Gọi vốn thành công cần nhiều yếu tố then chốt
Kế hoạch phát triển, hiệu quả dự án, cân bằng nhân sự được xem là một trong những yếu tố then chốt giúp startup gọi vốn thành công trong quá trình phát triển.
Trong khuôn khổ hội thảo “Thăm khám sức khỏe startup” của Viet Solutions được tổ chức tại TP.HCM, đại diện các quỹ đầu tư đã nêu một số kinh nghiệm, được xem là bí kíp để giúp các công ty khởi nghiệp có thể gọi vốn thành công.
Các chuyên gia cũng đã nhấn mạnh về kế hoạch phát triển, hiệu quả dự án, tâm huyết thực hiện bên cạnh cân bằng nhân sự được xem là điều cần thiết cốt lõi.
Ông Võ Trần Đình Hiếu, đại diện quỹ Viisa cho biết, nguyên tắc 50/50 được nhiều nhà sáng lập khởi nghiệp chọn là phương án áp dụng trong giai đoạn ban đầu phát triển của công ty.

Cụ thể, một nửa tâm huyết dành cho công ty để giúp công ty tồn tại. Một nửa dồn hết lực để thử sức mình nhằm đưa công ty khác biệt hơn.
Nhà sáng lập nên bày tỏ các khát vọng, hiệu quả, những điều muốn thử sức để nhà đầu tư thấy được sự hấp dẫn của ý tưởng và "xuống tiền".
Với bà Lê Huỳnh Kim Ngân - đại diện quỹ mạo hiểm ThinkZone với 60 triệu USD, 3 yếu tố quan sát được bà chú ý và đánh giá cao nhà sáng lập trước khi quyết định rót tiền. Đó chính là tầm nhìn, yếu tố vĩ mô và xu hướng thị trường, bên cạnh khả năng thực thi của nhà sáng lập.
“Nhà sáng lập cần cháy hết mình để người thật việc thật vì những người làm thật mới có thể trả lời chính xác cho mục tiêu của mình. Nếu ngay cả nhà sáng lập công ty còn không dám đặt cược vào công ty của mình thì không ai dám đầu tư cả”, bà Ngân chia sẻ.

TP.HCM có khoảng 2.000 startup. Trong đó, hoạt động lĩnh vực công nghệ thông tin chiếm đến 65%. Theo thống kê, tổng vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2021 đạt mức kỷ lục với hơn 1,4 tỷ USD, phần lớn là các doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP.HCM.
Viet Solutions là cuộc thi do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, Cục Chuyển đổi số Quốc gia và Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel đồng tổ chức nhằm tìm kiếm giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Trong mùa giải năm 2022, Viet Solutions mở rộng đối tượng tham gia dự thi bao gồm cả những dự án Startup về cộng đồng, bên cạnh những giải pháp về công nghệ. Ngoài mục tiêu tìm kiếm những giải pháp đột phá về ý tưởng, mùa giải năm nay sẽ chú trọng hơn đến tính thực chiến, tập trung giải quyết vấn đề khó khăn trong hoạt động vận hành thực tiễn của Startup. Viet Solutions 2022 được tổ chức thành 3 vòng thi, gồm vòng sơ loại, vòng bán kết và vòng chung kết. Tổng cộng sẽ có 9 giải thưởng, mỗi giải trị giá 200 triệu đồng. Tổng giá trị các giải thưởng là 1,8 tỷ đồng.
TIN LIÊN QUAN

Đột phá trí tuệ nhân tạo, góc nhìn từ Chat GPT
30/11/2023, 10:47
Tiến lên môi trường số toàn trình và câu chuyện nguồn nhân lực
27/11/2023, 05:41
'Điểm tên' những hệ thống giám sát online tại Việt Nam
25/11/2023, 09:05
Vận hành 'giám sát online' để hướng đến phát triển bền vững
24/11/2023, 09:05
Khi cường quốc dầu khí tham vọng với năng lượng tái tạo
22/11/2023, 09:08
Mộc Châu đẩy mạnh chuyển đổi số
18/11/2023, 06:32
Sổ sức khỏe điện tử tại Hà Nội bao giờ triển khai?
15/11/2023, 09:19
Hà Nội biến Tháp nước Hàng Đậu thành không gian nghệ thuật
13/11/2023, 15:05Qualcomm ra mắt AI tạo sinh đột phá cho nhiều thiết bị
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Snapdragon diễn ra từ 24 - 26/10 tại Hawaii (Mỹ), Qualcomm đã mở ra một kỷ nguyên AI trên thiết bị mới khi ra mắt các nền tảng thế hệ cao cấp dành cho PC chạy Windows 11 và thiết bị di động được thiết kế nhằm nâng cao trải nghiệm AI tạo sinh.
Các giải pháp trong việc phát triển công trình xanh
Ngày 18/10, Viện Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng tổ chức hội thảo "Chi phí đầu tư và vận hành công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng" nhằm đưa ra các giải pháp để có thể giúp các chủ đầu tư vừa giảm chi phí đầu tư, giảm chi phí vận hành, lại vừa đạt được công trình bền vững hiệu quả.
'Choáng ngợp' với khối lượng bụi xâm nhập vào bầu khí quyển mỗi năm
Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), mỗi năm có khoảng 2 tỉ tấn bụi xâm nhập bầu khí quyển, làm bầu trời tối đen và gây hại cho chất lượng không khí ở những khu vực cách xa hàng nghìn km.
Phát triển đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đồng bộ, hiện đại, phù hợp xu thế của thế giới
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 420/TB-VPCP ngày 18/10/2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Trưởng ban Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.
Đẩy mạnh nghiên cứu cát biển thay thế cát sông trong san lấp
Trước nhu cầu sử dụng cát sông san lấp mặt bằng cho các dự án giao thông trọng điểm, Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) đang nghiên cứu đề xuất dùng cát biển thay thế. Tuy nhiên phương án này gây ra không ít ý kiến trái chiều.
Chuyên gia cảnh báo thời tiết cực đoan đang đe dọa toàn cầu
Các nhà khoa học quốc tế cho rằng, biến đổi khí hậu do con người gây ra là nhân tố chính dẫn đến các đợt nắng nóng cực đoan trên khắp Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Quốc trong tháng 7 này.
Khơi thông chính sách phát triển khí LNG - chìa khóa an ninh năng lượng và phát triển bền vững
Theo giới chuyên gia, khí thiên nhiên hóa lỏng LNG (Liquefied Natural Gas) là một giải pháp quan trọng để đáp ứng nhu cầu năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Nhất là trong bối cảnh nhu cầu điện tăng “nóng” như hiện nay và yêu cầu phát triển đồng bộ, hợp lý, đa dạng hoá các nguồn năng lượng theo đúng tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Đề xuất loạt cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà
Trong Dự thảo quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp tại Việt Nam, Bộ Công Thương đưa ra cơ chế hỗ trợ cho điện mặt trời mái nhà và các yêu cầu.
Đông Nam Á thiết lập 'hàng rào bảo vệ' đối với trí thông minh nhân tạo
Các quốc gia Đông Nam Á đang xây dựng bộ quy tắc quản trị và đạo đức mới cho trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm áp đặt “các rào cản” lên dòng công nghệ đang bùng nổ này. Năm quan chức hiểu rõ trực tiếp về vấn đề này đã xác nhận thông tin trên với Reuters.