Điểm tin Môi trường ngày 8/9: Hồ Biển Lạc không phải công trình thủy lợi lãng phí
Dự kiến chuyển đổi 1.600 ha đất rừng làm hồ thủy lợi La Ngà 3; Hà Nội chuyển đổi gần 300ha đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp; Hồ Biển Lạc không phải công trình thủy lợi lãng phí; Cả nước xuất hiện mưa dông kéo dài.
Dự kiến chuyển đổi 1.600 ha đất rừng làm hồ thủy lợi La Ngà 3; Hà Nội chuyển đổi gần 300ha đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp; Hồ Biển Lạc không phải công trình thủy lợi lãng phí; Cả nước xuất hiện mưa dông kéo dài;... đó là những thông tin về Môi trường trong ngày 8/9 Tạp chí Điện tử Kinh tế Môi trường tổng hợp lại trong ngày.
Dự kiến chuyển đổi 1.600 ha đất rừng làm hồ thủy lợi La Ngà 3
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Thuận liên quan đến việc triển khai thực hiện dự án hồ La Ngà 3. Trong văn bản này, Bộ NN&PTNT thông báo thực hiện theo thông báo số 379 ngày 24-10-2019 của Văn phòng Chính phủ.

Phối cảnh minh họa hồ thủy lợi La Ngà 3.
Bộ đã ra quyết định giao cho Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 7 trách nhiệm chuẩn bị đầu tư dự án hồ La Ngà 3. Đến thời điểm hiện tại, Ban đã hoàn thành cơ bản hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án.
Để xây dựng dự án hồ La Ngà 3, dự kiến cần sử dụng tổng diện tích đất là 2.128,2 ha. Diện tích này bao gồm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
Trong đó, diện tích đất nông nghiệp dự kiến là 1.379,6 ha, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp (596,1 ha), đất lâm nghiệp (577,1 ha) và đất nuôi trồng thủy sản (0,2 ha), cùng với đất nông nghiệp khác (206,3 ha). Bộ NN&PTNT cũng xác định diện tích chuyển đổi từ rừng dự kiến là 1.608,75 ha, trong đó có diện tích rừng tự nhiên (1.537,25 ha) và rừng trồng (71,50 ha).
Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cũng đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận giải quyết dứt điểm trong năm 2023 các vấn đề liên quan đến dừng đầu tư thủy điện La Ngâu để tiến hành đầu tư xây dựng hồ chứa nước La Ngà 3.
Hà Nội chuyển đổi gần 300ha đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4278/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Phúc Thọ.
Theo đó, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ chuyển mục đích sử dụng đất đối với 325,78ha. Trong số đó, diện tích chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp là 25,87ha.
Còn lại 299,91ha là đất nông nghiệp chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp gồm đất trồng lúa là 270,81ha; đất trồng cây hàng năm khác là 23,76ha; đất trồng cây lâu năm là 3,04ha; đất nuôi trồng thủy sản là 2,29ha.
Hồ Biển Lạc không phải công trình thủy lợi lãng phí

Hồ Biển Lạc không phải là công trình thủy lợi lãng phí.
Ngày 8/9, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình Thủy lợi Bình Thuận (Công ty) có báo cáo gửi Sở TT&TT, Sở NN&PTNT liên quan đến thông tin cho rằng hồ Biển Lạc, huyện Tánh Linh là công trình thủy lợi, đầu tư hàng chục tỉ đồng nhưng bỏ hoang lãng phí.
Báo cáo khẳng định, hồ Biển Lạc trước đây và đến thời điểm hiện nay vẫn là hồ tự nhiên, chưa phải là hồ thủy lợi nên phần diện tích trong hồ không do Công ty quản lý.
Cả nước xuất hiện mưa dông kéo dài
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 8/9, ở khu vực miền Tây Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to.
Dự báo, từ chiều tối 8/9 đến ngày 9/9 ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa 20 - 40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều tối và đêm). Cảnh báo từ ngày 12-14/9, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng xảy ra mưa dông diện rộng, cục bộ có mưa to đến rất to; từ ngày 15/9 mưa giảm dần.

Legend Valley Hotel tại Hà Nam: Điểm đến sự kiện và nghỉ dưỡng lý tưởng
12/04/2025, 18:14
Không khí lạnh cuối mùa: Nơi nào lạnh nhất?
12/04/2025, 06:32
Dâng bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng
07/04/2025, 17:08
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
07/04/2025, 17:04
Trưng bày nhiều hiện vật Chuyên đề Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
06/04/2025, 14:41
Năm 2025 dự báo sẽ có thêm nhiều thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu
03/04/2025, 16:00
Cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm ở nhiều khu vực
03/04/2025, 15:57
Doanh nghiệp thủy sản 'sốc' với thuế đối ứng của Mỹ
03/04/2025, 15:52Bộ Xây dựng yêu cầu TP.HCM rà soát toàn bộ lại chung cư sau dư chấn động đất
Sau khi hàng trăm căn hộ bị nứt tường, bong tróc nền nghi do rung chấn động đất, Bộ Xây dựng đã yêu cầu TP.HCM rà soát lại toàn bộ chung cư trên địa bàn.
Tiêu chuẩn chống động đất ở các nhà cao tầng tại Việt Nam ra sao?
Dư luận đặt câu hỏi liệu có thể xảy ra động đất tại Hà Nội, TP HCM và khả năng chống đỡ của các tòa nhà cao tầng trong trường hợp có rung chấn lớn xảy ra.
Ghi nhận 3 trận động đất liên tiếp ở Kon Tum
Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Các Khoa học Trái đất, đã ghi nhận 3 trận động đất liên tiếp tại Kon Tum trong sáng nay 31/3.
Thủ tướng chỉ đạo xử lý dứt điểm 1.533 dự án vướng mắc
Theo yêu cầu của Thủ tướng việc xử lý các dự án vướng mắc không che giấu, không bỏ sót, không để lọt sai phạm, không để thất thoát tài sản nhà nước nhưng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng: Quyết tâm xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Chung cư tại TP HCM rạn nứt nghi do ảnh hưởng động đất ở Myanmar
Sau rung chấn của trận động đất hơn 7 độ tại Myanmar, hơn 300 căn hộ chung cư Diamond Riverside tại TP HCM bị nứt tường bong tróc nền gạch.
Dự báo về diễn biến bão, áp thấp nhiệt đới trong năm 2025
Thời tiết, khí hậu năm 2025, đặc biệt là các loại hình thiên tai như bão, mưa lớn, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn sẽ xảy ra ở mức trung bình so với mọi năm.
Cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm ở nhiều khu vực
Cục Lâm nghiệp và Kiểm Lâm cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm đối với 27 khu vực rừng, tập trung tại khu vực phía Bắc và một số tỉnh phía Nam.
Hỗ trợ 100 tỉ đồng cho một tỉnh giảm sau sáp nhập
Ngân sách trung ương dự kiến hỗ trợ một lần cho địa phương với định mức 100 tỉ đồng cho một tỉnh giảm sau sáp nhập, 500 triệu đồng cho một xã giảm sau sáp nhập.