Chủ nhật, 05/01/2020, 05:42 AM
  • Click để copy

'Ông lớn' HUD và VICEM phải cổ phần hoá trong năm 2020

Theo Bộ Xây dựng, Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (Hud) và Tổng công ty Xi măng (Vicem) thực hiện cổ phần hóa trong năm nay.

Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) phải cổ phần hóa trong 2020.
Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) phải cổ phần hóa trong 2020.

Mới đây, Bộ Xây dựng đã rà soát, điều chỉnh tiến độ và đề xuất được Thủ tướng chấp thuận phê duyệt danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020.

Theo đó, Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) và Tổng công ty Xi măng (VICEM) sẽ phải thực hiện cổ phần hóa trong năm nay. 

Kế hoạch được đưa ra là: Vicem thuộc danh mục thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020, nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ.

Tổng công ty Hud thuộc doanh mục thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020, nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không nắm giữ.

Bộ Xây dựng cũng đã hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của HUD đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và Đề án tái cơ cấu VICEM giai đoạn 2021- 2025.

Đối với HUD, doanh nghiệp này cũng đang tập trung hoàn thành phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất, phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa và giá trị đất cụ thể để xác định quyền sử dụng đất theo quy định.

Thế nhưng, với đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, có nhiều dự án trải khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước, HUD đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc hoàn thành phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất; phương án sử dụng đất và giá đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp theo quy định về sắp xếp, xử lý tài sản công, cổ phần hóa.

Trong khi đó, Vicem cũng đã hoàn thành xác định doanh nghiệp từ 1/10/2018. Kiểm toán Nhà nước cũng đã hoàn thành kiểm toán kết quả xác định giá trị doanh nghiệp.

Tuy nhiên, kể cả đơn vị được đánh giá là thực hiện cổ phần hóa nhanh gọn như Vicem cũng đang phải tập trung xử lý một số tồn tại liên quan đến phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất cũng như phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa, giá đất cụ thể theo quy định.

Vào 2017, trong 16 doanh nghiệp Bộ Xây dựng được giao làm đại diện chủ sở hữu, 12 tổng công ty đến nay đã hoàn thành cổ phần hóa, 4 đơn vị tiếp tục thực hiện chủ tương thoái vốn theo lộ trình.

4 doanh nghiệp này gồm các Tổng công ty: Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO), Sông Đà, Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) và Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM).

Thời điểm đó, HUD và Vicem do khó khăn trong việc xác định giá trị tài sản doanh nghiệp, nên Bộ Xây dựng đẫ đề xuất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh kế hoạch cổ phần hóa đối với Tổng Cty Đầu tư phát triển nhà và đô thị và Tổng Cty Công nghiệp Xi măng Việt Nam vào năm sau (tức 2018).

Tuy nhiên, việc sở hữu nhiều dự án với diện tích đất đai lớn là vấn đề mấu chốt dẫn đến những vướng mắc trong xác định giá trị tài sản, xây dựng kế hoạch cổ phần hóa tại HUD.

Trước đó, tháng 8/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt danh mục 93 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. 

Trong danh sách này, 4 doanh nghiệp phải cổ phần hóa theo hướng nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - công ty mẹ (TKV), Tổng công ty Lương thực miền Bắc (VinaFood 1), Công ty TNHH một thành viên Khoáng sản.

Có 62 doanh nghiệp cổ phần hóa, nhà nước giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ. Nhóm này gồm một số doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Cà phê, Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem), Tổng công ty Vận tải Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị (UDIC)...

Có 27 doanh nghiệp cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không giữ cổ phần như Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), Tổng công ty Giấy Việt Nam, Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)... 

 

Thừa Thiên Huế kêu gọi đầu tư Khu Tổ hợp Khách sạn cao cấp và dịch vụ Nhà hàng ẩm thực truyền thống ở khu đất trung tâm thành phố

Dự án nằm trên trục đường Lê Lợi có diện tích khoảng 599,65 m2, với tổng mức đầu tư dự án tối thiểu 25 tỷ đồng.

 

Phan Văn Anh Vũ đề nghị không gọi là Vũ 'nhôm', phủ nhận quan hệ với lãnh đạo Đà Nẵng

Trình bày trước tòa, Phan Văn Anh Vũ đề nghị không gọi mình là Vũ "nhôm" đồng thời khẳng định không có quan hệ nào với lãnh đạo TP Đà Nẵng.

Link gốc: https://baosuckhoecongdong.vn/ong-lon-hud-va-vicem-phai-co-phan-hoa-trong-nam-2020-148272.html