã giảm đáng kể, diện tích rừng nhiệt đới bị mất ở những nơi khác lại gia tăng.
Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP26), khi hơn 140 quốc gia nhất trí ngăn chặn và đẩy lùi nạn phá rừng vào năm 2030. Tuy nhiên, diện tích rừng bị mất đã cao hơn gần 2 triệu ha rừng so với mức cần giảm để đạt được mục tiêu này.
Khí metan đang rò rỉ với tốc độ khủng khiếp khắp nơi trên hành tinh
05/12/2024, 14:13Nhiệt độ toàn cầu đang tăng lên mức đáng báo động
04/12/2024, 06:14Hôm nay, Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8
30/11/2024, 14:001.300 bệnh nhân khó khăn được hỗ trợ mổ tim và mắt từ Vinamilk
28/11/2024, 15:49Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé
26/11/2024, 10:33Không khí lạnh ở miền Bắc những ngày tới diễn biến thế nào?
23/11/2024, 11:45Mùa đông Hà Nội mang theo cái lạnh kèm theo những lớp bụi mịn dày đặc
19/11/2024, 14:15Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 20.3 lần ngưỡng an toàn
Nhiều nơi ở Hà Nội có chất lượng không khí xấu, nồng độ bụi mịn PM2.5 gấp 20.3 lần mức cho phép. Air Visual xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ ba thế giới trong ngày 14/11.
Hà Nội đang trong những ngày ô nhiễm, bụi mịn gây nguy hại sức khỏe
Hà Nội đang trong thời tiết khô hanh và khó chịu nhất trong năm, không khí có độ ẩm thấp, bụi xuất hiện "trắng trời", cần đề phòng các nguy cơ bệnh hô hấp.
Bắt pen, hít dầu gió - Những trend nguy hiểm
Trend là thuật ngữ chỉ việc bắt chước hoặc chạy theo các xu hướng nổi bật trên mạng xã hội, nhận nhiều sự quan tâm. Tùy thuộc mức độ hưởng ứng mà trend tồn tại từ vài ngày đến vài tháng.
Hôm nay (22/10), Quốc hội xem xét phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025
Theo chương trình làm việc, sáng nay Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe trình bày Báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
Mùa ô nhiễm không khí kéo dài cả nửa năm gây nguy hại đến sức khỏe
Từ đầu tháng 10, có nhiều thời điểm, nhiều vị trí, chỉ số chất lượng không khí đã lên đến 197, tương ứng với thang màu đỏ. Đây là chỉ số thể hiện chất lượng không khí ở mức xấu.
Những năm gần đây chất lượng không khí tại Hà Nội ô nhiễm ở ngưỡng nghiêm trọng
Tại Hà Nội, những năm gần đây cứ đến mùa Thu - Đông thì chất lượng không khí lại ô nhiễm ở ngưỡng nghiêm trọng.
Hà Nội chìm trong tình trạng ô nhiễm không khí
Chỉ số từ các trạm quan trắc không khí tại Hà Nội cho thấy chất lượng không khí đang ở ngưỡng xấu, kém. Theo các chuyên gia, điều này tác động xấu tới sức khỏe.
Dự báo đợt ô nhiễm không khí ở miền Bắc sẽ kéo dài đến đầu năm sau
Tình trạng ô nhiễm không khí đã quay trở lại Hà Nội làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân khi hàng loạt các điểm đo cảnh báo nguy hại.
Cảnh báo cháy rừng cấp nguy hiểm tại Chí Linh và Kinh Môn
Chi cục Kiểm lâm Hải Dương vừa phát đi cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp nguy hiểm tại TP.Chí Linh và thị xã Kinh Môn. Hai địa phương này hiện có 10 khu vực nguy cơ cao cháy rừng.